Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người thường nhầm lẫn lao phổi và ung thư phổi bởi những điểm giống nhau trong dấu hiệu nhận biết. Có cách nào để phân biệt lao phổi và ung thư phổi không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Các triệu chứng của lao phổi đôi khi lại có sự tương đồng với các bệnh phổi khác, trong đó có ung thư phổi. Bởi vậy, có nhiều trường hợp người bệnh khám chữa, bác sĩ nhầm lẫn giữa các triệu chứng và đưa ra kết luận sai, gây ảnh hưởng tới kết quả điều trị cũng như sức khỏe người bệnh. Vậy làm thế nào để phân biệt lao phổi và ung thư phổi? 2 căn bệnh này có điểm khác biệt nào?
Lao phổi và ung thư phổi dễ bị nhầm lẫn do có nhiều dấu hiệu giống nhau (Ảnh minh hoạ)
Bệnh lao phổi là bệnh lý truyền nhiễm do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh này có thể lây truyền từ người này qua người khác thông qua nhiều con đường như hô hấp, sử dụng chung đồ với người bệnh, quan hệ tình dục, truyền từ mẹ sang con.
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn lao gây ra (Ảnh minh hoạ)
Khi trực khuẩn lao mới xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ ẩn nấp tại các cơ quan nội tạng. Giai đoạn này được gọi là thời kỳ ủ bệnh bởi các dấu hiệu điển hình vẫn chưa xuất hiện. Thời gian ủ bệnh của bệnh lao kéo dài từ vài tháng cho tới vài năm tuỳ thuộc vào sức đề kháng cũng như khả năng miễn dịch của cơ thể. Bệnh lao phổi có một số dấu hiệu điển hình như:
Bên cạnh đó, nếu người bệnh thăm khám muộn, lồng ngực có thể xuất hiện hiện tượng lép do các khoang liên sườn bị hẹp lại. Vùng đục của tim bị lệch sang bên thương tổn, nghe thấy nhiều tiếng ran nổ, và có thể có tiếng thổi hang.
Về cơ bản, các triệu chứng điển hình của ung thư phổi có nhiều điểm tương đồng với lao phổi với những dấu hiệu ban đầu có thể nhận thấy gồm:
Người bị ung thư phổi bị ho kéo dài kèm máu (Ảnh minh hoạ)
Cũng bởi dấu hiệu nhận biết của 2 bệnh lý này tương đồng nhau nên với người bị lao phổi, bệnh chủ yếu được chẩn đoán thông qua việc khai thác các dấu hiệu như ho kéo dài, khác có đờm, sốt về chiều,… cũng như thông qua hình ảnh trên phim chụp. Xquang phổi. Ngoài ra, việc chẩn đoán cũng dựa vào kết quả xét nghiệm tìm thấy trực khuẩn lao trong đờm.
Còn với người bệnh ung thư phổi, việc chẩn đoán sẽ dựa vào hình ảnh trên phim Xquang phổi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp có hình mờ hoặc phổi bị hoại tử ở giữa nên dễ bị chẩm đoán nhầm. Bởi vậy, để đi tới kết luận cuối cùng các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả khai thác tiểu sử bệnh nhân và hướng tới chẩn đoán ung thư phổi khi người bệnh có các yếu tố như bệnh nhân nam, trên 45 tuổi, có tiền sử nghiện thuốc lào, thuốc lá. Ngoài ra, để có kết quả chẩn đoán chắc chắn, các bác sĩ sẽ tiến hành nội soi phế quả hoặc lấy dịch phế quản để lấy bệnh phẩm xét nghiệm.
Theo các chuyên gia hô hấp, lao phổi là bệnh lý có thể chữa khỏi. Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, hầu hết bệnh nhân đều sẽ khỏi bệnh mà không phải chịu biến chứng nguy hiểm nào. Tuỳ thuộc vào thể trạng bệnh nhân cũng như tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng với từng người. Thời gian điều trị lao phổi sẽ kéo dài từ 6 – 8 tháng.
Thời gian điều trị lao phổi có thể kéo dài từ 6 - 8 tháng (Ảnh minh hoạ)
Theo quy chuẩn của Bộ Y tế, hiện nay có 2 phương pháp điều trị lao phổi gồm: điều trị có kiểm soát trực tiếp và điều trị theo phác đồ chuẩn được Bộ Y tế quy định cho các trường hợp lao ở phổi mới được phát hiện.
Bên cạnh đó, người bệnh lao phổi cũng cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ như uống thuốc đúng phác đồ, đủ thời gian, đều đặn, không bỏ thuốc hoặc gián đoạn trong quá trình điều trị.
Hiện nay có nhiều biện pháp điều trị ung thư phổi. Tuỳ thuộc vào thể trạng người bệnh, giai đoạn bệnh, tình hình phát triển bệnh và loại ung thư phổi, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Một số biện pháp điều trị được áp dụng hiện nay gồm:
Bên cạnh 3 phương pháp điều trị phổ biến ở trên, còn có một số phương pháp điều trị ung thư phổi khác như điều trị đích ung thư phổi (phương pháp sử dụng thuốc nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư, ít gây ảnh hưởng tới các tế bào lành và ít tác dụng phụ), điều trị miễn dịch ung thư nhằm giúp tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể, và một số phương pháp hỗ trợ điều trị khác (châm cứu, massage, yoga, ngồi thiền, sử dụng thảo dược, tinh dầu,…).
Hồng Anh
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.