Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi được chẩn đoán mắc phải bệnh ung thư phổi chắc hẳn các bệnh nhân không khỏi lo lắng và hoảng sợ. Liệu có phương pháp nào điều trị ung thư phổi hay không, hãy cùng giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!
Ung thư phổi là bệnh ung thư xảy ra hầu hết ở những bệnh nhân hút thuốc lá hoặc ở những bệnh nhân có người thân hút thuốc lá. Bệnh ung thư phổi là bệnh đặc biệt bởi các tế bào ung thư diễn biến âm thầm lặng lẽ. Người bệnh sẽ không biết mình đang mắc bệnh cho đến khi xuất hiện các triệu chứng nặng. Tuy nhiên, khi đó bệnh có thể đã diễn biến khá nặng nề và có khả năng di căn rất cao.
Đa số các bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi trong giai đoạn đã tiến triển nên tiên lượng khá xấu. Vấn đề lo lắng lúc này là các phương pháp điều trị bệnh ung thư phổi là gì, và phương pháp nào phù hợp nhất. Bạn đọc hãy cùng xem bài viết này để hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị bệnh ung thư phổi nhé!
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị ung thư phổi nói chung. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh theo phương pháp nào còn tùy thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: Bệnh đang ở giai đoạn nào, tình hình phát triển của bệnh, loại ung thư phổi nào... Dưới đây là một số phương pháp điều trị ung thư phổi đang được các bác sĩ áp dụng:
Phẫu thuật được cho là phương pháp điều trị triệt để, đặc biệt với những trường hợp được chẩn đoán ung thư phổi ở giai đoạn đầu. Nguyên nhân là khi đó khối u còn rất nhỏ, chưa có dấu hiệu di căn, sức khỏe cũng như thể trạng bệnh nhân chưa bị ảnh hưởng… nên đáp ứng việc điều trị khá tốt. Phương pháp phẫu thuật này thường được tiến hành để loại bỏ hoàn toàn thùy phổi chứa các khối u và nạo vét các hạch.
Sau khi phẫu thuật, khả năng lành bệnh của bệnh nhân ung thư phổi là rất cao. Trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) tỷ lệ sống trên 5 năm là khoảng 52%. Tuy nhiên, tại nước ta hiện nay, số trường hợp được phát hiện bệnh giai đoạn đầu là rất ít, do đó phương pháp phẫu thuật thường ít được thực hiện và hiệu quả thường không tốt như kỳ vọng.
Khi nói đến ung thư phổi và phương pháp điều trị, xạ trị được cho là phương pháp được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Xạ trị được sử dụng để điều trị các khối u ung thư phổi trong trường hợp các khối u to, tuy nhiên chưa có dấu hiệu lây lan đến những cơ quan khác. Xạ trị sử dụng các máy chiếu năng lượng cao như: Tia X, tia gamma, proton... giúp tiêu diệt được tế bào ung thư, làm phá hủy khối u, khiến khối u phát triển chậm hơn. Với những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn III, không được chỉ định phương pháp phẫu thuật, lúc này có thể điều trị hóa xạ trị đồng thời hoặc luân phiên để thu được hiệu quả tốt hơn.
Tuy nhiên, phương pháp xạ trị có thể gây ra nhiều biến chứng sớm, ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân, xuất hiện sau một vài ngày như: Bệnh nhân chán ăn, cảm thấy buồn nôn, bị đỏ vùng da chiếu xạ và rụng tóc... Bên cạnh đó, một số biến chứng muộn xuất hiện sau đó như: Cảm thấy đau rát da, bị khô da, viêm da và xơ phổi...
Phương pháp hóa trị ung thư phổi chủ yếu áp dụng cho những bệnh nhân bước sang giai đoạn muộn. Cách điều trị hóa chất này chủ yếu được áp dụng khi tế bào ung thư đã lan rộng. Hóa trị nhằm tiêu diệt tế bào ung thư đồng thời ngăn chặn sự di căn ung thư. Bên cạnh đó, hóa trị cũng được sử dụng kết hợp với một số liệu pháp khác như phẫu thuật hoặc xạ trị giúp điều trị ung thư phổi giai đoạn IV nhằm làm giảm kích thước của khối u, tiêu diệt tế bào ung thư còn sót trong cơ thể.
Thuốc hay hóa chất được đưa vào cơ thể người bệnh theo đường tĩnh mạch do đó sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến một số cơ quan khỏe mạnh khác. Theo đó, phương pháp điều trị ung thư phổi này sẽ gây ra một số tác dụng phụ như: Gây thiếu máu, thiếu chất, buồn nôn, cơ thể bệnh nhân suy kiệt, suy giảm hệ miễn dịch, rụng tóc và giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) và liên quan tới các đột biến gen – được xác định thông qua việc thực hiện các xét nghiệm sinh học phân tử. Do đó, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng phương pháp điều trị nhắm trúng đích nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư và có khả năng ít gây ảnh hưởng tới tế bào khỏe mạnh, ít gây tác dụng phụ hơn. Phương pháp này nhằm cải thiện thời gian và chất lượng cuộc sống đáng kể cho bệnh nhân.
Phương pháp này giúp tạo ra miễn dịch chủ động cho cơ thể, có thể tiêu diệt các tế bào ung thư nhờ vào việc phát hiện và kiểm soát tế bào ung thư. Hiện nay có một số thuốc điều trị miễn dịch như: Durvalumab, Pembrolizumab... Tuy nhiên, giá thành các loại thuốc này thường rất đắc.
Trong quá trình điều trị bệnh ung thư phổi, bệnh nhân dễ gặp một số các biến chứng khác nhau từ nặng đến nhẹ. Do đó, người bệnh có thể thực hiện các phương pháp hỗ trợ dưới đây nhằm hoàn thành phác đồ điều trị tốt hơn:
Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư phổi cần giữ cho tinh thần lạc quan, tích cực và tin tưởng vào các phương pháp điều trị ung thư phổi mà các bác sĩ lựa chọn. Nên phối hợp nhịp nhàng và tuân thủ đúng nhằm đạt hiệu quả cao cho việc điều trị.
Hoàng Yến
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.