Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách chữa hắc lào ăn vào máu lâu năm, dấu hiệu nhận biết hắc lào mãn tính

Ngày 06/06/2022
Kích thước chữ

Cách chữa hắc lào ăn vào máu sao cho an toàn và dứt điểm là câu hỏi vô cùng quan trọng mà người bệnh cần phải chủ động tìm hiểu kỹ lưỡng khi phát hiện bản thân có các dấu hiệu đầu tiên.

Hắc lào ăn vào máu được gây ra bởi nhóm nấm sợi Dermatophytes. Khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng lớn tới đời sống hằng ngày, gây khó khăn trong sinh hoạt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý hắc lào ăn vào máu như vệ sinh kém, lây qua đường tình dục,… cũng là nguyên nhân giúp các loại nấm, vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, phát triển và gây bệnh.

Vậy người bệnh có thể lựa chọn cách chữa hắc lào ăn vào máu như thế nào để mau chóng phục hồi và trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường? Cần có chế độ kiêng cữ như thế nào để tránh tái phát? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây:

GIẢI ĐÁP cách chữa hắc lào ăn vào máu lâu năm. Dấu hiệu nhận biết hắc lào mãn tính 1

Cách chữa hắc lào ăn vào máu dứt điểm mất bao lâu?

Một số biểu hiện nhận biết đã bị hắc lào ăn vào máu

Hắc lào ăn vào máu thực chất là một dạng bệnh lý mãn tính. Người bệnh đã từng mắc phải hắc lào rồi và bị kéo dài dai dẳng, dễ tái phát nhiều lần khi gặp thời tiết nóng bức. Các loại vi nấm thuộc nhóm Dermatophytes bắt đầu sinh sôi trở lại và tấn công da.

Sự xuất hiện dễ biết nhất là khi vệ sinh không đúng hoặc sử dụng các loại thực phẩm kiêng kị, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa dữ dội. Chúng sẽ có dạng hình nấm tròn, bong tróc trên bề mặt da, có thể kèm theo mẩn đỏ, mụn nước.

Gây ra tình trạng ngứa ngáy, đỏ một vùng da gây mất thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống suy giảm nhanh chóng. Đặc biệt khi về đêm hoặc thời tiết oi bức, cơ thể tiết nhiều mồ hôi, vi khuẩn thường dễ sinh sôi tại các khu vực như mông, bẹn, dưới cánh tay và có thể sẽ lan rộng toàn thân khi không điều trị kịp thời.

Đối với hắc lào ăn vào máu, mỗi lần tái phát nó sẽ phát triển vi nấm ở nhiều vùng da khác. Khó xác định và điều trị tập trung dứt điểm.

Hắc lào ăn vào máu có nguy hiểm đến tính mạng không?

Nếu không may bị mắc phải hắc lào mãn tính thì liệu có nguy hiểm đến tính mạng không? Thật ra căn bệnh hắc lào cấp độ nhẹ sẽ không gây nguy hiểm cho người mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu không chữa trị dứt điểm, sẽ dẫn tới cấp độ nặng hơn là hắc lào mãn tính và sẽ kèm theo 2 tác hại dưới đây.

Gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Hắc lào ăn vào máu sẽ có những cơn ngứa ngáy nhiều hơn và đau rát dữ dội gây phồng rộp da. Điều này làm người bệnh cảm thấy tự ti, mất đi thẩm mỹ, sự tự tin, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống.

Một số biến chứng mà hắc lào ăn vào máu để lại nếu không chữa kịp thời:

  • Xảy ra bội nhiễm: Bệnh sẽ lan rộng nhiều nơi trên cơ thể, viêm mô tế bào ở lớp sâu nhất của da.
  • Để lại thâm sẹo: Hắc lào ăn vào máu sẽ khiến da tổn thương nghiêm trọng, dễ bị nhiễm trùng và lở loét trên bề mặt da. Cuối cùng là những vết tích thâm sẹo mất đi thẩm mỹ.
  • Bị chàm hóa: Đây được xem là biến chứng nặng nhất của hắc lào mãn tính. Vùng da bị bệnh sẽ trở nên thô ráp, thâm sạm, kèm theo dịch mủ. Khó tái tạo và phục hồi như ban đầu.

GIẢI ĐÁP cách chữa hắc lào ăn vào máu lâu năm. Dấu hiệu nhận biết hắc lào mãn tính 2

Hắc lào ăn vào máu có thể để lại nhiều di chứng và làm mất thẩm mỹ cho người bệnh.

Tái phát nhiều lần, có thể sống chung với bệnh suốt đời

Hắc lào mãn tính sẽ bị tái phát nhiều lần nếu bạn không tập trung chữa trị dứt điểm. Trầm trọng hơn, người bệnh sẽ phải sống chung với căn bệnh hắc lào mãn tính suốt đời, gây khó khăn khi điều trị.

Nếu để bệnh nhiễm nặng các tế bài khuẩn sẽ lan trực tiếp qua gen. Đặc biệt đối với phụ nữ khi mang thai mà không chữa trị dứt điểm, thai nhi có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Cách chữa hắc lào với 4 loại thuốc bôi ngoài da tốt nhất

Đối với hắc lào mãn tính, giai đoạn chữa trị phải tính bằng năm trở lên và ít nhất từ 3 năm để người bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Kể cả lúc trên da không còn xuất hiện vết đốm hắc lào, bạn vẫn phải tiếp tục quy trình điều trị. Sau đây là cách chữa hắc lào ăn vào máu với 4 tuýp thuốc hỗ trợ diệt tận gốc tế bào vi nấm hiệu quả, để chúng không thể tiếp tục sinh sản và tái phát trở lại.

Cồn B-S-I 2% trị nấm da, hắc lào

Dung dịch cồn BSI có màu đỏ, có thành phần chính Acid Benzoic, Acid Salicylic, Iod để điều trị hắc lào, nấm da. BSI là loại thuốc thường được sử dụng nhiều trong việc làm bong tróc lớp sừng da, đồng thời có tác dụng sát khuẩn nhẹ trước khi bôi thuốc lên da.

Nizoral Cream

Kem bôi trị hắc lào Nizoral Cream có thành phần chính từ Ketoconazole công dụng trong việc ức chế và tiêu diệt sự phát triển của vi nấm. Đồng thời giúp làm dịu da, giảm tình trạng ngứa ngáy.

Nizoral Cream được chỉ định sử dụng bôi ngoài da với các tình trạng nhiễm nấm ở bẹn, bàn chân, bàn tay, mông,... và điều trị lang ben.

Cồn Asa Trị Hắc Lào

Cồn Asa chuyên trị hắc lào cấp độ nhẹ và nặng với thành phần Axit acetylsalicylic và muối Natri salicylat có tác dụng tiêu diệt nấm sợi, hạn chế tình trạng viêm sưng, giảm ngứa rát vùng da bị bệnh.

GIẢI ĐÁP cách chữa hắc lào ăn vào máu lâu năm. Dấu hiệu nhận biết hắc lào mãn tính 3


Cách chữa hắc lào ăn vào máu bằng cồn ASA.

Natri salicylat còn giúp làm tróc lớp sừng ở da, giúp da thấm thuốc tốt hơn để tiêu diệt nấm với nồng độ cồn 70% hỗ trợ sát khuẩn vị trí da bị thương, ngăn ngừa viêm nhiễm, sưng mủ.

Thuốc xịt trị nấm Tezkin Gnpharma

Thuốc xịt trị hắc lào mãn tính Tezkin với thành phần Terbinafin HCl là một kháng nấm phổ rộng có tác dụng hỗ trợ diệt trừ hầu hết các loại nấm ở da, lang ben, móng tay,…

Có tác dụng làm suy yếu các sterol – chất cấu tạo nên màng tế bào nấm và phát vỡ các liên kết giữa chúng. Lau khô vùng da cần xịt, giữ sản phẩm với khoảng cách từ 5 - 10cm xịt vào vùng da bị tổn thương.

Các thông tin về sản phẩm thuốc chữa trị hắc lào ăn vào máu trên đây chỉ mang tính tham khảo. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc, người bệnh cần có sự tư vấn, hướng dẫn từ bác sĩ chuyên môn.

Cách chữa hắc lào ăn vào máu dù là phương pháp nào cũng đều đòi hỏi sự cố gắng kiên nhẫn chữa trị của người bệnh. Hắc lào một khi đã ăn vào máu thì người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng máu rất cao, nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế cần phải lưu ý đến cơ thể thường xuyên, nếu cảm thấy có điều gì bất thường phải chủ động thăm khám kịp thời để được hướng dẫn các biện pháp điều trị thích hợp.

Kim Ngân

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin