Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách nhỏ nước muối cho trẻ sơ sinh, 3 vị trí cần nhớ

Ngày 19/08/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh là biện pháp hiệu quả và an toàn để bảo vệ hệ hô hấp cho trẻ mới chào đời, vốn có sức đề kháng còn kém. Có 3 cách nhỏ nước muối cho trẻ sơ sinh mà bà mẹ nào cũng phải biết khi vệ sinh cho trẻ.

Hãy tham khảo bài viết sau để biết cách nhỏ nước muối cho trẻ sơ sinh đúng phương pháp, tránh tình trạng viêm nhiễm do nhỏ sai cách.

Cách nhỏ nước muối cho trẻ sơ sinh vào mắt

Mắt của trẻ sơ sinh còn rất yếu do đó cần lựa chọn nước muối sinh lý dành riêng cho đối tượng này để bảo vệ an toàn cho trẻ.

Cách nhỏ nước muối cho trẻ sơ sinh, 3 vị trí cần nhớ 1 Dùng nước muối nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh giúp hạn chế tình trạng viêm kết mạc, nhiễm khuẩn

Tác dụng khi nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý 

Nhỏ nước muối sinh lý với nồng độ NaCl 0,9% có một số tác dụng tại chỗ.

Nước muối có tác dụng làm sạch vi khuẩn, bụi bẩn, cũng như loại bỏ ghèn, rỉ mắt cho trẻ, giúp hạn chế tình trạng viêm kết mạc, nhiễm khuẩn mắt ở trẻ.

Làm dịu đôi mắt đồng thời cung cấp độ ẩm cho nhãn cầu của trẻ khi trẻ bị khô mắt hay viêm giác mạc.

Được dùng để sơ cứu trong trường hợp mắt có dị vật xâm nhập.

Hướng dẫn nhỏ nước muối cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh chảy rỉ mắt hay bị ghèn, mẹ cần lưu ý cách nhỏ nước muối cho trẻ sơ sinh đúng cách để tránh gây ra nhiễm khuẩn nhãn khoa.

Mẹ nên làm theo cách nhỏ nước muối cho trẻ sơ sinh sau đây:

  • Bước 1: Rửa sạch tay và sát khuẩn tay trước khi vệ sinh mắt cho trẻ để tránh gây nhiễm khuẩn.
  • Bước 2: Chuẩn bị nước muối sinh lý để nhỏ mắt và vài miếng gạc vô trùng.
  • Bước 3: Giữ trẻ nằm ổn định, nhỏ từng giọt nước muối sinh lý vào mắt, tránh để nước muối chảy ra ngoài.
  • Bước 4: Dùng gạc vô khuẩn nhẹ nhàng lau mắt cho trẻ theo chiều từ đầu đến đuôi mắt.
  • Bước 5: Thực hiện tương tự với mắt còn lại.

Tần suất thực hiện

  • Trẻ ở độ tuổi từ 0 - 1 tháng đầu đời: Trẻ nên được nhỏ mắt khoảng 3 lần trong ngày vào các thời điểm lúc sáng mới ngủ dậy, lúc tắm và lúc đi ngủ… Nhỏ nhiều hơn nếu trẻ tiết nhiều ghèn, rỉ mắt.
  • Trẻ dưới 3 tháng đầu đời: Nhỏ mắt khoảng 3 lần/ngày.
  • Trẻ sau 3 tháng tuổi: Mẹ không nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt cho trẻ hàng ngày, trong trường hợp mắt của bé bình thường chỉ nên dùng khoảng 2 - 3 lần/tuần.

Lưu ý khi thực hiện

Chọn nước muối sinh lý dành riêng cho mắt để đảm bảo vô trùng, không chất bảo quản. 

Mỗi mắt dùng một gạc riêng, tránh gây nhiễm khuẩn chéo ở hai bên mắt của trẻ. Mỗi miếng gạc sử dụng 1 lần rồi bỏ.

Cách nhỏ nước muối cho trẻ sơ sinh vào mũi

Niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh thường rất mỏng và nhạy cảm, việc tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn hoặc thời tiết thay đổi khiến trẻ bị viêm mũi, nghẹt mũi. Mẹ cần vệ sinh mũi đúng cách để giúp trẻ ngăn ngừa được các bệnh về đường hô hấp trên.

Cách nhỏ nước muối cho trẻ sơ sinh, 3 vị trí cần nhớ 2 Dùng nước muối vệ sinh mũi giúp loại bỏ các yếu tố gây viêm đường hô hấp ở trẻ sơ sinh

Tác dụng khi nhỏ nước muối vào mũi

Một số tác dụng khi dùng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh:

  • Làm sạch mũi, loại bỏ dị vật, bụi bẩn có trong khoang mũi của trẻ.
  • Loại bỏ các yếu tố gây viêm đường hô hấp cho trẻ như virus, vi khuẩn tấn công.
  • Làm thông thoáng đường hô hấp, tránh nghẹt mũi ở trẻ.
  • Cung cấp độ ẩm thích hợp ở khoang mũi, đem lại cảm giác dễ chịu cho trẻ sơ sinh.

Hướng dẫn nhỏ nước muối cho trẻ sơ sinh

Mẹ cần lưu ý cách nhỏ nước muối cho trẻ sơ sinh đúng cách khi trẻ bị sổ mũi, viêm mũi... Sau đây là các bước vệ sinh mũi cho trẻ an toàn, hiệu quả, đơn giản:

Bước 1: Đặt trẻ nằm ổn định

Mẹ lưu ý rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh mũi cho con, sau đó đặt trẻ trên gối đã lót sẵn một chiếc khăn mỏng. Đặt trẻ ở tư thế đầu nghiêng sang một bên, không đặt trẻ trên gối cao để dung dịch nước muối không bị chảy ra ngoài.

Bước 2: Lót khăn ở cổ của trẻ

Mẹ lưu ý lót khăn quanh cổ cho trẻ để nước muối không thể chảy ra ngoài làm ướt chăn hoặc đệm. 

Bước 3: Nhỏ mũi cho trẻ

Mẹ đặt phần đầu lọ nước muối sinh lý ở gần sát lỗ mũi của trẻ, sau đó nhỏ 1-2 giọt, nên nhỏ nhẹ không quá mạnh gây tổn thương đến niêm mạc mũi của trẻ.

Sau khi nước muối sinh lý chảy vào mũi làm loãng dịch ở mũi khoảng 3 phút, mẹ dùng tăm bông để lấy dịch, bụi bẩn ra ngoài mũi con một cách nhẹ nhàng.

Mẹ làm tương tự với bên mũi còn lại.

Bước 4: Lau mũi bằng khăn mềm

Để loại bỏ nước muối còn sót lại trên mũi của trẻ, mẹ nên dùng khăn bông mềm để lau sạch mũi cho bé.

Tần suất nhỏ nước muối vào mũi của trẻ sơ sinh

Các mẹ nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Không nên thường xuyên rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý vì có thể làm mũi trẻ bị khô, mất đi độ ẩm tự nhiên của mũi.

Lưu ý khi nhỏ nước muối vào mũi trẻ sơ sinh

Mẹ nên kiểm tra nồng độ nước muối có đúng 0,9% NaCl không. Ngoài thành phần nước muối tinh khiết, nếu có các thành phần khác có an toàn hay không. Nên ưu tiên các loại nước muối không có chất bảo quản và vô trùng.

Trước khi rửa mũi cho con, mẹ nên rửa tay sạch tránh đem vi khuẩn, bụi bẩn, hóa chất, dị vật vào mũi của trẻ.

Tần suất rửa mũi theo chỉ định của bác sĩ.

Không rửa mũi khi trẻ đang ngủ vì có thể khiến nước muối sinh lý chảy ngược vào bên trong gây ra các phản xạ hắt hơi, ho gây viêm đường hô hấp.

Cách nhỏ nước muối cho trẻ sơ sinh vào tai

Tác dụng khi nhỏ nước muối vào tai cho trẻ sơ sinh

Cách nhỏ nước muối cho trẻ sơ sinh, 3 vị trí cần nhớ 3 Nhỏ nước muối ở ngay ống tai ngoài là cách nhỏ nước muối cho trẻ sơ sinh đúng

Việc nhỏ nước muối sinh lý vào tai cho trẻ sơ sinh khiến nước bị đọng lại trong tai, lâu ngày gây ra tình trạng viêm tai ở trẻ.

Vì vậy, mẹ cần lưu ý chỉ nhỏ nước muối ở ngay ống tai ngoài của trẻ, không nhỏ trực tiếp vào trong tai của trẻ. Không nên tự ý lạm dụng sử dụng nước muối để vệ sinh tai của trẻ mà phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Hướng dẫn nhỏ nước muối vào tai cho trẻ sơ sinh

Mẹ cần lưu ý cách nhỏ nước muối cho trẻ sơ sinh đúng cách để tránh tình trạng viêm tai. Các bước để vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh đúng cách như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị nước muối sinh lý, khăn bông mềm sạch và tăm bông.
  • Bước 2: Cho trẻ nằm trên giường rồi nhẹ nhàng nghiêng đầu trẻ sang một bên.
  • Bước 3: Nhỏ nhẹ nhàng khoảng 3 – 4 giọt nước muối sinh lý vào tai ngoài của trẻ. Để dung dịch nước muối đi vào bên trong, dùng ngón tay day nhẹ vành tai của trẻ.
  • Bước 4: Nghiêng đầu trẻ sang bên kia để nước thừa tự chảy ra ngoài, dùng khăn bông để lau sạch.
  • Bước 5: Dùng đầu tăm bông nhẹ nhàng lau chùi và lấy ráy cho trẻ.
  • Bước 6: Thực hiện tương tự ở tai bên kia.

Tần suất nhỏ nước muối vào tai cho trẻ sơ sinh

Khi nhỏ nước muối sinh lý vào tai cho trẻ, mẹ cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên nhỏ nhiều hoặc ít hơn vì có thể làm tình trạng viêm của trẻ nặng hơn.

Lưu ý khi nhỏ nước muối vào tai cho trẻ sơ sinh

Mẹ nên lưu ý một sớ điều sau đây để tránh các rủi ro khi sử dụng nước muối sinh lý không đúng cách:

Khi chọn nước muối sinh lý nhỏ tai cho trẻ sơ sinh, mẹ nên chọn loại nước muối có hàm lượng NaCl chuẩn, thành phần an toàn, được vô trùng, vô khuẩn. Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm không có chất gây dị ứng cho trẻ, không có chất bảo quản.

Việc nhỏ nước muối sinh lý vào tai cho trẻ sơ sinh hàng ngày tạo ra môi trường quá ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh nên không được lạm dụng nước muối để vệ sinh tai cho trẻ.

Cần thận khi sử dụng đầu ống nước muối tránh gây xước tai, làm tổn thương tai của trẻ.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm