Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngày xưa khi y học chưa phát triển như bây giờ, để chữa rôm sảy hay mẩn ngứa ngoài da cho trẻ các mẹ thường dùng nước lá tự nhiên để tắm. Trong đó lá riềng là một loại cây lành tính được mẹ tin dùng. Vậy cách tắm lá riềng cho trẻ sơ sinh sao cho hiệu quả và an toàn? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ở bài viết dưới nhé.
Riềng là cây thân thảo, có củ, củ riềng có màu nâu, lá riềng xanh, không cuống, thuôn dài, đầu nhọn, thường nở vào tháng 5-8. Cây riềng được biết đến là gia vị cho món ăn nhưng cũng là nguyên liệu giúp trẻ sơ sinh chữa bệnh ngoài da nhẹ.
Riềng là loại cây thân thảo, có thân rễ mọc bò ngang, dài, phình to thành củ, có nhiều rễ con. Củ riềng già có màu nâu. Lá riềng có màu xanh, không cuống, hình mác dài, đầu nhọn. Lá riềng là loại lá lành tính nên người ta thường dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian.
Đặc biệt lá riềng có tính sát khuẩn nhẹ, giải nhiệt nên từ lâu được dùng nấu nước tắm cho trẻ nhỏ để phòng ngừa rôm sảy.
Da trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết nhất là vào mùa hè. Thời tiết nắng nóng khiến da bé dễ đổ mồ hôi, là điều kiện gây ra các bệnh ngoài da như rôm sảy, mụn trứng cá,…
Trong dân gian các mẹ thường dùng lá riềng tắm cho bé để phòng các bệnh ngoài da. Vì lá riềng có tác dụng kháng viêm, sát trùng và làm lành vết thương. Thành phần lành tính, không độc hại do đó an toàn cho làn da mỏng manh của em bé.
Dù là tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá riềng hay các loại lá khác thì các mẹ cũng cần hết sức lưu ý khi chuẩn bị tắm cho con. Từ đồ dùng tắm, nước tắm và phòng tắm phải kín gió.
Vào mùa đông, nếu có thể mẹ nên trang bị thêm đèn sưởi khi tắm cho bé. Thời gian tắm không quá 5 phút, nên dùng các loại khăn bông to lớn, làm từ sợi tự nhiên, thấm hút tốt để quấn cho em bé. Dưới đây là quy trình tắm lá riềng cho bé mẹ có thể tham khảo:
Bước đầu tiên mẹ chuẩn bị một nắm lá riềng tươi (khoảng 20 lá). Khi chọn lá mẹ cần chú ý chọn những lá tươi, dài, xanh và mua tại nơi an toàn. Vì cây riềng có nhiều công dụng và dễ trồng nên được trồng rộng rãi, khó ngăn cản người dân phun thuốc trừ sâu để đạt năng suất. Nên sau khi mua về cần rửa lá riềng và đem ngâm với nước muối loãng khoảng 10 - 15 phút để diệt khuẩn và thuốc trừ sâu. Sau đó rửa sạch thật kỹ phần lông trên lá để tránh tình trạng ngứa.
Cho lá riềng đã rửa sạch vào đun sôi với nước sạch cho đến khi nước chuyển màu, tinh chất của lá sẽ tiết ra. Tiếp theo bạn lọc hết phần lá và cặn bẩn.
Để tắm cho trẻ, nước lá riềng pha với nước sạch ở nhiệt độ khoảng 35 - 38 độ C là phù hợp. Khi tắm, mẹ nên lót 1 chiếc khăn dưới đáy chậu để tránh trẻ bị tuột xuống. Đặt bé vào từ từ để cơ thể làm quen với nhiệt độ của nước. Mẹ nên dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng từ mặt xuống. Lau kỹ càng ở vùng da nách, bẹn, cổ thường tiết mồ hôi nhiều gây ngứa ngáy khó chịu cho bé.
Sau khi tắm cho bé bằng lá riềng, mẹ phải chuẩn bị một chậu nước ấm khác để tắm lại, tránh đọng cặn gây xỉn màu da. Quá trình rửa cần nhanh chóng, không để trẻ ngâm mình lâu trong nước.
Sau khi tắm xong nhanh chóng lau khô người cho bé và mặc quần áo giữ ấm.
Mặc dù bản chất của lá riềng là lành tính nhưng mẹ nên thử độ nhạy cảm trên da tay của bé trước khi tắm. Nếu không bị dị ứng với các hoạt chất trong riềng, mẹ có thể tắm cho trẻ mà không cần đắn đo.
Sở hữu khả năng sát khuẩn, loại bỏ vi khuẩn trên da và làm mát cơ thể, tắm lá riềng giúp điều trị mụn nhọt, rôm sảy ở trẻ. Tuy nhiên không được tắm nước lá riềng vào các vết thương hở, viêm trên cơ thể bé tránh nhiễm trùng nguy hiểm.
Các mẹ không nên quá lạm dụng tắm lá riềng cho trẻ, tần suất tối ưu là khoảng 2 lần/tuần, còn thời gian tắm tối đa là 5 phút/lần để không ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da của trẻ.
Khi trẻ sơ sinh bị hăm tã, ngứa và viêm nhẹ, mẹ có thể thái nhỏ ngải cứu đun lấy nước tắm cho trẻ hiệu quả sẽ thấy sau vài lần tắm. Ngoài ra, tắm lá ngải cứu cho bé vào mùa đông có thể chống cảm lạnh.
Còn với những trẻ dị ứng, nổi mề đay thì dùng lá trầu không pha nước tắm có tác dụng kháng khuẩn, giữ nhiệt vào trời lạnh, tiêu viêm,... Lá khế cũng là loại lá trị mụn nhọt, rôm sảy vào mùa hè hiệu quả với tính hàn, thanh nhiệt của chúng.
Cách tắm lá riềng cho trẻ sơ sinh rất đơn giản cho các mẹ thực hiện. Giúp trị mụn nhọt, mẩn ngứa, rôm sảy và an toàn cho làn da nhạy cảm của trẻ. Các mẹ có thể sử dụng các loại lá tự nhiên khác để tắm cho bé như lá chè xanh, lá đinh lăng, lá khế,… cũng rất hiệu quả.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.