Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Não cũng cần được tập luyện mỗi ngày để tăng khả năng ghi nhớ, tập trung. Tham khảo ngay 9 cách luyện trí nhớ để giúp bạn làm việc, học tập hiệu quả ngay hôm nay!
Bạn có trí nhớ kém và không thể nhớ được những thông tin quan trọng gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc? Đừng lo lắng vì vấn đề này do ảnh hưởng của tuổi tác và một phần đến từ những thay đổi chức năng bình thường của não. Tuy nhiên, điều này có thể được cải thiện nếu bạn học cách rèn luyện trí nhớ. Cùng thực hiện ngay 9 cách giúp bạn tăng khả năng ghi nhớ, tiếp nhận thông tin trong bài viết sau nhé!
Tình trạng tư duy giảm sút khiến người bệnh khó có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Đồng thời, khả năng mất tập trung, dễ quên thường dẫn đến nhiều phiền toái trong sinh hoạt như quên khóa cửa, quên tắt bếp, quên chìa khóa,...
Điều đáng lo ngại nhất khi chứng suy giảm trí nhớ liên tục kéo dài, cụ thể là hơn 3 năm thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Lúc này chúng dễ chuyển thành bệnh sa sút trí tuệ. Bộ não sẽ mất dần các chứng năng hoạt động, các tế bào não bị tổn thương khó có thể hồi phục. Điều này có thể gây teo não hoặc dẫn đến tình trạng tổn thương mạch máu não.
Nếu bạn nhận thấy mình đang có các dấu hiệu suy giảm trí nhớ thì đừng ngó lơ mà hãy thực hiện các việc rèn luyện trí nhớ, lấy lại khả năng tập trung bằng các cách đơn giản như sau:
Rèn luyện trí nhớ thường xuyên sẽ giúp bộ não có khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin tốt hơn. Do đó bạn cần phải lao động trí não thường xuyên bằng cách thử những hoạt động mới. Không nên theo những thói quen cũ mà hãy thử bước ra khỏi vùng an toàn, học hỏi thêm những điều mới và phát triển các kỹ năng mới cho bản thân.
Bài tập cần được thực hiện trong trạng thái tập trung và kiên trì mỗi ngày. Ví dụ như học hát một đoạn nhạc mới chứ không phải hát bài khó mà bạn đã thuộc. Ngoài ra, bạn cần tạo cho mình một kỹ năng mới và rèn luyện từ cấp độ dễ đến khó nhất.
Những tác nhân ngoại cảnh là nguyên nhân chính khiến bản thân khó tập trung hơn. Do đó, bạn có thể tách biệt bản thân khỏi những tác nhân trên bằng cách học tập và làm việc tại nơi vắng người, nơi im ắng để không bị phân tâm. Như vậy mới có thể dễ dàng chuyển thông tin từ ngắn hạn sang dài hạn.
Hiện nay, hầu hết mọi người đều sử dụng các công cụ hỗ trợ cho việc ghi nhớ như điện thoại, giấy viết, hình ảnh,... Đây có thể nói là cách tốt nhất để bạn luyện tập trí nhớ của mình. Với cách ghi lại thông tin quan trọng và tổng hợp chúng, bạn sẽ dễ dàng rèn luyện trí nhớ của mình. Não bộ có thể ghi nhớ hình ảnh rất tốt nên nếu có thể, bạn hãy kết hợp ghi chép kèm liên tưởng đến hình ảnh liên quan để nhớ lâu hơn.
Não bộ thường tiếp nhận và tổ chức ghi nhớ theo các cụm liên quan. Do đó, bạn hãy tận dụng cơ chế này mà luyện trí nhớ bằng cách sắp xếp lại những thông tin mới, tài liệu học tập của mình theo nhóm. Ví dụ nếu học từ vựng thì nên nhóm chúng theo cùng chủ đề hoặc những nội dung quan trọng thì lập dàn ý lại.
Nhiều người cho rằng họ có thể ghi nhớ hình ảnh tốt hơn văn bản. Do đó bạn có thể vận dụng những bức ảnh, biểu đồ để minh họa khi tiếp nhận thông tin nào đó. Hoặc bạn cũng có thể tự mình phác họa một bản đồ tư duy (mindmap) mỗi khi muốn đưa thông tin mới nào đó vào bộ não của mình. Mẹo nhỏ nữa là hãy kết hợp với nhiều bút màu khác nhau để phác họa theo sở thích cá nhân của mình.
Nhẩm và nhắc lại liên tục cũng là một cách luyện trí nhớ phổ biến được nhiều người áp dụng. Bởi vì để bộ não có thể nhớ được thì bạn cần mã hóa thông tin bằng cách nhẩm lại chi tiết vào bộ nhớ dài hạn.
Ví dụ: Khi bạn đọc đoạn văn bản nào thì hãy phân tích từng câu chữ và đọc chi tiết hơn để hiểu được. Hiểu được và lặp lại vài lần sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ thông tin này hơn.
Một số nghiên cứu cho rằng việc đọc to và nghe thông tin từ giọng nói của ai đó có thể giúp bạn tiếp nhận nhanh hơn. Sự hiểu biết và trí nhớ của bản thân sẽ được rèn luyện khi bạn thực hiện truyền tải nội dung đó với người khác. Việc giảng dạy cho ai đó về kiến thức mình đã biết cũng là cách rèn luyện trí nhớ hiệu quả.
Những thông tin có liên kết với nhau luôn dễ ghi nhớ hơn những đoạn thông tin mới không chút dữ liệu. Do đó khi bạn đang nghiên cứu hay học hỏi cái mới thì có thể tìm mối liên hệ với những thông tin mình đã biết trước đây. Như vậy sẽ dễ ghi nhớ và giúp bạn lưu trữ thông tin lâu hơn trong bộ não.
Càng lớn thì sự liên kết giữa các tế bào não cũng giảm đi đáng kể về số lượng lẫn chất lượng. Điều này ảnh hưởng lớn đến chức năng não, giảm trí nhớ. Người bị bệnh suy giảm trí nhớ sẽ bắt đầu có triệu chứng hay quên và quên bất chợt những việc gần nhất vừa xảy ra nhưng vẫn nhớ sự kiện đó diễn ra ở đâu.
Vì vậy, bạn có thể bổ sung thêm một số dưỡng chất có khả năng chống lại gốc tự do như Blueberry, Ginkgo Biloba để giúp não bộ hoạt động hiệu quả hơn. Những thực phẩm chức năng này được chứng minh có thể giúp kích thích tái tạo, cải thiện trí nhớ và làm chậm quá trình thoái hóa thần kinh của chúng ta hơn.
Từ 25 tuổi trở đi, nguy cơ giảm trí nhớ sẽ tăng cao vì não của chúng ta lúc này đã mất đi khoảng 3.000 tế bào não và không sản sinh thêm. Theo đó, những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống và công việc lại không hề mất đi. Do đó, nguy cơ bị suy giảm trí nhớ lại càng tăng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của những người trẻ mắc bệnh. Vì vậy bạn hãy thực hiện một hoặc kết hợp nhiều cách trên sao cho có hiệu quả nhất với bản thân để cải thiện trí não càng sớm càng tốt.
Bài viết đã chia sẻ đến bạn 9 cách luyện trí nhớ đơn giản mà hiệu quả cao. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công và cải thiện được trí não của mình hơn nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...