Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Đau khớp gối khi leo cầu thang cảnh báo bệnh gì?

Ngày 28/03/2022
Kích thước chữ

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau khớp gối khi leo cầu thang như thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối, tràn dịch khớp gối, khô khớp gối… Dù là nguyên nhân gì thì người bệnh cũng cần lưu ý chữa trị kịp thời để tránh gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho khớp gối.

Là một trong những khớp phải hoạt động nhiều nhất, lại phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng của cơ thể nên khớp gối rất dễ bị tổn thương. Các tổn thương nặng sẽ để lại di chứng, dễ tái khiến bệnh nhân đau khớp gối khi leo cầu thang, khi đứng lâu, sưng tê đầu gối… 

Nguyên nhân gây đau khớp gối khi leo cầu thang

Khi bạn đứng thẳng, trọng lực cơ thể đổ dồn toàn bộ xuống dưới hai đầu gối. Chúng đã quá quen với lực ép này và sẽ chia sẻ lực ép cho nhau. Trong khi đó, đối với việc lên - xuống cầu thang, trọng lực theo mỗi bước đi chỉ có một đầu gối gánh chịu. Chính quá trình này đẩy nhanh quá trình bào mòn sụn khớp gối, làm khớp gối chống thoái hóa hơn. Khớp gối khi đã bị tổn thương sẽ gây đau khi người bệnh leo cầu thang, đôi khi còn có âm thanh lạo xạo phát ra từ khớp gối. Như vậy, khi bạn leo cầu thang mà thấy khớp gối bị đau thì đó là dấu hiệu cho biết đầu gối bạn đã bị tổn thương.

Đau khớp gối khi leo cầu thang cảnh báo bệnh gì? 1 Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau khớp gối khi leo cầu thang

Đau khớp gối khi leo cầu thang là bệnh gì?

Nếu cơn đau không đến từ nguyên nhân khách quan như chấn thương, gặp các vấn đề về dây chằng đầu gối (gân) thì khi leo cầu thang bị đau khớp gối chỉ có thể xuất phát từ những căn bệnh sau:

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối xảy đến khi mất cân bằng sinh học và cơ học dẫn đến tổn thương nơi sụn khớp gối và xương dưới sụn, dẫn đến các phản ứng sưng, viêm, giảm thiểu dịch khớp gối.

Tình trạng này sẽ khiến người bệnh cảm giác đau đớn khi vận động khớp gối như leo cầu thang, đứng lên, ngồi xuống...

Viêm khớp gối

Viêm khớp gối xảy ra ở các mô quanh khớp gối, thường sẽ có các dấu hiệu như sưng, nóng, đỏ, đau vùng khớp gối. Bệnh nhân cảm thấy đau đớn cho dù có vận động hay không.

Tràn dịch khớp gối

Khi dịch khớp tràn ra ngoài ổ khớp gây viêm, sưng một bên đầu gối (thường gặp khi khớp gối bị va đập chấn thương). Bệnh nhân khi bị tràn dịch khớp gối sẽ cảm thấy khó khăn khi co duỗi, vận động đứng lên hay ngồi xuống.

Đau khớp gối khi leo cầu thang cảnh báo bệnh gì? 2 Viêm khớp gối xảy ra ở các mô quanh khớp gối, thường sẽ có các dấu hiệu như sưng, nóng, đỏ, đau vùng khớp gối.

Khô khớp gối

Khớp gối bị khô khi giảm tiết dịch khớp gối, trái ngược với tình trạng tràn dịch khớp gối bên trên. Lúc này, khớp gối thiếu hụt dịch sẽ khó khăn, thậm chí đau khi muốn thực hiện những động tác như co, duỗi khớp, đứng lên ngồi xuống. Bệnh khô khớp gối thường song hành với thoái hóa khớp gối.

Bệnh Gout

Bệnh gout (bệnh gút) xuất hiện khi cơ thể tích tụ quá nhiều axit uric sắc nhọn lắng đọng lại ở các khớp gây nên tình trạng sưng, đau.

Các cách làm giảm tình trạng đau đầu gối khi leo cầu thang

Theo khuyến cáo từ chuyên gia xương khớp, nếu gặp tình trạng đau khớp gối, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường những loại thực phẩm tốt cho xương khớp, giúp bổ sung chất nhờn và tái tạo sụn khớp rất cần thiết cho người bị đau khớp gối.

Các loại thực phẩm tốt, nên có trong thực đơn bao gồm chất béo lành mạnh (có trong các loại cá béo như, dầu thực vật), các loại rau xanh (như bông cải, cải bó xôi, cải ngọt, đậu bắp), các loại hoa quả (như: nho, quả anh đào, quả dâu tây…).

Chế độ sinh hoạt, vận động

Bệnh nhân cần nghỉ ngơi hợp lý khi xuất hiện những cơn đau ở khớp gối để cơ thể được thư giãn, tâm lý cũng thoải mái hơn.

Về chế độ vận động, nên đều đặn tập thể dục 30 phút mỗi ngày để duy trì sức khỏe tốt. Việc chọn lựa môn thể thao nào sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe. Nên ưu tiên cho các môn vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga… Không tập các môn thể thao vận động mạnh như bóng đá, bóng chuyền, tennis… để tránh gây tổn thương đến khớp gối.

Đau khớp gối khi leo cầu thang cảnh báo bệnh gì? 3 Bệnh nhân cần nghỉ ngơi hợp lý khi xuất hiện những cơn đau ở khớp gối để cơ thể được thư giãn, tâm lý cũng thoải mái hơn.

Bổ sung các tinh chất tốt cho sụn khớp

Đau khớp gối khi leo cầu thang là dấu hiệu cảnh báo sụn khớp của bạn đang gặp vấn đề. Để giúp mang lại hiệu quả điều trị tích cực và lâu dài, bệnh nhân cần bổ sung các tinh chất hỗ trợ tái tạo sụn khớp, giúp xương chắc khỏe sau đây:

Glucosamine

Được chiết xuất chủ yếu từ các loại động vật có vỏ, điển hình là vỏ tôm, cua, vỏ sò, vỏ ốc…, glucosamine có vai trò rất quan trọng đối với khớp, giúp phát triển và duy trì sụn khớp trong cơ thể. Hợp chất tự nhiên này được ví như những viên gạch, giúp cơ thể xây dựng tế bào và cấu trúc mô.

Chế phẩm glucosamine được dùng hỗ trợ điều trị các rối loạn xương khớp như chứng viêm xương khớp, thoái hóa khớp, khô khớp…

Collagen type 2

Là một trong những thành phần tự nhiên của sụn khớp, collagen type 2 trong cơ thể sẽ ngày càng bị xơ cứng, tổn thương do ảnh hưởng của tuổi tác. Vì thế, bệnh nhân càng nên sớm bổ sung dưỡng chất này, nhất là khi đã có biểu hiện thoái hóa khớp.

Bổ sung collagen type 2 kịp thời sẽ giúp hỗ trợ xương khớp chắc khỏe, dẻo dai, tăng độ đàn hồi cho các mô sụn.

Chiết xuất cây nhũ hương

Cây nhũ hương là một loại thảo dược quý có nguồn gốc từ Ấn Độ. Chiết xuất nhũ hương không những có công dụng cải thiện tâm trạng, chống stress, cải thiện hệ tiêu hóa mà còn giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp.

Việc đau khớp gối khiến bệnh nhân bị ảnh hưởng rất nhiều đến vận động, sinh hoạt. Càng nguy hiểm hơn nếu để lâu không điều trị, tình trạng bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu đang mắc phải vấn đề về đau xương khớp, bệnh nhân cần sớm tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có phương án cải thiện.

Đau khớp gối khi leo cầu thang cảnh báo bệnh gì? 4 Nếu người bệnh xuất hiện các cơn đau nhức khớp gối khi leo cầu thang, nghĩa là khớp gối đang có vấn đề.

Leo cầu thang đúng cách như thế nào?

Nếu người bệnh xuất hiện các cơn đau nhức khớp gối khi leo cầu thang, nghĩa là khớp gối đang có vấn đề. Do đó, việc nắm được các kỹ thuật khi leo cầu thang an toàn sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ dàng hơn, hạn chế nguy cơ bị đau khớp gối.

Dưới đây là những điểm cơ bản cần lưu ý khi leo cầu thang:

  • Khi đi lên cầu thang, bệnh nhân hãy chú ý đặt chân khỏe hơn lên trước, còn khi đi xuống thì bắt đầu với chân yếu hơn.
  • Cơ thể chúng ta có xu hướng kém ổn định hơn nhiều khi quay sang một bên, do đó khi leo cầu thang bạn cần luôn hướng người về phía trước. Đặc biệt, bệnh nhân lưu ý khi leo cầu thang không có tay vịn.
  • Đối với người dùng gậy và cầu thang có tay vịn: Tốt nhất hãy đặt gậy ở phía đối diện với tay vịn của cầu thang. Khi đi lên, đặt chân khỏe hơn lên trước, tiếp theo là chống gậy rồi đến chân yếu hơn. Khi đi xuống, dẫn đầu bằng gậy, tiếp theo là chân yếu hơn và sau cùng là chân khỏe nhất.
  • Đối với người dùng gậy và cầu thang không có tay vịn: Hãy giữ gậy ở bên thuận, thường sử dụng và thực hiện theo quy trình như sau: Đi lên theo thứ tự chân khỏe-gậy-chân yếu, đi xuống theo thứ tự gậy-chân yếu-chân khỏe. Nếu có sử dụng gậy leo cầu thang không có tay vịn, người bệnh dùng nạng bằng cả hai cánh tay và đi lên bằng chân khỏe hơn trước, sau đó đến nạng, tiếp theo đến chân yếu hơn. Khi đi xuống, dùng gậy dẫn trước, tiếp đó đến chân yếu hơn rồi mới đến chân khỏe hơn.
  • Đối với người sử dụng nạng leo cầu thang có tay vịn: Nắm chặt tay vịn lan can cầu thang bằng một tay và đặt cả 2 nạng dưới cánh tay đối diện. Thực hiện theo thứ tự tương tự như với gậy: đi lên theo thứ tự chân khỏe-chống nạng-chân yếu, đi xuống theo thứ tự chống nạng xuống trước-chân yếu-chân khỏe. Lưu ý, đối với bệnh nhân chống nạng nhưng không thể đặt bất kỳ trọng lượng nào lên chân yếu hơn thì hãy tránh tuyệt đối việc leo cầu thang.

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin