Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hormone insulin là gì? Các loại insulin

Ngày 03/12/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Insulin là một hormone thiết yếu, nó giúp cơ thể bạn biến thức ăn thành năng lượng và kiểm soát lượng đường trong máu. Hormone này được sản xuất bởi các tế bào beta của đảo tụy. Hormone insulin được tiết ra khi lượng đường trong máu tăng lên, chẳng hạn như sau bữa ăn. Khi lượng đường trong máu giảm, việc tiết insulin dừng lại và khi đó gan sẽ tăng giải phóng glucose vào máu.

Nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường, cơ thể bạn không thể sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin. Bác sĩ có thể kê đơn insulin cho bạn. Hãy cùng tìm hiểu về hormone insulin trong bài viết dưới đây.

Hormone insulin là gì?

Insulin là một loại hormone tự nhiên do tuyến tụy tạo ra, giúp cơ thể bạn sử dụng glucose làm năng lượng cho các hoạt động. Tuyến tụy là một cơ quan phía sau dạ dày, là nguồn cung cấp insulin chính cho cơ thể. Các cụm tế bào trong tuyến tụy được gọi là đảo nhỏ sản xuất hormone và xác định số lượng dựa trên mức đường huyết trong cơ thể. Mức glucose càng cao thì càng có nhiều insulin được sản xuất để cân bằng lượng đường trong máu.

Bên cạnh đó, insulin cũng hỗ trợ phân hủy chất béo hoặc protein để tạo năng lượng. Nếu tuyến tụy của bạn không hoạt động như bình thường, nó có thể không tạo ra hoặc giải phóng insulin bạn cần để kiểm soát lượng đường trong máu, dẫn đến bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường còn gọi là đái tháo đường là tình trạng cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể bạn không sử dụng insulin đúng cách.

Hormone insulin là gì? 1
Hormone insulin là một hormone thiết yếu

Insulin có tác dụng gì?

Insulin di chuyển glucose từ máu vào hầu hết các tế bào trên cơ thể, glucose đến từ thức ăn, nước uống và cả lượng glucose dự trữ tự nhiên của cơ thể bạn. Hãy coi insulin như “chìa khóa” mở “cánh cửa” tế bào trong cơ thể bạn. Khi insulin mở cửa tế bào của bạn, glucose có thể rời khỏi máu và di chuyển vào tế bào nơi bạn sử dụng nó làm năng lượng. Nếu không có đủ insulin, glucose không thể đi vào tế bào và thay vào đó sẽ tích tụ trong máu làm tăng đường huyết.

Nhiều bệnh lý có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và giải phóng insulin của cơ thể bạn. Chúng bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường thai kỳ: Là bệnh tiểu đường bắt đầu trong thai kỳ.
  • Tiền đái tháo đường: Khi cơ thể bạn kháng insulin, không thể sử dụng insulin như bình thường, nhưng lượng đường trong máu không đủ cao để chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Bệnh tiểu đường tuýp 1: Khi tuyến tụy của bạn không tạo ra insulin hoặc không sản xuất đủ để kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Bệnh tiểu đường tuýp 2: Khi tuyến tụy của bạn không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể bạn không thể sử dụng insulin như bình thường.
  • Hội chứng chuyển hóa hay hội chứng kháng insulin: Một nhóm các yếu tố nguy cơ bao gồm cả kháng insulin làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch. Kháng insulin có nghĩa là các tế bào trong cơ thể bạn không thể sử dụng glucose từ máu làm năng lượng.

Sử dụng insulin như thế nào?

Bác sĩ có thể kê đơn insulin để giảm lượng đường trong máu và giữ cho bạn khỏe mạnh. Bạn có thể dùng insulin theo nhiều cách khác nhau tùy theo nhu cầu và lối sống của bạn. Nhóm chăm sóc y tế sẽ làm việc với bạn để xác định loại nào là tốt nhất cho bạn. Bạn có thể:

  • Hãy tự tiêm insulin bằng bút insulin hoặc lọ và ống tiêm.
  • Hít nó dưới dạng bột.

Các loại insulin

Hầu hết các loại insulin đều được tiêm qua kim, bút hoặc bơm. Có nhiều loại insulin tiêm khác nhau tùy theo thời gian tác dụng và thời gian tồn tại trong máu. Một số loại insulin bắt đầu hoạt động nhanh chóng và hết tác dụng sau vài giờ gọi là insulin tác dụng nhanh hoặc insulin trong bữa ăn vì bạn có thể dùng chúng trước bữa ăn. Các loại khác mất nhiều thời gian hơn để đến được máu của bạn và hoạt động trong khoảng một hoặc hai ngày gọi là insulin cơ bản hoặc insulin nền.

Hormone insulin là gì? 2
Insulin tác dụng nhanh

Ngoài ra còn có insulin tác dụng trung gian, insulin trộn (kết hợp giữa insulin cơ bản và nhanh trong một dụng cụ tiêm hay trong một lọ).

Cụ thể hơn về các loại insulin:

Insulin tác dụng nhanh:

Loại insulin này bắt đầu hoạt động trong vòng 5 đến 20 phút và tiếp tục hoạt động trong 3 đến 5 giờ. Nó đạt đỉnh điểm (hiệu quả nhất) khoảng một hoặc hai giờ sau khi bạn tiêm. Các loại insulin tác dụng nhanh bao gồm insulin glulisine. Insulin dạng hít cũng được coi là tác dụng nhanh và bạn nên dùng trước bữa ăn.

Insulin thông thường (hoặc insulin tác dụng ngắn):

Những loại insulin này bao gồm Novolin R® và Humulin R®. Chúng bắt đầu hoạt động khoảng 30 đến 45 phút sau khi tiêm và biến mất sau khoảng 5 đến 8 giờ. Insulin thông thường đạt đỉnh khoảng hai đến bốn giờ sau khi tiêm.

Insulin tác dụng trung gian:

Loại này bắt đầu có tác dụng sau khoảng hai giờ đồng hồ và có hiệu quả nhất trong khoảng từ bốn đến 12 giờ sau khi tiêm. Nó biến mất sau 14 đến 24 giờ. Hiện có bao gồm insulin isophane (NPH).

Hormone insulin là gì? 3
Insulin tác dụng trung gian

Insulin tác dụng kéo dài:

Phải mất khoảng một giờ để loại insulin này đi vào máu và bắt đầu hoạt động. Nó đạt đỉnh điểm từ ba đến 14 giờ sau khi tiêm. Nó kéo dài đến một ngày. Các loại bao gồm insulin glargine.

Insulin tác dụng cực dài:

Đi vào máu trong khoảng sáu giờ, loại insulin này có cùng mức độ hiệu quả trong vài giờ (không đạt đỉnh). Nó có thể kéo dài đến hai ngày. Các loại bao gồm insulin degludec.

Tác dụng phụ của insulin là gì?

Người bị đái tháo đường tuýp 1 cần sử dụng insulin gần như là suốt đời. Cần chú ý một số tác dụng phụ có thể xảy ra của insulin bao gồm:

  • Các cục, vết rỗ, sưng, đỏ hoặc ngứa tại chỗ tiêm: Để đề phòng biến chứng này bạn nên thay đổi vị trí tiêm mỗi ngày, để dễ nhớ có thể tiêm theo chiều kim đồng hồ.
  • Hạ đường huyết: Đây là tác dụng phụ đáng sợ nhất trong điều trị đái tháo đường vì có thể gây tổn thương não không hồi phục. Do đó, mặc dù bạn đang điều trị tiểu đường thì cũng nên bỏ theo nước ngọt, kẹo hoặc đường trong người để dùng khi có các triệu chứng của hạ đường huyết và không nên bỏ bữa ăn.
  • Tăng cân.
Hormone insulin là gì? 4
Cần phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết khi điều trị bằng insulin

Insulin là một hormone do tế bào beta của đảo tụy tiết ra với vai trò chính trong điều hòa lượng đường trong máu. Khi bạn bị đái tháo đường, có thể bạn sẽ cần điều trị bằng hormone insulin. Có nhiều loại insulin trên thị trường, việc của bạn là sử dụng đúng theo hướng dẫn và chú ý các tác dụng phụ của nó đặc biệt là hạ đường huyết. Hãy lưu ý biến chứng hạ đường huyết, không nhịn ăn, luôn mang theo thực phẩm chứa đường bên mình nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Sức khỏe