Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách đo nhiệt kế thủy ngân - Hướng dẫn sử dụng an toàn

Ngày 11/09/2019
Kích thước chữ

Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện rất nhiều loại nhiệt kế khác nhau, tuy nhiên, nhiệt kế thủy ngân vẫn là loại nhiệt kế được đánh giá cao hơn cả bởi sự tiện lợi và cho ra kết quả chính xác. Vậy, người dùng đã biết cụ thể cách đọc và cách đo nhiệt kế thủy ngân chính xác hay chưa?

Mặc dù nhiệt kế thủy ngân khá dễ sử dụng thế nhưng cách đọc và cách đo nhiệt kế thủy ngân như thế nào để cho ra kết quả chính xác nhất thì không phải ai cũng đã biết rõ. Nếu như bạn còn chưa rõ về cách đo nhiệt kế thủy ngân thì bạn chớ nên bỏ qua những thông tin được đề cập trong bài viết này.

Cách đo nhiệt kế thủy ngân chuẩn

Để đo nhiệt kế thủy ngân chuẩn, bạn có thể dùng nhiệt kế thủy ngân để đo ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như hậu môn, nách, miệng, tai. Cụ thể, cách đo nhiệt kế thủy ngân để thu được kết quả thân nhiệt chính xác nhất sẽ gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Cần cầm thật chắc phần đuôi của nhiệt kế thủy ngân và dùng lực ở cổ tay vẩy thật mạnh cho tới khi nhiệt kế hiện kết quả xuống dưới 35 độ C.
  • Bước 2: Bạn đặt nhiệt kế thủy ngân vào vị trí bạn muốn đo rồi giữ nguyên khoảng 5 đến 7 phút.
  • Bước 3: Sau vài phút, rút nhiệt kế thủy ngân ra và đọc kết quả.

Như bạn có thể thấy, cách đo nhiệt kế thủy ngân vô cùng đơn giản và dễ thực hiện.

Cách đo nhiệt kế thủy ngân - Hướng dẫn sử dụng an toàn1
Các bước đo thân nhiệt bằng nhiệt kế thủy ngân rất đơn giản

Ngoài ra, mỗi vị trí đo nhiệt kế thủy ngân khác nhau trên cơ thể sẽ phù hợp với những đối tượng khác nhau bởi không phải mọi vị trí của cơ thể đều có chung một mức nhiệt như:

  • Trực tràng (hậu môn): Đo nhiệt kế ở trực tràng hay hậu môn sẽ cho ra kết quả thân nhiệt chính xác nhất. Thường sẽ được chỉ định để cho trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh sử dụng.
  • Dưới nách: Đây là cách đo nhiệt kế thủy ngân phổ biến nhất và có thể áp dụng cho tất cả các đối tượng từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành. Tuy nhiên, cách này thường cho ra kết quả không được chính xác tuyệt đối, thấp hơn thân nhiệt từ 0,5 - 1,5 độ C.
  • Dưới lưỡi: Đo dưới lưỡi thường được dùng cho thanh thiếu niên hoặc người lớn. Cách đo này cũng không cho được kết quả chính xác tuyệt đối, thân nhiệt sẽ thấp hơn 0,3 - 0,8 độ C so với cách đo ở trực tràng.

Sau khi đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế thủy ngân và kết quả cho ra vượt quá 37 độ C thì rất có thể bạn đang bị bệnh sốt. Nhiệt độ cao hơn 39 độ C và không có dấu hiệu giảm thì bạn nên đi khám bệnh ngay lập tức, thân nhiệt quá cao sẽ gây ra nhiều những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là có thể tử vong.

Cách đo nhiệt kế thủy ngân - Hướng dẫn sử dụng an toàn2
Đảm bảo đo đúng cách để có được kết quả chính xác

Cách đọc nhiệt kế thủy ngân chính xác

Thời gian mà bạn giữ nhiệt kế thủy ngân trên cơ thể sẽ khác nhau tùy vào vị trí cần đo. Nếu đo nhiệt kế ở vị trí hậu môn, bạn hãy giữ dụng cụ y tế này ở đây khoảng từ 2 đến 3 phút. Giữ nhiệt kế khoảng từ 3 đến 5 phút nếu bạn đo nhiệt kế thủy ngân ở các vị trí khác như nách hoặc miệng. Sau khi hết khoảng thời gian này, bạn rút nhiệt kế ra và lưu ý không lắc nhiệt kế để tránh làm sai lệch kết quả đo.

Muốn đọc được kết quả chính xác, trước tiên bạn hãy giữ nhiệt kế theo đúng chiều ngang để có thể nhìn các con số một cách rõ ràng nhất. Sau đó, hãy đưa nhiệt kế thủy ngân lên ngang tầm mắt, bạn có thể thấy, mỗi vạch chia sẽ tương ứng với 0.1 độ C. Kết quả thân nhiệt đo được sẽ là con số gần nhất tại vị trí cuối cùng của cột thủy ngân.

Nếu kết quả đo được từ 38 độ C trở lên khi đo tại hậu môn hoặc trên 37 độ C nếu đo ở nách thì có thể bạn đã bị sốt nhẹ. Nếu nhiệt độ cao đi kèm theo một số các triệu chứng sau, bạn nên thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Đo nhiệt kế thủy ngân cho ra kết quả cao đối với trẻ từ 3 - 6 tháng, trẻ bị sốt và xuất hiện một số các triệu chứng như lừ đừ, ngủ li bì, quấy khóc.
  • Đo nhiệt kế thủy ngân cho ra kết quả cao từ 39 độ C trở lên đối với trẻ 6 - 24 tháng, tình trạng sốt cao này kéo dài nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã áp dụng nhiều cách hạ sốt khác nhau.

Sau khi đã thực hiện đo và đọc kết quả của nhiệt kế thủy ngân, bạn sẽ cần lắc mạnh để cho cột thủy ngân trở về mức thấp nhất nếu như không sử dụng hoặc chuẩn bị để đo tiếp vị trí khác. Vệ sinh sạch dụng cụ và bảo quản nơi khô ráo, an toàn, tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ. Nếu bạn đã sử dụng nhiệt kế thủy ngân để đo vùng hậu môn thì bạn nên mua một cây nhiệt kế thủy ngân khác để đo vùng khác trên cơ thể, tránh trường hợp làm lây nhiễm vi trùng.

Cách đo nhiệt kế thủy ngân - Hướng dẫn sử dụng an toàn3
Lắc mạnh để nhiệt kế về mức nhiệt độ thấp nhất sau khi sử dụng

Không may vỡ nhiệt kế thủy ngân thì phải làm sao?

Có rất nhiều trường hợp do bất cẩn mà làm vỡ nhiệt kế thủy ngân mà không biết cách xử lý, khiến cho bản thân và những người xung quanh gặp phải ngộ độc thủy ngân. Vậy, nếu không may vỡ nhiệt kế thủy ngân thì phải làm sao? Bạn không thể chủ quan khi xử lý nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, một chút sơ ý nhỏ cũng có thể khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng. Cụ thể, bạn hãy:

  • Không sử dụng chổi hay bất kỳ loại máy hút bụi, máy làm sạch nào để làm sạch vị trí thủy ngân bị vỡ vì việc này sẽ tạo cơ hội cho thủy ngân bay và lan tỏa vào không khí, tăng nguy cơ tiếp xúc với cơ thể con người và nhiễm độc thủy ngân. Bên cạnh đó, quét thủy ngân bằng chổi sẽ làm cho thủy ngân phân li thành nhiều các hạt nhỏ li ti, gây khó khăn cho việc xử lý và xử lý không được sạch.
  • Không đổ thủy ngân xuống cống hay nguồn nước vì sẽ làm nước bị nhiễm độc thủy ngân, làm hư hỏng hệ thống nước.
  • Nên mặc đồ bảo hộ, găng tay và khẩu trang khi xử lý thủy ngân. Nếu không may thủy ngân dính vào quần áo thì hãy bỏ hoặc để bộ quần áo này thành một mẻ riêng biệt và giặt thật nhiều lần rồi mới có thể mặc lại. Tránh để quần áo dính thủy ngân tiếp xúc với những bộ quần áo khác.
  • Có thể cho lòng đỏ trứng gà hoặc rắc một chút lưu huỳnh lên thủy ngân để ngăn không cho thủy ngân bay hơi và giúp việc xử lý dễ dàng hơn.

Nếu nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu như có mùi kim loại trong miệng, khó thở, rối loạn khả năng vận động, không có cảm giác ở tứ chi, mặt và các bộ phận khác đồng thời nôn hoặc buồn nôn,... thì bạn nên đi khám ngay lập tức bởi đây là những dấu hiệu của ngộ độc thủy ngân, bạn không nên chủ quan lơ là chúng.

Cách đo nhiệt kế thủy ngân - Hướng dẫn sử dụng an toàn4
Hãy thật cẩn trọng trong việc xử lý thủy ngân bị vỡ

Trên đây là một số thông tin về cách đọc nhiệt kế thủy ngân cũng như cách đo nhiệt kế thủy ngân và một số lưu ý khi xử lý thủy ngân bị vỡ. Thân nhiệt của con người, nhất là trẻ em có thể thay đổi một cách nhanh chóng, do đó, biết cách đọc, đo nhiệt kế thủy ngân an toàn và chính xác tại nhà sẽ giúp theo dõi sức khỏe một cách tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin