Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tiêm uốn ván xong nên ăn gì? Một số lưu ý sau khi tiêm phòng uốn ván

Ngày 30/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Uốn ván là bệnh truyền nhiễm cấp tính cực kỳ nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, hiện nay bệnh vẫn chưa có thuốc đặc trị. Phương pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh uốn ván là tiêm phòng vắc xin. Vậy sau khi tiêm uốn ván xong nên ăn gì để cơ thể nhanh phục hồi, hãy để bài viết dưới đây bật mí cho bạn nhé!

Vi khuẩn uốn ván có ở khắp mọi nơi, đặc biệt ở những vùng nông nghiệp và những nơi phải tiếp xúc với chất thải của gia súc, gia cầm. Chính vì vậy, tiêm phòng uốn ván là điều cần thiết đối với tất cả mọi đối tượng. Tuy nhiên, việc chăm sóc sau khi tiêm phòng cụ thể tiêm uốn ván xong nên ăn gì vẫn còn là thắc mắc của nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu thông tin rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu về bệnh uốn ván

Uốn ván hay còn được gọi với tên gọi khác là bệnh phong đòn gánh (Tetanus), là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do ngoại độc tố của vi khuẩn Clostridium Tetani gây ra. Vi khuẩn uốn ván được tìm thấy ở tất cả mọi nơi trong môi trường, đặc biệt là trong đất, trong phân của động vật, các dụng cụ bị gỉ sét, các dụng cụ phẫu thuật nhưng không được tiệt trùng kỹ càng,...

Tuy nhiên bệnh không lây từ người này sang người khác. Thông thường vi khuẩn Clostridium Tetani xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết thương hở hoặc các tổn thương trên da và phát triển trong điều kiện yếm khí. Khi bị nhiễm khuẩn, độc tố từ vi khuẩn uốn ván tiết ra khiến toàn bộ cơ thể bị ảnh hưởng, gây tổn thương não và hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tình trạng cứng cơ và có thể gây tử vong trong thời gian ngắn.

tiem-uon-van-xong-nen-an-gi 1.jpg
Uốn ván là bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao

Những ai cần được tiêm phòng uốn ván?

Tiêm phòng uốn ván là phương pháp phòng ngừa đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm nhất để bảo vệ sức khỏe của chúng ta. Chính vì vậy, bất kỳ đối tượng nào cũng cần được tiêm phòng uốn ván, đặc biệt là những đối tượng dưới đây:

  • Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản: Phụ nữ trong giai đoạn từ 14 - 44 tuổi cần thực hiện 5 mũi tiêm để tạo kháng thể phòng bệnh uốn ván, bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi.
  • Phụ nữ đang mang thai: Với phụ nữ mang thai lần đầu cần thực hiện tiêm 2 mũi vắc xin, thời gian 2 mũi tiêm phải cách nhau ít nhất 1 tháng và mũi thứ 2 cách ngày sinh ít nhất 15 ngày. Mẹ bầu nên thực hiện tiêm phòng uốn ván lần đầu vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.
  • Trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi trở lên: Đây là đối tượng dễ mắc uốn ván với tỷ lệ tử vong cao nhất. Theo chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay, khi trẻ được 2 tháng tuổi sẽ được tiêm phòng mũi kết hợp phòng 3 bệnh gồm bạch hầu, ho gà và uốn ván. Vắc xin có tác dụng bảo vệ suốt 5 năm, sau tiêm từ 5 - 10 năm thì cần thực hiện tiêm mũi nhắc lại để bảo vệ sức khỏe khỏi bệnh uốn ván cả đời.
  • Những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh: Các đối tượng bao gồm người làm vườn, làm tại các công trường, người chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc công nhân vệ sinh cống rãnh đều là những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh uốn ván. Những đối tượng kể trên nên được tiêm phòng uốn ván ít nhất 3 mũi trong vòng nửa năm. Sau 5 - 10 năm thì tiêm mũi nhắc lại giúp kéo dài công dụng của vắc xin uốn ván.
tiem-uon-van-xong-nen-an-gi 2.jpg
Bất kỳ đối tượng nào cũng cần được tiêm phòng vắc xin uốn ván đầy đủ

Sau khi tiêm uốn ván xong nên ăn gì?

Tiêm phòng uốn ván là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Bên cạnh đó, việc chăm sóc sức khỏe sau tiêm cũng quan trọng không kém. Vì vậy, dưới đây là một số gợi ý cho bạn về việc tiêm uốn ván xong nên ăn gì.

Các loại thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A là dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch và biệt hóa tế bào miễn dịch. Không những vậy, vitamin A còn giúp bảo vệ da, niêm mạc đường tiêu hóa và hô hấp. Đây là hàng rào ngăn cản mầm bệnh phát sinh trong cơ thể. Vì vậy, các loại thực phẩm giàu vitamin A như khoai lang, cà rốt, rau bina, xoài, gan dầu cá,... chính là đáp án cho thắc mắc tiêm uốn ván xong nên ăn gì.

Thực phẩm giàu vitamin C và vitamin E

Cam, ổi, kiwi, dâu tây, ớt chuông, hạt dẻ cười, bông cải xanh, bí đỏ, trứng cá,... là những loại thực phẩm giàu vitamin C và vitamin E. Đây là 2 chất chống oxy hóa mạnh trong cơ thể, bảo vệ sự nguyên vẹn của tế bào, từ đó giúp nâng cao sức đề kháng. Vì vậy, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C và vitamin E giúp cơ thể nhanh phục hồi và tăng cường sức đề kháng.

tiem-uon-van-xong-nen-an-gi 3.jpg
Thực phẩm giàu vitamin E và vitamin C là những đáp án cho việc tiêm uốn ván xong nên ăn gì

Bổ sung cá trong bữa ăn

Để giải đáp cho vấn đề tiêm uốn ván xong nên ăn gì thì không thể không nhắc đến cá. Cá là loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin A, sắt, kẽm, omega-3,... Những dưỡng chất này không chỉ giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch mà còn chống viêm tốt. Sau khi tiêm phòng uốn ván xong, bạn nên bổ sung cá ít nhất 3 lần/tuần nhé.

Những loại thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ miễn dịch, nếu cơ thể thiếu vitamin D đồng nghĩa cơ thể sẽ có nguy cơ bị rối loạn điều hòa phản ứng miễn dịch. Như vậy, sau khi thực hiện tiêm phòng uốn ván, bạn có thể bổ sung vitamin D qua các sản phẩm từ sữa, trứng, cá, các loại ngũ cốc và yến mạch,...

tiem-uon-van-xong-nen-an-gi 4.jpg
Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin D sau khi tiêm phòng vắc xin

Một số lưu ý sau khi tiêm phòng uốn ván

Ngoài việc tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng sau tiêm cần bổ sung những gì, bạn cũng nên lưu ý sau khi tiêm phòng uốn ván trong các vấn đề sau:

  • Bổ sung nước cho cơ thể. Vì nước có không những giúp đảm bảo nhiệt độ cơ thể mà còn có vai trò trong quá trình hấp thu, chuyển hóa và đào thải. Sau khi tiêm vắc xin bạn nên bổ sung nước cho cơ thể, nhất là tiêm vào những ngày nắng nóng.
  • Không sử dụng chất kích thích sau tiêm như thuốc lá, cà phê, rượu, bia hoặc các loại đồ uống có cồn khác thì bạn nên tránh sử dụng. Bởi những loại đồ uống này có thể gây ức chế và làm suy giảm hiệu quả của vắc xin.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ bởi chúng khiến cơ thể khó hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết để sản sinh kháng thể. Bên cạnh đó, những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin uốn ván.
  • Bạn nên nghỉ ngơi tại chỗ tiêm trong vòng 30 phút để theo dõi tình hình sức khỏe sau tiêm và nên thực hiện theo dõi các tác dụng phụ sau tiêm để đảm bảo sức khỏe được ổn định.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của chúng tôi về vấn đề tiêm uốn ván xong nên ăn gì. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về bệnh uốn ván, tầm quan trọng của việc tiêm phòng vắc xin cũng như cách chăm sóc sức khỏe sau khi tiêm. Tiêm phòng uốn ván là phương pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh, vì vậy mỗi chúng ta hãy chủ động liên hệ với các cơ sở y tế để thực hiện tiêm phòng uốn ván nhé.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm