Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh nấm miệng ở trẻ 1 tuổi là tình trạng niêm mạc lưỡi và miệng bị tổn thương chủ yếu do sự tích tụ quá nhiều của vi nấm Candida albicans. Vậy những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm miệng ở trẻ? Cách xử lý như thế nào?
Nấm miệng là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với triệu chứng phổ biến là xuất hiện các chấm trắng hình thành trên đầu lưỡi của trẻ. Các chấm trắng này to dần theo thời gian và tạo thành một lớp màng trắng bao phủ toàn bộ bề mặt lưỡi, bám mạnh vào niêm mạc, gây khó chịu, thường làm trẻ quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn. Dưới đây là một số mẹo để điều trị nấm miệng ở trẻ em từ nguyên liệu tự nhiên có thể áp dụng ngay tại nhà.
Nguyên nhân chính là do vi nấm Candida albicans, thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu, đặc biệt là trẻ sinh non. Đôi khi trẻ bị nhiễm trùng ngay sau khi sinh do mẹ bị nhiễm nấm âm đạo.
Nấm trên lưỡi hoặc trong miệng cũng có thể xảy ra ở trẻ nếu trẻ phải dùng kháng sinh trong thời gian dài. Vì khi đó thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt vi khuẩn có lợi và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển trong khoang miệng.
Nấm miệng cũng có thể bắt nguồn từ từ núm vú giả, dụng cụ pha sữa, núm vú của mẹ hoặc sau khi bú, bé không được vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Bã sữa ứ đọng lâu ngày lên men tạo điều kiện cho nấm Candida albicans phát triển và gây bệnh.
Nấm miệng nhẹ, thường không gây nguy hiểm cho trẻ em. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng và có thể gặp phải các biến chứng như:
Miệng trẻ có những nốt mẩn đỏ lan rộng khắp niêm mạc miệng hoặc khu trú ở mọi vùng trong miệng, trên lưỡi, lợi, môi, xung quanh bên trong má,... Trẻ có cảm giác khô, nóng trong miệng, khó chịu,... Ở trẻ sơ sinh, bệnh chuyển biến nặng có thể gây đau khi bú, khiến trẻ bỏ bú và suy nhược cơ thể.
Có thể gây loét vùng má và “ăn vào” xương hàm. Bệnh xảy ra sau một đợt nhiễm siêu vi chẳng hạn như bệnh sởi hoặc không vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ. Biến chứng này thường xảy ra ở những trẻ nhỏ gầy yếu, sức đề kháng kém, thể trạng yếu. Nếu bệnh để lâu, nấm có thể xâm nhập vào hệ tiêu hóa và phổi, gây viêm phổi, tiêu chảy ở trẻ.
Tuy là bệnh lý lành tính nhưng không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ mà cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn và điều trị đúng cách. Thông thường một số loại thuốc trị nấm được bác sĩ chỉ định là: Dung dịch nystatin, kem Miconazone,… Ba mẹ phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ. Không dùng dụng cụ cạo lưỡi cho trẻ, để không làm tổn thương niêm mạc của lưỡi và miệng.
Lấy một nắm lá rau ngót, rửa sạch, đun với nước muối pha loãng, đợi nước nguội thì lọc lấy phần nước, dùng nước này để rơ lưỡi cho bé vào buổi sáng và tối. Không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, rau ngót còn giúp loại bỏ mảng bám trên lưỡi bé hiệu quả và an toàn.
Tuy nhiên, cách chữa tưa lưỡi bằng rau ngót chỉ nên áp dụng cho trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên. Vì rau ngót có thể gây kích ứng ruột, khó tiêu, đi tiểu nhiều lần, thậm chí gây ngộ độc cho trẻ.
Lá hẹ rửa sạch, giã nát rồi cho vào ít nước sôi vào khuấy đều, lọc lấy nước. Mẹ dùng nước này rơ lưỡi cho bé ngày 2 lần sáng và tối, có tác dụng kháng khuẩn, vệ sinh khoang miệng rất an toàn cho bé.
Rửa sạch lá trà xanh, đun sôi với nước sạch và vài hạt muối trong vài phút để lá trà tiết tinh chất ra nước, sau đó để nước trà nguội rồi lấy nước này rơ lưỡi cho bé hằng ngày.
Trong lá trà xanh có chứa chất khử trùng tự nhiên nên rất tốt để trị tưa lưỡi cho trẻ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với các bé từ 6 tháng tuổi trở lên.
Các mẹ có thể tự pha nước muối tại nhà hoặc mua nước sinh lý để rơ lưỡi cho bé. Đây là phương pháp chữa nấm miệng đơn giản mà có hiệu quả. Trong trường hợp mẹ đã áp dụng tất cả các cách chữa nấm trên mà bệnh vẫn không khỏi thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và có phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Khi rơ lưỡi cho trẻ, bạn cần lưu ý một số điểm:
Để phòng ngừa nấm lưỡi cho trẻ, mẹ và bé cần thực hiện đồng thời những việc sau:
Đối với trẻ:
Đối với mẹ:
Nấm miệng ở trẻ 1 tuổi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để lâu có thể khiến trẻ khó chịu khi ăn uống và lâu ngày có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nên các mẹ cần lưu ý phát hiện và đưa trẻ đến bệnh viện điều trị kịp thời.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.