Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách sơ cứu gãy xương kín như thế nào?

Ngày 04/06/2022
Kích thước chữ

Một số tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày có thể dẫn đến nguy cơ bị gãy xương kín. Gãy xương kín là gì? Làm thế nào để sơ cứu gãy xương kín? Những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết dấu hiệu khi gặp phải tình trạng này và có kiến thức để xử lý.

Khi bị gãy xương, nhiều người sẽ phát hiện được thông qua một số biểu hiện đặc trưng. Mặc dù vậy, vẫn có tình trạng bệnh nhân không nhận biết được ngay sau khi xương bị gãy mà chỉ biết vài ngày sau đó, khi các triệu chứng trở nên rõ rệt. Đây gọi là gãy xương kín. Nắm được các dấu hiệu và cách sơ cứu gãy xương kín sẽ giúp bạn sớm phát hiện, giải quyết kịp thời.

Thế nào là gãy xương kín?

Gãy xương kín là thuật ngữ chỉ tình trạng xương bị gãy nhưng không xuất hiện vết thương hở hay có máu chảy ngoài da. Trong khi đó, gãy xương hở là ổ xương bị gãy có vết thương ngoài da. Bằng mắt thường, bạn có thể nhìn thấy đầu xương gãy từ bên ngoài.

Trên thực tế, gãy xương kín không nghiêm trọng bằng gãy xương hở. Bệnh nhân phải đối mặt với nhiều nguy cơ, cần điều trị nhiều tổn thương. Thời gian để cơ thể lành lặn như bình thường cũng khá dài.

Cách sơ cứu gãy xương kín như thế nào? 1 Gãy xương kín khá khó phát hiện

Gãy xương kín xảy ra có thể do một số nguyên nhân như té ngã, chấn thương, tai nạn hoặc do bệnh lý loãng xương. Bên cạnh đó, nếu bạn liên tục lặp đi lặp lại một chuyển động gây mệt cơ bắp thì xương sẽ bị tác động lực dẫn đến gãy xương.

Dấu hiệu nhận biết gãy xương kín

Trong nhiều trường hợp, không phải lúc nào bệnh nhân cũng được phát hiện kịp thời. Nguyên nhân là gãy xương kín chủ yếu diễn ra ở bên trong, không có biểu hiện ngoài da. Dưới đây là một số dấu hiệu mà bạn có thể nhận biết bản thân bị gãy xương kín:

  • Vị trí xương gãy bị đau nặng.
  • Cử động bị hạn chế ở bộ phận gãy xương.
  • Nếu 2 đầu xương bị gãy rời thì có thể không cử động được.
  • Gãy xương lớn như xương ở đùi có thể gây sốc và đa chấn thương.
  • Nắn nhẹ chỗ gãy thấy phần đầu xương gồ lên dưới da, khi ấn vào có điểm đau nhói.
  • Vùng bị gãy xương bị phù nề, tràn dịch khớp.

Không phải những dấu hiệu và triệu chứng trên đều xuất hiện ở các trường hợp gãy xương kín. Để tìm được dấu hiệu chính xác khi bị gãy xương kín, bạn cần dựa vào quan sát. Nếu thấy có từ 2 đến 3 các biểu hiện nghiêm trọng hoặc người bệnh bị sốc thì cần nhanh chóng đến cơ quan y tế, bệnh viện uy tín để được sơ cứu gãy xương kín và điều trị kịp thời.

Cách sơ cứu gãy xương kín như thế nào? 2 Đau nhói khi ấn vào vị trí gãy là dấu hiệu gãy xương kín

Cách sơ cứu gãy xương kín

Khi phát hiện bị gãy xương kín, bệnh nhân cần được sơ cứu đúng cách. Điều này sẽ hạn chế tối đa biến chứng, tránh đầu xương gãy bị lệch, giảm đau, phòng sốc cũng như các tổn thương thứ phát khác. Bạn hãy nắm vững những cách sơ cứu gãy xương kín sau đây:

Xử lý trong sơ cứu gãy xương kín

Người bị gãy xương kín cần:

  • Gọi cấp cứu y tế.
  • Đánh giá, xử lý những vấn đề về nhịp thở, đường thở, tuần hoàn, đặc biệt là đối với các tình huống gãy xương nghiêm trọng.
  • Tuyệt đối không được vận động phần tổn thương không cần thiết.
  • Cố định vị trí xương bị gãy tạm thời bằng băng ép hoặc băng nẹp.
  • Thường xuyên nâng cao phần bị gãy sau khi cố định tạm thời để giảm sưng, phù nề.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe người bệnh thường xuyên.
Cách sơ cứu gãy xương kín như thế nào? 3 Cần cố định vị trí bị gãy khi sơ cứu gãy xương kín

Cố định xương gãy trong sơ cứu gãy xương kín

Sau khi thực hiện sơ cứu gãy xương kín, bạn cần ghi nhớ nguyên tắc cố định xương bị gãy như sau:

  • Dùng nẹp cố định gãy xương kín phải đảm bảo đủ độ rộng, dài và vững chắc. Có thể dùng nẹp làm từ tre, gỗ hoặc thanh kim loại.
  • Cần dùng đệm lót ở đầu nẹp và đầu xương, không nên đặt nẹp trực tiếp lên da thịt người bệnh.
  • Băng nẹp cố định phía trên và phía dưới vị trí xương gãy 1 khớp. Đối với gãy xương đùi thì cố định 3 khớp.
  • Nếu bị gãy xương tay, cần treo tay vuông góc, để duỗi thẳng và cột vào người. Nếu bị gãy chi dưới, cần duỗi thẳng, cột chi gãy với chi lành thành một khối thống nhất.

Khi đã thực hiện sơ cứu xong, nạn nhân cần được chuyển đến cơ sở điều trị nhanh chóng hoặc gọi đội cấp cứu y tế.

Điều trị gãy xương kín như thế nào?

Gãy xương nói chung và gãy xương kín nói riêng đều có nguyên tắc điều trị cơ bản là đưa những mảnh xương vỡ về đúng vị trí, ngăn cản xương bị di lệch ra khỏi chỗ đến khi lành lại. Trong thời gian cố định, phần xương mới sẽ hình thành xung quanh phần bị gãy, từ đó làm lành liền ổ gãy.

Sau khi thực hiện sơ cứu gãy xương kín và chuyển bệnh nhân đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ thực hiện chụp X-quang, cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ để xem xét và chẩn đoán. Thông thường, người bệnh được chỉ định chụp X - quang.

Cách sơ cứu gãy xương kín như thế nào? Chụp X-quang dùng để chẩn đoán gãy xương kín

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp, chẳng hạn như:

  • Băng bột cố định: Dùng bột thạch cao hoặc sợi thủy tinh đúc để cố định xương gãy.
  • Nẹp cố định: Dùng khuôn bột, nẹp để hạn chế và kiểm soát chuyển động của khớp gần xương bị gãy.
  • Kéo liên tục: Dùng lực kéo nhẹ, ổn định và liên tục để sắp xếp lại một hoặc nhiều xương bị gãy.
  • Cố định ngoài: Bác sĩ sử dụng đinh kim loại hoặc ốc vít cố định vào phía trên và phía dưới xương gãy. Các ốc vít hoặc đinh kết dính với một thanh kim loại ở ngoài da nhằm giữ xương ở vị trí thích hợp cho đến khi chúng tự lành.
  • Khung cố định: Dùng khung để cố định phía bên ngoài khu vực bị gãy xương cứng trong trường hợp da và các mô mềm xung quanh chỗ gãy xuất hiện tổn thương nặng.
  • Phẫu thuật kết hợp xương: Phương pháp này giúp cố định xương từ bên trong, có thể rút ngắn thời gian điều trị.

Tuy nhiên, tất cả các phương pháp trên đều được các bác sĩ cân nhắc dựa trên thương tổn và thể trạng của người bệnh nhằm tạo ra sự ổn định tốt nhất cho người bệnh.

Cần lưu ý gì khi điều trị gãy xương kín?

Trong thời gian điều trị và chờ xương liền lại, bệnh nhân hãy lưu ý:

  • Nghỉ ngơi thường xuyên.
  • Hạn chế vận động mạnh hoặc làm việc quá sức.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể bằng cách xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày với các khoáng chất magie, canxi, photpho, vitamin nhóm B…nhằm giúp xương mau lành lại và chắc khỏe hơn.
  • Tránh xa rượu bia, thuốc lá, cà phê để quá trình tái tạo xương không bị ảnh hưởng, cản trở việc cơ thể hấp thụ canxi.
Cách sơ cứu gãy xương kín như thế nào? 5 Cần ăn uống đủ chất khi điều trị gãy xương kín

Tuy gãy xương kín không phải lúc nào cũng đe dọa đến tính mạng nhưng nó đòi hỏi được sơ cứu và điều trị càng sớm càng tốt. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn biết nên sơ cứu gãy xương kín như thế nào cho đúng cách. Sau khi thực hiện các bước sơ cứu đơn giản, bạn cần đến bác sĩ để được điều trị đúng cách!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.