Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách sơ cứu dập móng tay hiệu quả

Ngày 01/07/2022
Kích thước chữ

Móng tay là bộ phận cơ thể thường xuyên gặp các chấn thương và đụng dập do phải thực hiện nhiều động tác trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, những hiểu biết về sơ cứu dập móng tay là vô cùng cần thiết.

Trong các chấn thương liên quan đến móng tay, dập móng tay là dạng tổn thương phổ biến nhất. Dập móng xảy ra không chỉ gây đau đớn mà còn có thể gây ra những thương tổn đi kèm. Chính vì vậy, điều quan trọng là cần áp dụng ngay các biện pháp sơ cứu dập móng tay, để tránh gây ra những tổn thương và di chứng.

Dập móng tay là gì?

Dập móng tay là một loại chấn thương ngón tay, khiến cho phần móng tay bị thương tổn. Chấn thương này có thể biểu hiện đa dạng rất đa dạng, từ nhẹ đến nặng, gây đau và khó chịu, thậm chí làm bạn không thể cử động ngón tay.

Hầu hết mọi người đều đã từng bị dập móng tay. Dập móng tay có thể gặp thường xuyên trong sinh hoạt, vận động hàng ngày chủ yếu do móng tay bị va đập mạnh. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng móng tay bị dập gồm có:

  • Dập móng tay do bị kẹt ở cửa.
  • Dập móng tay do sử dụng búa sai cách.
  • Phần móng tay bị kẹt giữa các dụng cụ như kéo, búa, đồ có nắp…
  • Bị vật dụng nặng rơi vào làm dập móng tay.
  • Dập móng tay khi chơi thể thao.

Các dạng dập móng tay và dấu hiệu nhận biết

Các dạng dập móng tay thường gặp như:

Tụ máu dưới móng

Khi móng tay bị đè bởi một vật nặng, máu bầm sẽ tích tụ dưới móng. Phần móng tay lúc này sẽ đau nhói và chuyển thành màu xanh đen giống như có vết bầm tím ở dưới móng tay.

Cách sơ cứu dập móng tay hiệu quả 1 Móng tay dập bị bầm tím

Rách móng tay

Tình trạng này xảy ra khi móng tay bị tổn thương bởi vật sắc nhọn (cưa, dao…), hoặc bị nghiền bởi vật nặng. Khi móng tay bị rách, bạn có thể bị chảy máu kèm theo và xuất hiện vết bầm tím lớn tại nơi tổn thương khi vết thương lành.

Sứt móng tay

Sứt móng tay xảy ra khi móng tay bị kẹp mạnh giữa hai đồ vật, ví dụ như sứt móng tay do bị kẹp cửa. Tình trạng này thường làm sưng ngón tay và gây đau đớn nghiêm trọng kèm theo. Ngón tay cũng có khả năng bị gãy hay biến dạng khi gặp phải chấn thương này.

Đối với mỗi loại dập móng tay khác nhau sẽ có những dấu hiệu đặc trưng riêng. Tuy nhiên, tình trạng dập móng tay nói chung thường sẽ có những triệu chứng sau đây:

  • Đau và sưng tại vị trí móng tay bị dập.
  • Vùng da quanh móng có dấu hiệu bầm tím và phù nề.
  • Nền móng tím và đen thẫm lại.
  • Bong tróc móng.
  • Trường hợp dập móng tay kèm gãy xương ngón tay: mất khả năng vận động và ngón tay bị lệch trục, biến dạng.

Các bước sơ cứu dập móng tay

Khi bị dập móng tay, nếu không có các dấu hiệu nghiêm trọng, bạn có thể thực hiện sơ cứu dập móng tay ngay tại nhà. Sơ cứu dập móng tay đúng cách sẽ giúp giảm bớt cơn đau và tránh những tổn thương móng tay về sau.

Bước 1: Đặt móng bị dập tay lên cao

  • Sau khi bị dập móng tay, bạn hãy dùng chăn hoặc gối kê cao bàn tay.
  • Bàn tay cần được kê cao hơn mức tim để hạn chế tuần hoàn, giảm đau và phù nề.
  • Giữ nguyên tư thế kê cao trong 48 giờ đầu tiên và hạn chế vận động phần bị tổn thương.
Cách sơ cứu dập móng tay hiệu quả 2 Sơ cứu dập móng tay bằng cách nâng móng tay lên cao

Bước 2: Chườm đá cho móng tay bị dập

  • Sử dụng túi chườm đá (hoặc túi nước đá bọc trong khăn) để chườm lên phần móng tay bị dập để giảm đau và sưng.
  • Chườm đá trong khoảng 10 - 15 phút mỗi 2 - 3 giờ. Bạn lưu ý không chườm đá quá lâu để tránh hiện tượng bị bỏng lạnh.
  • Không nên để túi chườm đá quá nặng lên vùng móng tay bị tổn thương. Bạn có thể để phần móng tay bị dập ở trên túi chườm đá.

Bước 3: Giảm đau

  • Tập trung vào những hoạt động thư giãn khác để giảm bớt cảm giác đau, ví dụ như xem phim, nghe nhạc, hít thở sâu…
  • Trường hợp cơn đau quá dữ dội, bạn có thể uống thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol, nhưng không dùng các loại kháng viêm như ibuprofen cho đến khi bác sĩ xác nhận không có gãy xương kèm theo với thương tổn dập móng tay.

Bước 4: Kiểm tra các dấu hiệu thương tổn ở ngón tay

  • Trường hợp phần móng tay bị dập có dấu hiệu chảy máu, cần cầm máu và băng phần bị tổn thương bằng gạc sạch.
  • Nếu móng tay bị dập có hiện tượng mưng mủ thì trước khi băng bó cần rửa sạch vết thương bằng nước sạch hay nước muối sinh lý để loại bỏ những chất bẩn có nguy cơ gây nhiễm trùng.
  • Nếu phát hiện phần móng tay chân của bạn bất thường như sưng lên, vết bầm chảy máu ra ngoài và có tính nghiêm trọng hãy đến cơ sở y tế gần nhất để có thể được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách sơ cứu dập móng tay hiệu quả 3 Ngón tay phù nề do dập móng tay

Nếu trong trường hợp các biện pháp sơ cứu dập móng tay trên không đem lại kết quả tốt thì bệnh nhân cần đến các trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị.

Biến chứng của dập móng tay

Các biến chứng phổ biến nhất do dập móng tay là móng tay có hiện tượng sần sùi và gãy móng. Móng sần sùi là khi bề mặt móng không được trơn nhẵn như bình thường. Gãy móng xảy ra khi móng không thể phát triển trên các mô sẹo do dập móng tay gây ra.

Về vận động, chức năng của ngón tay có móng tay bị dập sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể sau 2 đến 3 ngày khi đầu ngón đã bớt phù nề (trong trường hợp tổn thương chỉ đơn thuần là dập móng tay). Tuy nhiên, móng tay có thể để lại biến chứng về thẩm mỹ khi móng tay bị dập sẽ bị bầm, thâm đen và sẽ mất đến 3 tuần để móng mới bình thường mọc ra thay thế móng tổn thương.

Trong các trường hợp có các tổn thương nghiêm trọng đi kèm như gãy ngón tay, người bệnh có thể cần phải có các biện pháp điều trị như: Nẹp cố định bên ngoài, hay cả phẫu thuật cắt lọc, cắt cụt ngón tay nhằm đảm bảo an toàn. Thời gian hồi phục trong các trường hợp này sẽ kéo dài hơn, có thể lên tới 3 - 4 tháng.

Một số lưu ý khi sơ cứu dập móng tay

Hầu hết các trường hợp móng tay bị dập va chạm mạnh đều không cần cấp cứu. Tuy nhiên, một số trường hợp dập móng tay quá nặng sẽ khiến ngón tay bị gãy và dẫn đến các tổn thương đi kèm. Vậy nên, bạn hãy đi đến các trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị nếu thấy các dấu hiệu sau:

  • Thiếu máu đến phần móng tay không bị tổn thương.
  • Đầu ngón tay bị mất cảm giác hoặc có màu sắc bất thường.
  • Máu bầm tụ quá nhiều dưới phần móng tay bị dập.
  • Dập móng tay có đi kèm với chấn thương nghiêm trọng cả phần xương của ngón tay, khiến ngón tay bị biến dạng.
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng.

Trên đây là cách sơ cứu dập móng tay hiệu quả mà ai cũng cần nắm rõ để có thể nhanh chóng xử lý khi gặp phải tình huống này trong đời sống hàng ngày. Hy vọng bài viết trên có thể đem lại cho bạn những nội dung mà bạn đang tìm kiếm. Chúc bạn đọc thật nhiều sức khỏe và mong rằng bạn sẽ tiếp tục theo dõi trang web của Nhà Thuốc Long Châu để cập nhật những thông tin sức khỏe mới nhất nhé.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin