Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc rèn luyện trí nhớ sớm cho trẻ nhỏ sẽ giúp nâng cao hiệu quả học tập, đồng thời giúp trẻ phát huy khả năng tư duy sáng tạo. Hiện nay, phương pháp dạy con siêu trí nhớ đang phổ biến. Vậy làm thế nào để tìm ra cách dạy con siêu trí nhớ hiệu quả là vấn đề các phụ huynh rất quan tâm.
Trí nhớ không tự nhiên mà có mà được hình thành và phát triển nhờ quá trình rèn luyện. Giai đoạn tốt nhất để phát triển tư duy trí não và nâng cao trí nhớ là thời điểm trẻ ở độ tuổi mầm non (từ 1 - 6 tuổi). Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu và một số cách dạy con siêu trí nhớ đơn giản, dễ thực hiện nhưng vô cùng hiệu quả sau đây.
Ba mẹ thường cho rằng bắt con mỗi ngày dung nạp một lượng lớn kiến thức là tốt. Quan niệm này lại phản tác dụng vì bé tiếp thu được hết kiến thức đã học nhưng lại không thể ghi nhớ hết khiến bé mất hứng thú học hành, chán nản và muốn bỏ cuộc.
Có hai yếu tố chính quyết định tài năng của một người là bẩm sinh và rèn luyện. Việc rèn luyện không phải chỉ thực hiện vài ngày hay vài tháng mà cần sự trau dồi thường xuyên, lâu dài mới chính là tiền đề vững chắc để tạo nên siêu trí nhớ cho trẻ khi lớn lên.
Theo chuyên gia về giáo dục Daniel Siegel, giai đoạn trẻ trước 6 tuổi được xem là "thời điểm vàng” để phát triển trí não và hoàn thiện các dây thần kinh trí nhớ đến hơn 70% vào lúc này và sau đó có xu hướng chậm dần.
Vì vậy, khi trẻ đang ở độ tuổi mầm non, ba mẹ đừng vội đánh giá nếu con có dấu hiệu "não cá vàng". Thay vào đó, hãy định hướng và tìm ra cách dạy con siêu trí nhớ phù hợp để rèn luyện ngay từ bây giờ.
Trẻ cần có trí nhớ tốt để tiếp thu kiến thức được học một cách tối ưu nhất. Tuy khả năng ghi nhớ ở mỗi trẻ không giống nhau nhưng hoàn toàn có thể cải thiện. Sau đây là 5 cách dạy con siêu trí nhớ mà ba mẹ có thể áp dụng:
Với phương pháp dạy trẻ nhận biết và ghi nhớ thông thường, trẻ sẽ không hứng thú với việc học. Cụ thể thì phương pháp học thuộc lòng một cách thụ động hay còn gọi là học vẹt được nhiều người áp dụng không đạt được hiệu quả vì sau vài ngày trẻ sẽ quên ngay những gì đã học.
Thay vào đó, ba mẹ nên nâng cao khả năng nhớ lâu hơn cho con thông qua các bài nhạc thiếu nhi vui nhộn để con hát theo, kể câu chuyện nào đó mà trẻ thích hay tương tác qua hình ảnh thực tế, tranh vẽ,… Vì hình ảnh giúp kích thích trẻ nhớ nhanh và lâu hơn.
Ngoài ra, sau khi trẻ vừa đọc hay nghe thông tin gì, hãy khuyến khích trẻ liên tưởng những điều đó dưới dạng hình ảnh trong tâm trí của trẻ, dần dần thói quen này sẽ hình thành nên ký ức dài hạn cho trẻ.
Theo một nhà tâm lý học người Mỹ, khi bạn liên tục đặt các câu hỏi cho trẻ từ 2 - 4 tuổi vừa giúp con tư duy tốt vừa dạy con rèn luyện trí nhớ rất hiệu quả. Sau khi đặt thật nhiều câu hỏi thú vị về các chủ đề mà các bé yêu thích, ba mẹ hãy kiên nhẫn cùng con trò chuyện hoặc nhớ lại những điều đã nói trước đó.
Khi tập trung vào câu hỏi, não bộ trẻ sẽ hình thành thói quen xử lý nhanh chóng để giải quyết vấn đề. Cách này cũng mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động trí nhớ dài hạn của trẻ. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên tạo môi trường học tập không có nhiều tiếng ồn khiến trẻ xao nhãng và quên nhanh.
Trẻ nhỏ thường tập trung không cao, tuy có thể tiếp nhận một lượng lớn thông tin nhưng trẻ cũng rất nhanh quên. Để giúp con ghi nhớ những điều đã học lâu hơn, ba mẹ nên dành thời gian cùng con nhắc lại kiến thức mỗi ngày trước khi con đi ngủ.
Việc lặp đi lặp lại thông tin chắc chắn sẽ giúp trẻ in sâu trong đầu. Ngoài ra, ba mẹ có thể sử dụng những mẫu giấy chi chú nhiều màu sắc để ghi lại kiến thức tóm tắt rồi dán lên những vị trí mà trẻ dễ thấy để giúp trẻ học mọi lúc mọi nơi một cách chủ động hơn.
Trẻ nhỏ luôn hứng thú với các trò chơi, vì thế ba mẹ có thể cho con chơi những trò chơi kích thích trí não mỗi ngày để con vừa học tập vừa chơi trong vui vẻ. Những trò chơi như giải đố, tìm kiếm hình ảnh giống nhau, lắp ráp, xếp hình, xếp các chữ cái hay con số,... sẽ giúp trẻ cải thiện trí nhớ đáng kể.
Một phương pháp khác giúp con ghi nhớ lâu chính là dạy con cách phân loại và liên tưởng đến sự việc thực tế trong cuộc sống. Ví dụ, nếu trẻ thích hoa hồng thì chúng ta nên khuyến khích và hướng dẫn con tìm hiểu thêm về các loại hoa khác như hoa sen, hoa cúc, hoa lan,… Ba mẹ cũng có thể gợi ý các sự vật xung quanh theo chủ đề có tính liên kết, ví dụ khi nói “trời nắng” ba mẹ gợi ý con nghĩ đến các từ liên quan như đội nón, đeo kính mát, uống nước,…
Lưu ý
Ngoài những cách dạy con siêu trí nhớ vừa được đề cập ở trên, ba mẹ cũng nên chú ý đảm bảo cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc và xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý với đầy đủ dưỡng chất tốt cho trí não của trẻ mỗi ngày như Axit folic, Omega 3, Vitamin B12,… giúp trẻ gia tăng khả năng tập trung nhằm tiếp thu nhiều thông tin và lưu trữ lâu hơn trong não bộ.
Trong quá trình giúp con rèn luyện trí nhớ, ba mẹ cần lưu ý một số điều như sau:
Tóm lại, việc cho trẻ rèn luyện trí nhớ từ sớm rất có lợi cho trẻ sau này. Do đó, ba mẹ đừng bỏ qua “thời gian vàng” rất quý báu này nhé. Trên đây chỉ là một số gợi ý để tham khảo, ba mẹ có thể tìm các cách dạy con siêu trí nhớ phù hợp với con hơn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.