Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cảm sốt ở trẻ em không nguy hiểm nhưng những quan niệm sai lầm về cách chữa cảm sốt của bố mẹ có thể làm bệnh tình ở trẻ nặng thêm, dẫn đến những biến
Trẻ em bị cảm sốt thường mệt mỏi, không chịu ngủ yên, kén ăn và quấy khóc. Một số trường hợp còn bị co giật vì sự thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột. Điều này khiến bố mẹ cảm thấy lo lắng, hoảng loạn và dễ dẫn đến các sai lầm khi chữa cảm sốt cho trẻ em thường gặp sau:
Theo các chuyên gia Nhi khoa, sốt không phải là bệnh lý. Nó thực chất là kết quả tích cực của cơ thể khi chống lại các tác nhân viêm nhiễm. Sốt làm giảm sự phát triển của vi khuẩn, vi rút, thúc đẩy sản sinh Neutrophil, T-Lymphocyte tăng sức đề kháng của cơ thể. Nhiệt độ sốt không phải lúc nào cũng liên hệ với mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Sốt thực chất rất an toàn. Cơ thể trẻ vẫn đang làm chủ thân nhiệt và dù bố mẹ có làm gì, nhiệt độ của trẻ vẫn dao động lên xuống. Đừng đánh thức trẻ dậy để uống thuốc hay lo lắng thái quá khi bé sốt uống thuốc không hạ. Vì giấc ngủ quan trọng hơn khi trẻ bị sốt.
Bố mẹ nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cho trẻ. Nhưng một lần một ngày là đủ để bố mẹ nắm bắt được tình hình sức khỏe của trẻ. Đo nhiệt độ nhiều lần sẽ khiến trẻ mệt mỏi, đồng thời, cũng làm bố mẹ căng thẳng hơn.
Khi đo nhiệt độ, bố mẹ nên dùng nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử đặt ở miệng hoặc ở hậu môn của trẻ. Cách lấy nhiệt độ ở tai, thái dương bằng miếng dán điện tử thường không chính xác.
Khi trẻ sốt, bố mẹ thường bỏ qua việc vệ sinh cơ thể cho trẻ vì sợ sẽ bị nhiễm lạnh và sốt cao thêm. Nhưng thực tế, tắm hoặc lau người bằng nước ấm là cách điều trị khi trẻ bị sốt nên làm bởi nó giúp giảm nhiệt độ và khiến bé cảm thấy thoải mái hơn. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, không tắm còn tạo ra nguy cơ nhiễm trùng da ở trẻ.
Mục tiêu cần làm của bố mẹ là giúp trẻ thấy dễ chịu hơn chứ không phải là hạ sốt. Tâm lý lo lắng thường khiến bố mẹ gặp sai lầm này và cố gắng mọi cách để giảm thân nhiệt trẻ. Đánh gió bằng rượu có thể làm da trẻ bị kích ứng. Hay sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ ngay lập tức mà không đúng chủng loại, liều lượng có thể làm trẻ bị sốc thuốc, ngộ độc thuốc, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Để hạ sốt, bố mẹ có thể chườm khăn nóng bằng nhiệt độ nước tắm vào nách hoặc bẹn của trẻ.
Cho trẻ mặc quần áo mỏng và tắm nước ấm sẽ giúp giảm thân nhiệt cho trẻ.
Thường xuyên cho trẻ uống nước cam, nước chanh, nước lọc ấm hoặc oresol. Uống đủ nước là điều quan trọng nhất cần chú ý khi trẻ bị sốt.
Chỉ dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi trẻ cảm thấy khó chịu. Khi trẻ thức, hãy cho trẻ dùng các loại thuốc dạng uống (gói, viên nang, viên sủi, siro). Khi trẻ ngủ, bố mẹ có thể sử dụng viên đặt hậu môn. Trước khi dùng thuốc, bố mẹ nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
Nếu thân nhiệt trẻ tăng cao bố mẹ không nên hoảng hốt đưa trẻ đi cấp cứu ngay. Thay vào đó, bố mẹ cần bĩnh tĩnh theo dõi các triệu chứng và chỉ khi có vấn đề bất thường mới đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị, còn không thì chữa bệnh tại nhà vẫn là tốt nhất.
Linh Lan
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.