Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hắc lào là bệnh nấm da phổ biến, chúng thường gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu và mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Vậy cần làm gì khi bệnh hắc lào còn nhẹ? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Hắc lào là bệnh da liễu thường gặp ở những khu vực có khí hậu nóng ẩm. Bệnh sẽ bùng phát nhiều vào mùa hè, khi mà thời tiết nóng làm cơ thể đổ nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho các loại nấm gây bệnh phát triển mạnh mẽ.
Hắc lào là bệnh ngoài da do các loại nấm trichophyton, microsporum hay epidermophyton... gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở những vùng như vùng kín, nếp gấp kẽ lớn như kẽ bẹn, mông, vùng quanh thắt lưng...
Triệu chứng hắc lào nhẹ thường là bị ngứa da nhất là khi ra mồ hôi, đôi khi bị tróc vảy, bong tróc ở trên bề mặt da.
Tổn thương da khi bị hắc lào nhẹ:
Hắc lào có khả năng lây từ người này qua người khác qua tiếp xúc hoặc do dùng chung vật dụng cá nhân với người bị bệnh trong giai đoạn da người bệnh đang có các tổn thương như mẩn đỏ và bong tróc vảy da.
Hắc lào thường xuất hiện ở chân hoặc thân người, gây nhiều dạng tổn thương da khác nhau.
Thường bị nổi hắc lào ở mặt trong của đùi, bẹn. Màu da vùng bị hắc lào sẽ khác hoàn toàn so với vùng da khác. Các mảng bị nấm thường sẽ lây lan nhanh hơn ở các vùng da có nếp gấp, kèm theo ngứa, rát.
Hắc lào ở chân thường xuất hiện ở các kẽ ngón chân. Vùng da tổn thương sẽ bị cảm giác ngứa kèm theo có mùi hôi khó chịu.
Hắc lào có thể xuất hiện dưới chân tóc, chúng có thể lan rộng bằng cách lây lan trực tiếp qua các tế bào trên da đầu hay gián tiếp khi dùng chung lược, mũ với người bị bệnh. Triệu chứng hắc lào ở đầu là ngứa ngáy, khó chịu, có mùi hôi lạ hoặc rụng tóc rõ rệt. Trường hợp nặng hơn có thể xuất hiện mụn mủ, da đầu phồng rộp, sưng đau gây chảy nước và hoại tử da.
Hắc lào dạng đa sắc thường xuất hiện ở các vùng da sáng màu như mặt, lưng, cổ, ngực, cánh tay. Dạng hắc lào này vào giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu rõ ràng. Chỉ thấy rõ khi tổn thương bắt đầu có vảy, rõ bờ viền tạo thành các đốm nhỏ màu hồng hoặc nâu trên các vùng da và thấy ngứa.
Đối với các trường hợp hắc lào nhẹ, có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn dạng kem bôi, thuốc mỡ bôi da, hoặc bột trị nấm để điều trị. Tuy nhiên, người bệnh nên dùng các loại kem trị nấm được chỉ định bởi bác sĩ để đảm bảo an toàn. Nên điều trị hắc lào bằng các loại thuốc này trong vòng bảy ngày sau khi vùng da bị nhiễm bệnh đã được chữa khỏi để tránh bệnh tái phát.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định kê đơn các loại kem trị nấm để thoa lên vùng da bị nhiễm bệnh hoặc các loại thuốc uống trị nấm cho những trường hợp bị hắc lào nghiêm trọng hơn.
Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc trị hắc lào (như griseofulvin, terbinafine) cho các trường hợp nhiễm bệnh nghiêm trọng hoặc bệnh kéo dài. Khi được chỉ định dùng các loại thuốc này, bệnh nhân cần phải tuân thủ dùng thuốc đúng cách trong suốt quá trình điều trị. Nếu không, bệnh sẽ tái phát nhanh chóng.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, những loại thuốc này có thể làm biến đổi chức năng gan và bác sĩ sẽ yêu cầu bạn phải xét nghiệm để đảm bảo rằng chức năng gan vẫn bình thường. Khi đó, bác sĩ sẽ theo dõi liều lượng thuốc sử dụng trong suốt quá trình điều trị.
Tùy vào vị trí hắc lào xuất hiện mà thời gian điều trị có thể thay đổi. Bệnh nấm hắc lào toàn thân thường có chuyển biến trong vòng 4 tuần điều trị.
Hắc lào ở đùi thường được điều trị từ 2 đến 8 tuần, hắc lào da chân có thể mất nhiều thời gian điều trị hơn để cải thiện tình trạng tốt nhất. Bệnh nấm da đa sắc thường kéo dài điều trị từ 1 đến 2 tuần, đôi khi lên đến 1 tháng.
Hắc lào nhẹ là bệnh lý lành tính của da, thường không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh. Nếu bạn thấy mình hoặc người thân có những biểu hiện bất thường trên da thì nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Như Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.