Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Điều trị đúng cách nấm lưỡi ở trẻ 2 tháng tuổi

Ngày 11/08/2022
Kích thước chữ

Nấm lưỡi ở trẻ 2 tháng tuổi, nấm miệng là một bệnh thường xảy ra trên lưỡi ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi. Nấm miệng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Điều này khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy nguyên nhân từ đâu trẻ bị nấm lưỡi và nên làm gì khi trẻ bị nấm lưỡi?

Ở trẻ nhỏ, việc bú sữa mẹ sẽ khiến miệng dễ bị đóng cặn sữa và gây nấm miệng. Do đó rơ lưỡi là điều cần thiết mỗi ngày để giúp trẻ làm sạch khoang miệng và ăn ngon miệng hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ biết cách rơ lưỡi đúng cho bé để phòng ngừa căn bệnh nấm lưỡi ở trẻ 2 tháng tuổi.

Nấm lưỡi ở trẻ 2 tháng tuổi

Nấm miệng hay còn gọi là nấm lưỡi ở trẻ em là những đốm màu trắng sữa xuất hiện trên niêm mạc lưỡi. Trong giai đoạn đầu, nấm miệng chỉ là những chấm nhỏ màu trắng nhỏ, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể phát triển nhanh chóng, lan khắp lưỡi và má.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh là nấm Candida, đây là một loại ký sinh trùng trong khoang miệng của trẻ em và được tìm thấy ở 20% trẻ khỏe mạnh. Chúng thường không gây hại cho trẻ em, nhưng khi gặp điều kiện thích hợp chúng sẽ phát triển nhanh chóng và gây bệnh nấm lưỡi.

  • Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị nấm lưỡi vì sức đề kháng yếu hoặc trẻ bị nhiễm từ bên ngoài.
  • Trẻ sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên: Thuốc kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong miệng. Điều này tạo cơ hội cho nấm lưỡi phát triển, phá vỡ sự cân bằng của hệ vi sinh, dẫn đến trẻ bị nấm lưỡi. 
  • Sử dụng corticosteroid dạng xịt để điều trị hen suyễn, viêm mũi dị ứng: Tác dụng phụ của corticosteroid là ức chế miễn dịch và gây nhiễm nấm ở khoang miệng, lưỡi,… 
  • Bé có hệ miễn dịch kém: Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, khiến nấm trên lưỡi có cơ hội sinh sôi nhanh chóng. 
  • Người mẹ bị nhiễm nấm Candida âm đạo: Nếu trong quá trình mang thai mẹ bị nấm âm đạo không điều trị dứt điểm khi sinh, con có thể bị nhiễm nấm.
  • Trẻ thường bú bình hoặc dùng chung đồ dùng với mẹ: Trẻ bị nhiễm nấm do thói quen ngậm những đồ chơi, ti giả chứa nấm.

Nên làm gì khi trẻ bị nấm lưỡi?

Sử dụng thuốc chống nấm

Sử dụng các loại thuốc có dạng bột, gel hoặc dạng kem với thành phần hoạt chất ngăn ngừa sự phát triển của nấm Candida albicans có thể hạn chế tình trạng nấm lưỡi ở trẻ trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường có một số tác dụng phụ khiến trẻ buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt,… Các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ nên chọn loại thuốc bôi phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Nên làm gì khi nấm lưỡi ở trẻ 2 tháng tuổi? Hướng dẫn cách rơ lưỡi 1 Thuốc chống nấm Nystatin dùng theo hướng dẫn của bác sĩ chỉ định

Dùng thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ

Các mẹ cần lưu ý sử dụng thuốc đúng cách. Theo đó, đối với trường hợp trẻ 2 tuổi, mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ 4 lần/ngày. Nhớ đọc kỹ hướng dẫn và tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ để dùng liều lượng thuốc phù hợp cho bé. Đặc biệt, hãy chỉ cho trẻ cách không nuốt thuốc quá sớm mà giữ thuốc trên lưỡi càng lâu càng tốt. Thời gian tối thiểu trẻ cần dùng thuốc trị nấm lưỡi là hơn 1 tuần.

Khám bác sĩ

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, ngay khi nghi ngờ nấm lưỡi ở trẻ dưới 2 tuổi, mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ làm một số xét nghiệm cần thiết và đưa ra chỉ định phù hợp nhất để điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ em.

Nên làm gì khi nấm lưỡi ở trẻ 2 tháng tuổi? Hướng dẫn cách rơ lưỡi 2 Khi có dấu hiệu nấm lưỡi ở trẻ 2 tháng tuổi nên đưa trẻ đi khám, không tự mua thuốc điều trị tại nhà

Cách chăm sóc miệng, lưỡi cho trẻ

Bề mặt lưỡi của trẻ sơ sinh chứa nhiều vi sinh vật, nếu lâu ngày không vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho nấm miệng hình thành. Điều này khiến trẻ có biểu hiện biếng ăn và bỏ bú, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng. Vì vậy, việc rơ lưỡi hay vệ sinh miệng hằng ngày cho trẻ, loại bỏ vi khuẩn có hại để trẻ phát triển khỏe mạnh là điều vô cùng cần thiết.

Rơ lưỡi đúng cách cho trẻ dưới 1 tuổi

Cần tuân thủ trình tự các bước khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh. Rơ lưỡi cho trẻ dưới 4 tháng tuổi thường sử dụng nước muối sinh lý. Tuyệt đối không cạo các mảng trắng trên lưỡi trẻ vì dễ bị nhiễm trùng và chảy máu. Thay vào đó ba mẹ sử dụng gạc vô trùng để thay thế như sau:

  • Mẹ nên rửa tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho bé. Tránh nôn trớ khi vệ sinh nên thực hiện sau khi bé ăn ít nhất 2 tiếng. 
  • Cuốn băng gạc vô trùng lên ngón tay, sau đó thấm một chút nước muối sinh lý.
  • Ôm trẻ vào lòng với đầu trẻ ngửa. Đặt ngón tay của bạn lên môi trẻ để tách miệng trẻ. Từ từ rơ xung quanh miệng trẻ, từ vòm miệng đến nướu và cuối cùng là làm sạch lưỡi.
  • Xoay ngón tay nhẹ nhàng làm sạch hai bên trong má, nướu và răng, sau đó nhẹ nhàng chà xát bề mặt của lưỡi. Phải hết sức nhẹ nhàng, nếu không trẻ dễ bị nôn trớ. 

Nên rơ lưỡi bao nhiêu lần một ngày là tốt nhất?

Rơ lưỡi là điều ba mẹ cần lưu ý để chăm sóc răng miệng cho trẻ tốt nhất, mức độ vệ sinh tùy thuộc vào từng trường hợp như sau: 

  • Đối với trẻ bú sữa công thức: Trẻ bú sữa công thức nên được rơ lưỡi thường xuyên hơn các hình thức bú sữa khác. Vì sữa dễ đóng cặn dẫn đến viêm lưỡi, tưa lưỡi. Ba mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ bú sữa công thức sau 2 giờ uống, mỗi ngày 2 lần.
  • Đối với trẻ hoàn toàn bú sữa mẹ: Khi trẻ chỉ bú sữa mẹ thì chủ yếu tiếp xúc với núm vú và sữa ít bị đóng cặn hơn. Do đó mẹ có thể rơ lưỡi cho trẻ 1 lần/ngày hoặc 2 ngày/lần. 
  • Đối với trẻ vừa bú sữa mẹ vừa uống sữa công thức: Nếu trẻ bú sữa mẹ kết hợp với sữa công thức thì mẹ nên nhớ là phải rơ lưỡi cho trẻ 1 lần/ngày.
Nên làm gì khi nấm lưỡi ở trẻ 2 tháng tuổi? Hướng dẫn cách rơ lưỡi 3 Rơ lưỡi cho trẻ mỗi ngày để bảo vệ khoang miệng sạch sẽ không để nấm miệng phát triển

Nấm lưỡi ở trẻ 2 tháng tuổi có thể làm ảnh hưởng đến khả năng bú sữa và hấp thụ dinh dưỡng của bé. Vì vậy, mẹ cần giữ cho lưỡi và khoang miệng của bé luôn sạch sẽ để trẻ cảm nhận được trọn vẹn hương vị của sữa, đồng thời chăm sóc và điều trị đúng cách khi trẻ bị nấm lưỡi.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin