Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách chăm sóc vết bỏng bị vỡ tránh nhiễm trùng, phòng ngừa sẹo

Ngày 16/09/2022
Kích thước chữ

Vết bỏng khi bị vỡ nếu không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng, sẹo lồi... Bạn đã biết cách chăm sóc vết bỏng bị vỡ chưa? Nếu chưa, đây là bài viết bạn nhất định không nên bỏ lỡ!

Bỏng là một dạng thương tích trên bề mặt da hoặc các mô do tác động trực tiếp của nhiệt, hóa chất, điện, bức xạ... Hầu hết các vết bỏng nước còn lớp da lành lặn đều sẽ tiến triển sang giai đoạn bọng nước. Khi đó, vết bọng nước phồng rộp hoàn toàn có thể bị vỡ do tác động bên ngoài hoặc vỡ tự nhiên. Nếu không chăm sóc đúng cách, vết bỏng có thể bị nhiễm trùng hoặc hình thành sẹo xấu. Trong hướng dẫn chăm sóc cho người bị bỏng dưới đây, Long Châu sẽ tư vấn cho bạn cách chăm sóc vết bỏng bị vỡ. Cùng tìm hiểu nhé!

Tại sao nên biết cách chăm sóc vết bỏng bị vỡ?

Mỗi chúng ta nên biết cách chăm sóc vết bỏng bị vỡ để chủ động trong chăm sóc sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Vết bỏng bị vỡ bọng nước có thể mang đến cảm giác đau rát, khó chịu. Nguy cơ để lại những vết sẹo thâm xấu xí là rất cao.

Ở những vết bỏng bị vỡ do tác động từ bên ngoài, nguy cơ nhiễm trùng luôn tiềm ẩn. Lý do là vì khi đó lớp da bên trong chưa hình thành. Khi bọng nước vỡ ra sẽ tạo vết thương hở. Vi khuẩn, bụi bẩn, nấm... dễ xâm nhập vào vết thương và gây nhiễm khuẩn.

Cách chăm sóc vết bỏng bị vỡ 1 Vết bỏng phồng bọng nước là hiện tượng tự nhiên

Trong một số trường hợp, vết bỏng bị vỡ không được xử lý đúng cách dẫn đến nhiễm trùng, làm tăng nguy cơ hoại tử ở vết bỏng. Một hậu quả không nhìn thấy bằng mắt thường là “nạn nhân” sẽ luôn cảm thấy lo lắng, bất an, ảnh hưởng đến tâm lý. Vậy cách chăm sóc vết bỏng bị vỡ như thế nào chuẩn nhất?

Cách chăm sóc vết bỏng bị vỡ

Vết bỏng sau khi bị vỡ có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn và cần được chăm sóc kỹ càng hơn. Dưới đây là những việc bạn nên làm khi vết bỏng bị vỡ để tránh biến chứng nguy hiểm:

Bước 1: Rửa sạch tay trước khi xử lý vết bỏng

Bạn cần rửa sạch tay với các loại xà bông, nước rửa tay diệt khuẩn. Việc này giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, virus bám trên tay và có thể xâm nhập vào vết thương hở gây nhiễm trùng. Bạn tuyệt đối không được chạm vào vết bỏng nếu chưa rửa tay sạch sẽ. Sau này, trong quá trình chăm sóc vết bỏng bạn cũng cần rửa sạch tay trước khi chạm vào vết thương.

Cách chăm sóc vết bỏng bị vỡ 2 Rửa tay sát khuẩn sạch sẽ trước khi chạm vào vết thương

Bước 2: Vệ sinh, tiệt trùng vết phồng rộp bị vỡ

Công đoạn vệ sinh, tiệt trùng vết phồng rộp bị vỡ gồm các bước như: 

  • Quan sát kỹ và loại bỏ toàn bộ dị vật có dính trên vết thương. Đôi khi vết thương hở sẽ dính cả bụi, vụn kính, lông thú, cát sỏi... đều có thể trở thành tác nhân gây nhiễm trùng. 
  • Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý. Nếu không thể pha nước muối theo tỷ lệ chuẩn, bạn có thể mua sẵn nước muối sinh lý đóng chai bán ở các hiệu thuốc cho an tâm. 
  • Sử dụng dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ để tránh làm tổn thương các mô và tế bào còn non nớt. Đây cũng là cách làm vết bỏng nhanh khô và lên da non. Bạn lưu ý không nên sử dụng oxy già, cồn iod hay cồn 70 độ vì có thể gây xót. Sản phẩm sát khuẩn được các bác sĩ khuyên dùng là Betadine hoặc Povidine.
  • Dùng Kem Panto Cream Nano ZinC thoa lên vết thương một lớp mỏng. Đây là một sản phẩm kem bôi ngoài da đặc trị bỏng có tác dụng: Ngăn ngừa tổn thương, làm mát và làm dịu da, ngăn ngừa tác nhân gây viêm nhiễm trên vùng da bị tổn thương. Nếu thấy cần thiết, bạn có thể thoa kem 2 - 3 lần/ngày. 
Cách chăm sóc vết bỏng bị vỡ 3 Kem Panto Cream Nano ZinC làm dịu da tức thì

Bước 3: Để vết phồng rộp bị vỡ khô tự nhiên

Trong cách chăm sóc vết bỏng bị vỡ, bạn nên để vết phồng rộp khô tự nhiên thay vì sấy nóng. Bạn cũng có thể dùng bông gạc sạch để thấm bớt nước, giúp vết thương nhanh khô hơn. Khi thao tác bạn cần chú ý nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương phần mô bên trong. 

Bước 4: Băng vết bỏng để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ

Khi vết bỏng đã khô, bạn nên băng lại để tránh bụi bẩn, côn trùng, vi khuẩn bên ngoài môi trường xâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng. Ở bước này bạn cần sự trợ giúp của người thân để đảm bảo băng vết thương với lực vừa phải, tránh cọ xát gây đau đớn. 

Bước 5: Theo dõi vết bỏng

Sau khi băng bó vết bỏng xong, bạn cần theo dõi quá trình lành thương. Vết thương có thể chảy dịch trong màu hơi vang là bình thường. Nếu thấy có bất cứ dấu hiệu nhiễm khuẩn, mưng mủ hay vết thương bị hoại tử nào, bạn cần đến bác sĩ kịp thời.

Cách chăm sóc vết bỏng bị vỡ 4 Băng bó vết thương để tránh nhiễm khuẩn

Lưu ý chăm sóc vết bỏng bị vỡ

Khi cách chăm sóc vết bỏng bị vỡ, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Bạn tuyệt đối không nên động vào vết bỏng hoặc tác động lực vào vết bỏng. Trong trường hợp cần vệ sinh hay thay băng cho vết bỏng, bạn cần rửa sạch tay với xà phòng diệt khuẩn hoặc sát khuẩn tay bằng cồn. 
  • Sau khi vết bỏng lên lớp da mới, bạn không cần băng vết thương mà hãy để vết thương thoáng mát. Như vậy sẽ nhanh lành thương hơn. Đây là thời điểm thích hợp để bạn bắt đầu để bạn thoa kem trị sẹo. Nếu không muốn dùng kem trị sẹo, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để làm mờ sẹo như tinh bột nghệ, nha đam, hành tây…
  • Cùng với chăm sóc vết bỏng, bạn nên kết hợp với một chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý. Khi bị bỏng, bạn nên kiêng ăn các thực phẩm như: Trứng, thịt bò, thịt gà, đồ nếp, rau muống, hải sản, đồ ngọt. Những thực phẩm bạn nên ăn là thực phẩm giàu protein, vitamin A, C, kẽm, collagen...
Cách chăm sóc vết bỏng bị vỡ 5 Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho quá trình lành thương

Trên đây là cách chăm sóc vết bỏng bị vỡ mà ai cũng nên nắm rõ. Như trên đã nói, vết bỏng bị vỡ sẽ tạo thành vết thương hở và tăng nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử. Vì vậy, vết bỏng bị vỡ cần chăm sóc kỹ càng hơn vết bỏng thông thường. Hãy thật cẩn thận để vết thương nhanh lành và làn da không bị mất thẩm mỹ sau khi lành thương bạn nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:bỏng da