Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), virus cúm A/H5N1 là một biến thể từ cúm gia cầm đặc biệt nguy hiểm. Nếu bạn không được điều trị kịp thời đúng thì bệnh sẽ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Chính vì vậy, mỗi người phải ý thức được việc điều trị bệnh Cúm A/H5N1 là vô cùng quan trọng và theo sự hướng dẫn, điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất.
Các chủng của virus cúm có thể lây truyền cho nhiều động vật khác nhau như chim, lợn, ngựa, hải cẩu, hổ và người. Virus cúm cũng có thể lây truyền nhanh từ trại chăn nuôi này này sang trại chăn nuôi khác qua các phương tiện vận chuyển, quần áo, giày dép người chăn nuôi di chuyển.
Virus chứa trong chất bài tiết như dịch mũi họng, phân gia cầm bệnh, bụi và đất. Do đó, nếu tiếp xúc trực tiếp với gia cầm ốm hoặc đồ dùng, vật dụng bị sẽ dẫn tới nhiễm bệnh.
Virus có thể lây truyền qua không khí (qua các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp của gia cầm bệnh hoặc hít phải không khí có chứa bụi từ phân gia cầm) hay qua ăn uống (nước, thực phẩm nhiễm virus) và tiếp xúc với đồ dùng, đồ vật nhiễm virus.
Người có thể bị lây nhiễm bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh qua chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, chế biến hay ăn gia cầm và sản phẩm của nó bệnh chưa được nấu chín hoặc quá trình chế biến không hợp vệ sinh.
Tiền sử bệnh: đã từng tiếp xúc với bệnh nhân bị bệnh cúm gia cầm, gia cầm bị bệnh, hoặc đã từng ở khu vực đang có bệnh dịch cúm gia cầm trong vòng 7 ngày.
Bệnh diễn biến cấp tính với những triệu chứng sau:
Các triệu chứng khác: Đau đầu, đau cơ, tiêu chảy, rối loạn ý thức, suy đa tạng.
Ca bệnh xác định: Xét nghiệm dương tính với cúm A/H5N1.
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn nằm trong những trường hợp sau đây:
Có các dấu hiệu, triệu chứng bệnh cúm như nêu trên;
Khi phát hiện hay nghi ngờ có người nhiễm bệnh cúm thì chủ động cách ly người đó và thông báo đến các cơ quan y tế dự phòng.
Điều trị tại chỗ với những trường hợp bệnh đã nặng và với những cơ sở thích hợp, đồng thời bạn hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ các tuyến trên nếu bệnh càng nặng.
Trong vòng 48 tiếng thì dùng thuốc kháng virus độc lập hoặc kết hợp với Oseltamivir và zanamivir càng sớm càng tốt.
Người nhiễm cúm A/H5N1 dễ có các dấu hiệu bị suy hô hấp, thậm chí là vài trường hợp dẫn đến tử vong do bị thiếu oxy nghiêm trọng. Chính vì thế, bạn cần chú ý đảm bảo hô hấp cho các bệnh nhân bằng biện pháp cơ bản như hút đàm, thở máy.
Để bệnh nhân nằm trong tư thế đầu cao 30-40 độ. Nếu thấy bệnh nhân có các dấu hiệu như tím tái, thở nhanh nông, cần nhanh chóng cho thở máy và lập tức thông khí nhân tạo nhằm cung cấp khí oxy.
Áp dụng biện phám thở CPAP nếu tình trạng giảm oxy máu không được cải thiện. Tình trạng tràn khí tại màng phổi có thể xảy ra nên cần nhanh chóng dẫn lưu hút khí màng phổi để giúp bệnh nhân qua cơn nguy kịch.
Thuốc kháng virusoseltamivir (Tamiflu) và zanamivir (Relenza) là hai loại thuốc đang được sử dụng để điều trị bệnh cúm A/H5N1 ở người. Tuy nhiên, tới nay có rất ít bằng chứng về hiệu quả của thuốc này cho bệnh và các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu của dùng liều cao gấp đôi so với liều dùng được đề nghị hiện nay liệu có hiệu quả và kéo dài ngày hơn.
Paracetamol được các bác sĩ khuyên dùng trong các trường hợp sốt cao, sốt đột ngột trên 38 độ C và liên tục kéo dài suốt trong ngày để hạ sốt. Chú ý, không nên dùng Aspirin hay các dẫn xuất có salixylat khác, nhất là dùng cho trẻ em.
Vì các triệu chứng như ho khan, ho có đờm, đau cơ khớp… khiến người bệnh khó chịu và mệt mỏi. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng các loại thuốc điều trị như Codein khi thật sự cần thiết, và buộc phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu khi có các biến chứng xảy ra, bệnh nhân sẽ được dùng loại kháng sinh thích hợp.
Các xét nghiệm như công thức máu, khí máu, điện giải đồ…giúp theo dõi đường máu và xuất huyết tiêu hóa ở bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1.
Những ca bệnh tiến triển nặng và có dấu hiệu sốc nhiễm khuẩn thường được chỉ định dùng corticosteroid.
Như vậy, việc nắm bắt triệu chứng và thăm khám bệnh đúng sẽ giúp các bác sĩ có hướng điều trị bệnh cúm kịp thời nhé.
Thanh Hoa
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.