Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc các chỉ số đường huyết luôn tăng cao trong thời gian dài có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm. Vậy làm cách nào để kiểm soát đường huyết ổn định sau ăn. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Hầu hết những người bị bệnh đái tháo đường thường chỉ quan tâm đến chỉ số HbA1c, đường huyết khi đói. Mà ít ai biết rằng, chỉ số đường huyết sau ăn cũng là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Theo đó, nếu mức glucose trong máu sau khi ăn tăng cao trong thời gian dài mà không có biện pháp can thiệp kịp thời thì người bị đái tháo đường tuýp 2 sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm soát đường huyết ổn định sau khi ăn, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Đối với những người khỏe mạnh, đường huyết tăng cao sau khi ăn là hiện tượng bình thường. Nhưng đối với những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nó có thể gây kích hoạt các phản ứng oxy hóa gây tổn thương và viêm thành mạch. Từ đó sẽ khiến cho các mảng xơ vữa hình thành.
Việc kiểm soát chỉ số đường huyết sau ăn là vô cùng quan trọng
Việc động mạch cung cấp máu cho tim bị tắc nghẽn cũng sẽ dễ dẫn đến một số triệu chứng như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Đường huyết tăng cao cũng sẽ khiến cho các mao mạch cung cấp máu cho não bị tổn thương, gây cản trở tuần hoàn lưu thông khiến cho người bệnh cảm thấy khó tập trung.
Ngược lại, nếu mức đường huyết giảm đột ngột có thể khiến cho người bệnh gặp phải một số triệu chứng như run rẩy, chóng mặt hoặc thậm chí là ngất xỉu, hôn mê. Do đó, để làm giảm tỷ lệ gặp phải những biến chứng nguy hiểm thì việc kiểm soát đường huyết sau ăn là điều hết sức cần thiết.
Trong trường hợp nếu phát hiện các chỉ số đường huyết sau khi ăn vượt mức an toàn, bạn có thể áp dụng một số cách kiểm soát đường huyết ổn định sau khi ăn dưới đây nhé!
Khi cơ thể bị mất nước sẽ dễ sản sinh ra vasopressin, đây là một loại hormone có tác dụng kích thích thận, giữ nước và thúc đẩy gan phóng thích đường dự trữ vào máu. Để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra thì cơ thể cần phải được bổ sung đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là những lúc trời nắng nóng oi bức hoặc sau khi tập luyện mệt mỏi. Nên ưu tiên chọn nước lọc hoặc trà thảo mộc không đường để tránh gây ảnh hưởng đến đường huyết nhé!
Uống nhiều nước - cách kiểm soát đường huyết ổn định sau khi ăn
Có không ít người sợ gặp tình trạng đường huyết sau sinh tăng vọt nên đã kiêng khem, thậm chí là loại bỏ hẳn những thực phẩm chứa nhiều tinh bột ra khỏi thực đơn dinh dưỡng của mình. Điều này là hết sức sai lầm, bởi theo nguyên tắc dinh dưỡng chung thì trong thực đơn phải chứa đầy đủ 4 yếu tố đường – đạm – béo – chất xơ.
Nếu sợ đường huyết tăng, bạn có thể ưu tiên lựa chọn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như rau, củ, ngũ cốc nguyên hạt và đậu. Đây được xem là nguồn thực phẩm cung cấp đầy đủ vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, những chất xơ hòa tan có trong những thực phẩm này sẽ mang lại cảm giác no lâu và làm chậm quá trình chuyển hóa carbohydrate thành đường. Đồng thời, bạn có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để không phải ăn quá nhiều đường trong một bữa để giữ mức glucose máu ổn định. Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế tiêu thụ bánh ngọt, thức uống có đường.
Cuộc sống hiện đại bận rộn, khiến không ít người bệnh bỏ qua một bữa ăn quan trọng nhất trong ngày đó là buổi sáng và chọn cách ăn bù vào buổi trưa. Điều này gây nên những tác động rất lớn đối với lượng đường huyết. Không những vậy, nó còn gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng insulin trong ngày.
Trong trường hợp nếu cảm thấy cơ thể quá mệt mỏi nhưng không có thời gian dùng cơm thì bạn có thể dùng bữa sáng bằng một ly sữa chuyên biệt dành riêng cho những người bị đái tháo đường. Những loại sữa này cũng thường được dùng để thay thế cho những bữa phụ hoặc bữa chính chứ không nhằm mục đích để uống thêm như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Theo đó, người bị tiểu đường tuýp 2 nên chọn những loại sữa có chứa đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đồng thời nên ưu tiên chọn những loại sữa có hệ đường bột phóng thích chậm để giúp hạn chế sự gia tăng mức đường huyết cao khi ăn khoảng 4 giờ.
Việc duy trì thói quen vận động nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ rất tốt cho những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2. Việc tăng cường hoạt động thể chất này sẽ giúp làm giảm tưới máu đến đường ruột, tăng tuần hoàn đến các cơ quan. Từ đó sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu. Bên cạnh đó, lượng đường trong máu cũng sẽ được các cơ đang vận động tiêu thụ bớt.
Vận động nhẹ để kiểm soát đường huyết sau ăn
Để giữ cho các chỉ số đường huyết ổn định sau khi ăn, bạn cần phải loại bỏ những thói quen xấu như:
Trong một số trường hợp, nếu việc thực hiện luyện tập, thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng nhưng các chỉ số đường huyết sau khi ăn vẫn không thể ổn định. Các bác sĩ sẽ cân nhắc việc thay đổi điều trị cho bạn. Và điều bạn cần làm là tuân thủ theo những chỉ ddingj dùng thuốc của bác sĩ để tránh gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.
Mong rằng qua bài đọc trên, bạn đã hiểu hơn về đường huyết sau ăn cũng như các cách kiểm soát đường huyết ổn định sau khi ăn hiệu quả.
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.