Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Uốn ván là một bệnh do vi khuẩn gây ra, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và dẫn đến hiện tượng co thắt đau cơ bắp, như là cơ hàm và cơ cổ. Bệnh uốn ván có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các biện pháp phòng ngừa bệnh uốn ván.
Vi khuẩn Clostridium tetani gây ra bệnh uốn ván bằng cách xâm nhập vào cơ thể qua vết thương mở và tạo ra ngoại độc tố. Ngoại độc tố này ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, gây tổn thương cho não và hệ thần kinh trung ương, dẫn đến co giật cơ trên nền cơ căng cứng. Bệnh có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như suy hô hấp, trụy tim mạch, rối loạn thần kinh, và thậm chí có thể dẫn đến tình trạng tử vong nếu không được cấp cứu đúng lúc. Vậy nên việc phòng ngừa bệnh uốn ván là rất qua trọng.
Bệnh uốn ván (tetanus) là một bệnh cấp tính được gây ra bởi ngoại độc tố (tetanus exotoxin) do vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) sản xuất. Bệnh phát triển tại vết thương trong môi trường thiếu oxy. Triệu chứng của bệnh thường bắt đầu bằng những cơn co cứng cơ, thường đi kèm với đau đớn, đầu tiên là ở các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy, và sau đó có thể lan rộng đến các cơ khác trong cơ thể.
Trực khuẩn uốn ván tồn tại ở mọi nơi và gây bệnh tản phát trên khắp thế giới. Các khu vực nông nghiệp và những nơi tiếp xúc với chất thải từ động vật, đặc biệt là nơi không có chương trình tiêm phòng đầy đủ, thường xuyên gặp tình trạng bệnh uốn ván. Trong hầu hết các nước công nghiệp, bệnh này ít gặp và có xu hướng giới hạn ở mức độ thấp.
Nha bào uốn ván thường xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương sâu bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, phân người hoặc phân súc vật. Các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, và vết thương nhẹ cũng là cửa ngõ cho vi khuẩn này. Tiếp đó, việc tiêm chích nhiễm bẩn sau phẫu thuật hoặc nạo thai trong điều kiện không vệ sinh cũng có thể là nguồn lây truyền. Các trường hợp khi tổ chức của cơ thể bị hoại tử và hoặc các dị vật xâm nhập vào cơ thể bị nhiễm bẩn cũng tạo môi trường yếm khí thuận lợi cho sự phát triển của nha bào uốn ván.
Trẻ sơ sinh mắc bệnh uốn ván thường là do nha bào uốn ván xâm nhập qua dây rốn trong quá trình sinh đẻ. Cắt rốn bằng dụng cụ bẩn hoặc việc không chăm sóc rốn sạch sẽ và băng đầu rốn không vô khuẩn sau sinh có thể dẫn đến nhiễm nha bào uốn ván. Bệnh uốn ván thường phát sinh ở trẻ mới sinh tại nhà, đặc biệt là ở các khu vực có điều kiện sống kém cỏi, nơi việc sử dụng "bà đỡ vườn" là phổ biến, đặc biệt là ở những vùng hẻo lánh.
Để phòng ngừa bệnh uốn ván, người bệnh cần lưu ý:
Khi gặp phải vết thương đâm thủng, vết cắt sâu hoặc bị động vật cắn, quan trọng nhất là phải tiến hành chăm sóc và điều trị ngay lập tức để ngăn chặn nguy cơ phát sinh bệnh uốn ván. Dưới đây là các bước xử lý vết thương uốn ván đúng cách bạn cần thực hiện khi có vết thương nhỏ:
Phương pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn bệnh uốn ván là tiêm chủng ngừa để đề kháng độc tố. Đa phần các trường hợp uốn ván xuất hiện ở những người chưa bao giờ tiêm chủng hoặc đã quá 10 năm kể từ lần tiêm vắc xin uốn ván gần nhất. Vì vậy, việc tăng cường chương trình tiêm chủng ngừa uốn ván là quan trọng. Thông thường, việc sử dụng thuốc chủng ngừa uốn ván sẽ được kết hợp với các loại khác như phòng trừ bệnh bạch hầu và ho gà để bảo vệ sức khỏe và đề kháng lại các bệnh tật.
Đối với thanh thiếu niên trong độ tuổi 11 - 12, việc tiêm 1 liều vaccine DTaP và 1 liều bổ sung Td sau 10 năm là quan trọng. Trong trường hợp chưa từng tiêm vaccine DTaP, có thể thay thế bằng cách tăng cường liều vaccine Td. Nếu chưa có lịch sử tiêm chủng phòng uốn ván, hãy thảo luận với bác sĩ về việc tiêm chủng ngừa vaccine DTaP để tránh rủi ro nhiễm trùng uốn ván do thiếu nguyên chất chủng.
Phòng ngừa bệnh uốn ván không quá khó khăn và phức tạp. Quan trọng nhất, mọi người nên chú ý và bảo vệ sức khỏe của mình. Phương pháp hiệu quả nhất là tiêm chủng, thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh rơi vào tình trạng mắc bệnh uốn ván, một căn bệnh nguy hiểm.
Xem thêm: