Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Omega-3 là gì? Uống omega-3 có nóng không?

Ngày 21/07/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viên uống omega-3 là loại thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe và vẫn được nhiều người sử dụng hàng ngày. Nếu đang muốn uống sản phẩm này nhưng thấy đâu đó có người nói rằng sản phẩm gây nóng. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu uống omega-3 có nóng không bạn nhé!

Không cần bàn cãi về omega-3 và những lợi ích với sức khỏe. Có những người từ lâu đã sử dụng sản phẩm này hàng ngày. Nhưng cũng có người băn khoăn về tác dụng phụ gây nóng trong của sản phẩm. Bạn đang băn khoăn uống omega-3 có nóng không? Nếu đúng vậy, đây là bài viết dành cho bạn.

Omega-3 là gì?

Omega-3 vẫn được biết đến là một nhóm acid béo thiết yếu. Điều đó có nghĩa là nó cực kỳ quan trọng và cần thiết cho cơ thể nhưng cơ thể lại không tự sản xuất được. Chúng ta có thể bổ sung omega-3 cho cơ thể bằng các thực phẩm giàu omega-3 hoặc phổ biến hơn là qua các loại viên uống omega-3.

Có nhiều loại omega-3, nhưng 3 loại phổ biến nhất, quan trọng nhất gồm: ALA - Loại omega-3 có chủ yếu trong thực vật và đặc biệt là các loại hạt. EPA và HDA chủ yếu có trong cá, hàu và một số thực phẩm khác. Việc bổ sung đầy đủ omega-3 cho cơ thể hàng ngày mang đến những lợi ích như:

uong-omega-3-co-nong-khong-1.jpeg
Omega rất tốt cho sức khỏe của bất cứ ai trong chúng ta
  • Tăng cường sức khỏe cho hệ tim mạch, duy trì huyết áp ổn định, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
  • Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ omega-3, sức khỏe tinh thần sẽ được cải thiện đáng kể giúp chúng ta dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
  • Omega-3 giúp đẹp da, khỏe tóc, làm chậm quá trình lão hóa.
  • Với những ai bị mụn trứng cá, dùng omega-3 có thể hỗ trợ giảm đáng kể tình trạng mụn.
  • Với thai nhi và trẻ em, omega-3 có vai trò quan trọng trong việc phát triển các tế bào thần kinh và trí não.
  • Omega-3 cần thiết cho thị lực, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến rối loạn thị lực, thoái hóa điểm vàng.
  • Loại acid béo thiết yếu này cũng tốt cho tế bào thần kinh, giảm nguy cơ và làm giảm triệu chứng các bệnh liên quan đến thần kinh như suy giảm trí nhớ, rối loạn lo âu, trầm cảm,...
  • Omega-3 cũng cực tốt cho xương khớp, giảm nguy cơ loãng xương, giảm triệu chứng viêm khớp dạng thấp.

Uống omega-3 có bị nóng không?

Vậy uống omega-3 có nóng không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không có nghiên cứu hay bằng chứng khoa học nào chứng minh omega-3 gây nóng. Khái niệm nóng hay nóng trong được dùng để chỉ tình trạng tăng thân nhiệt. Nóng trong thường đi kèm biểu hiện người nóng bừng, táo bón hoặc nổi mụn nhọt.

uong-omega-3-co-nong-khong-2.jpg
Uống omega-3 không gây nóng như nhiều người lo lắng

Tuy nhiên, người dùng hoặc người đang có ý định dùng omega-3 có thể yên tâm vì omega-3 thực chất không gây nóng. Nếu trong quá trình uống viên uống omega-3, ai đó cảm thấy nóng, nguyên nhân có thể do:

  • Trong cơ thể có dấu hiệu đau hoặc viêm nhiễm tại vị trí nào đó.
  • Người dùng omega-3 có phản ứng quá mẫn hoặc dị ứng với thành phần có trong sản phẩm.
  • Sử dụng với liều quá cao dẫn đến tác dụng phụ ngoài mong muốn.
  • Dùng omega-3 kết hợp với loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào đó mà không có sự tư vấn của bác sĩ.
  • Dùng sản phẩm kém chất lượng từ địa chỉ bán hàng không tin cậy.

Nếu nhận thấy nóng hay những dấu hiệu của nóng trong khi dùng omega-3, bạn có thể tạm ngưng sử dụng sản phẩm. Việc cần thiết lúc này là đi khám bác sĩ để tìm đúng nguyên nhân.

Uống omega-3 có bị nổi mụn không?

Ngoài băn khoăn uống omega-3 có nóng không, nhiều người còn lo lắng uống dầu cá có bị nổi mụn không? Tương tự như trên, không có bằng chứng khoa học cho thấy viên uống omega-3 gây nổi mụn. Ngược lại, bổ sung omega-3 đúng cách còn có thể giúp giảm triệu chứng mụn, cải thiện làn da.

Không ít trường hợp thực tế, dùng omega-3 đúng cách trong một thời gian sẽ giúp mụn giảm đi đáng kể và giảm nguy cơ hình thành mụn mới. Omega-3 có khả năng chống viêm, sẽ giảm sưng viêm do mụn, giúp giảm cảm giác khó chịu. Omega-3 giúp tăng cường độ ẩm, độ đàn hồi, kích thích sản sinh tế bào da mới. Nhờ đó, các tổn thương trên da do mụn sẽ được chữa lành. Kiên trì uống omega-3 sẽ giúp bạn sở hữu làn da tươi trẻ, căng tràn sức sống.

uong-omega-3-co-nong-khong-3.jpg
Đến đây, bạn đã biết uống omega-3 có nóng không rồi chứ?

Tác dụng phụ của omega-3

Nhiều người cũng muốn biết dầu cá có tác dụng phụ gì không? Câu trả lời là có bạn nhé! Dùng quá liều omega-3 hoặc dùng sản phẩm kém chất lượng cũng có thể gây ra tác dụng phụ, không tốt cho sức khỏe của bạn. Có thể kể đến những tác dụng phụ thường gặp nhất như:

Ảnh hưởng đến đường huyết

Dùng omega-3 với liều lượng quá cao có thể làm tăng lượng đường trong máu. Nếu việc này lặp lại trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường với người bình thường. Với bệnh nhân tiền tiểu đường sẽ tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2. Bệnh nhân mắc tiểu đường nặng sẽ tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường.

Dễ gây chảy máu

Nhiều người không biết, dùng quá liều omega-3 có thể làm vỡ các mạch máu suy yếu. Đây là lý do có những người dùng nhiều omega-3 gặp tác dụng phụ là chảy máu chân răng, chảy máu cam. Nguy hiểm hơn, nhiều người còn bị xuất huyết não làm tăng nguy cơ đột quỵ. Đây là lý do những người chuẩn bị phẫu thuật hay đang dùng thuốc chống đông máu cần cân nhắc dụng omega-3.

Gây rối loạn tiêu hóa

Không ít trường hợp ghi nhận bị tiêu chảy khi uống quá liều omega-3. Ngoài tiêu chảy, một số người dùng khác còn gặp hiện tượng khó tiêu, chướng bụng, buồn nôn. Nguyên nhân được cho là omega-3 là một dạng acid béo. Mà chất béo thì thường khó tiêu hóa, nhất là khi dùng với liều lượng cao.

uong-omega-3-co-nong-khong-4.jpg
Uống dầu cá đúng cách phòng ngừa tác dụng phụ

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp cho câu hỏi liệu răng uống omega-3 có nóng không. Uống omega-3 không gây nóng, không gây mụn, ngược lại mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng điều đó chỉ đúng khi bạn sử dụng đúng cách, đủ lượng và mua được sản phẩm chính hãng ở các nhà thuốc uy tín.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm