Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách phòng chống giun đũa hiệu quả cho trẻ em và người lớn

Ngày 21/04/2023
Kích thước chữ

Giun đũa là một những bệnh nhiễm ký sinh trùng dễ mắc và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là ở trẻ em. Cách phòng chống giun đũa sẽ giúp ngăn chặn việc lây nhiễm và đảm bảo sức khỏe toàn diện cho gia đình bạn.

Bệnh nhiễm giun đũa hiện nay vẫn bị xếp vào nhóm bệnh nhiệt đới ít được quan tâm do triệu chứng không rầm rộ như các bệnh truyền nhiễm cấp tính khác. Tuy nhiên, chúng vẫn gây ra những tác hại to lớn và hậu quả về lâu dài mới thấy. Các cách phòng chống giun đũa sẽ giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm giun ở trẻ em và người lớn. 

Tìm hiểu về giun đũa

Giun đũa là loại giun gì?

Giun đũa là một loại giun có tên khoa học là Ascaris lumbricoides. Giun đũa có kích thước lớn như đũa với giun cái trưởng thành có thể dài 20 - 25 cm và giun đực dài 15 - 17 cm. Loại giun này có thân hình tròn, màu hồng hoặc trắng, đầu và đuôi nhọn. Nơi ký sinh của giun đũa là ở ruột non của người.

cach-phong-chong-giun-dua-1.jpg
Giun đũa là một loại giun có màu hồng, đầu và đuôi nhọn

Con đường nhiễm giun đũa

Giun đũa cái đẻ trứng, nếu rơi vào đất hoặc nước thì trứng sẽ nở thành ấu trùng sau 2 tuần. Với nhiệt độ môi trường bình thường, ấu trùng giun đũa có thể tiếp tục một vòng tuần hoàn. Trứng giun đũa chỉ bị tiêu diệt khi nhiệt độ lên trên 60 độ C.

Trứng giun đi vào cơ thể người qua tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất, nước nhiễm giun. Dễ hơn là trứng giun đũa đi vào cơ thể người qua đường ăn uống, do ăn thức ăn chưa nấu chín kỹ, uống nước chưa đun sôi, ăn rau sống chưa được rửa sạch, bàn tay bẩn. Sử dụng phân tươi để bón rau là nguyên nhân chủ yếu để trứng giun nhiễm vào đất và rau củ quả. Ruồi là vật trung gian mang trứng giun từ đất đến đồ ăn, thức uống.

cach-phong-chong-giun-dua-2.jpg
Ăn rau củ quả sống chưa được rửa sạch có thể bị nhiễm giun đũa

Người lớn thường ít bị nhiễm giun đũa hơn trẻ em. Trẻ em ở thành thị ít nhiễm hơn trẻ em nông thôn. Nguyên nhân do trẻ em chưa có ý thức về vệ sinh cá nhân, hay cho tay, đồ chơi vào miệng, đi chân đất nên dễ nhiễm giun đũa hơn. 

Bệnh nhân nhiễm giun đũa có thể phóng trứng giun ra ngoài môi trường trong suốt thời gian giun cái còn ở trong ruột. Trung bình, giun đũa trưởng thành có thể sống trong ruột 12 tháng, thậm chí là 24 tháng. Mỗi ngày, một con giun cái có thể đẻ trên 200 nghìn trứng. Trứng giun có thể sống nhiều năm ở trong đất. Thời gian từ khi nhiễm trứng đến khi giun trưởng thành và gây bệnh là 65 - 75 ngày.

Biến chứng nguy hiểm khi nhiễm giun đũa

Giun đũa có chu kỳ phát triển rất dài ngày. Khi phát triển đến một lượng giun lớn trong ruột có thể khiến người bệnh bị suy dinh dưỡng, hấp thu chất dinh dưỡng kém. Nguy hiểm hơn nếu trứng giun nở nhiều có thể gây ra tắc ruộtlồng ruột, viêm tắc ruột. Giun chui vào ống mật, gây viêm ruột thừa và các vấn đề về gan, tuyến tụy, túi mật. Người bị nhiễm giun bị suy dinh dưỡng, trẻ em bị giảm khả năng phát triển trí tuệ.

cach-phong-chong-giun-dua-03.jpg
Người bị nhiễm giun đũa có thể bị suy dinh dưỡng

Cách phòng chống giun đũa hiệu quả

Để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm do giun đũa gây ra, cần áp dụng các cách phòng chống giun đũa ngay trong sinh hoạt hàng ngày. 

Tẩy giun định kỳ

Cắt đứt nguồn lây nhiễm giun đũa bằng cách điều trị người bị nhiễm giun triệt để và tẩy giun định kỳ là cách phòng chống giun đũa hiệu quả nhất hiện nay. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, cần phải tiến hành tẩy giun định kỳ tối thiểu 6 tháng 1 lần và ít nhất 2 lần 1 năm. Các loại thuốc tẩy giun hiện nay có thể dùng được cho trẻ từ 2 tuổi trẻ lên. Trẻ em đang bị sốt thì không được uống thuốc tẩy giun.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Luôn đảm bảo phải ăn chín, uống sôi. Không ăn những thức ăn bị ôi thôi, thức ăn giữa được rửa sạch và chế biến kỹ. Hạn chế đồ ăn, thức uống chế biến sẵn ngoài lề đường, vỉa hè vì có thể không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đậy kỹ đồ ăn, thức uống để ruồi nhặng bâu vào.

cach-phong-chong-giun-dua-4.jpg
Ăn chín uống sôi để phòng chống giun đũa hiệu quả

Nhớ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm. Tắm rửa thường xuyên. Không để trẻ nghịch bẩn hay đi chân đất, bò lê la dưới nền đất không sạch sẽ. Cắt móng tay và đi dép. Dùng đồ bảo hộ khi tiếp xúc với môi trường đất, nước bị ô nhiễm. 

Vệ sinh môi trường sống là cách phòng chống giun đũa tốt nhất

Tăng cường giữ vệ sinh môi trường sống, nhà ở, sân vườn là cách phòng chống giun đũa hiệu quả nhất. Cần thường xuyên lau dọn nhà cửa sạch sẽ, nhất là khu vực nhà vệ sinh và sàn nhà. Không để chó, mèo, gia súc, gia cầm,... tha phân gây ô nhiễm. 

Vệ sinh đồ vật mà trẻ em hay cầm nắm như đồ chơi, điều khiển,... bằng các dung dịch vệ sinh an toàn cho trẻ nhỏ. Rửa sạch tay cho trẻ sau khi ra ngoài chơi, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Không cho trẻ ăn đồ tái, đồ sống.

Rửa sạch tay đúng quy trình để ngừa giun đũa

Rửa tay là cách phòng chống giun đũa và mọi căn bệnh truyền nhiễm một cách hiệu quả và đơn giản nhất có thể thực hiện hàng ngày. Tốt nhất là phải rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.

cach-phong-chong-giun-dua-5.jpg
Rửa tay đúng cách giúp phòng chống giun đũa cho cả người lớn và trẻ em

Để rửa tay sạch đúng cách, cần phải thực hiện đủ 6 bước dưới đây:

  • Bước 1: Làm ướt tay bằng nước sạch, sau đó thoa xà phòng vào lòng bàn tay, rồi chà 2 lòng bàn tay vào với nhau.
  • Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay bên này cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay của bàn tay bên kia. Làm ngược lại với tay bên kia.
  • Bước 3: Dùng lòng bàn tay bên này chà chéo lên mu bàn tay bên kia và làm ngược lại.
  • Bước 4: Dùng đầu ngón tay bên này miết từng kẽ ngón tay bên kia và ngược lại.
  • Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay bên này cọ vào lòng bàn tay bên kia và xoay di xoay lại nhiều vòng. 
  • Bước 6: Xả sạch xà phòng dưới vòi nước, rồi lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch. 

Bên cạnh đó, có thể thực hiện rửa tay khô để làm sạch tay bất cứ lúc nào và ở đâu giúp ngăn chặn nhiễm giun triệt để.

  • Bước 1: Dùng khăn ướt loại bỏ dầu mỡ và bụi bẩn trước khi rửa tay khô.
  • Bước 2: Đổ dung dịch rửa tay khô vào lòng bàn tay. Chà 2 bàn tay vào với nhau, xoa nhẹ để dung dịch bao phủ toàn bộ bề mặt 2 bàn tay. Đan xen các ngón tay và xoa bóp để làm sạch kẽ tay triệt để.
  • Bước 3: Chà liên tục 2 bàn tay với nhau trong 30 giây cho đến khi dung dịch nước rửa tay khô hoàn toàn.

Với những cách phòng chống giun đũa trên đây, hy vọng đã giúp các bạn biết cách ngăn chặn bị lây nhiễm loại giun sán gây bệnh nguy hiểm này cho bản thân và gia đình, đặc biệt là cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, nên thực hiện tẩy giun định kỳ bằng các sản phẩm thuốc trừ giun sán an toàn đang có tại hệ thống Nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin