Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Cách tiêu đờm cho trẻ dưới 1 tuổi​ tại nhà dễ dàng và hiệu quả

Ngày 23/10/2024
Kích thước chữ

Đờm là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi​ đặc biệt là vào những lúc thời tiết thay đổi. Điều này khiến không ít các bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng, vậy cách tiêu đờm cho trẻ dưới 1 tuổi​ là gì?

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, khiến các bé dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây tình trạng đờm nhầy. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy làm cách nào để tiêu đờm cho trẻ. Hãy cùng tham khảo cách tiêu đờm cho trẻ dưới 1 tuổi​ qua bài viết dưới đây.

Đờm là gì? Nguyên nhân gây đờm ở trẻ dưới 1 tuổi

Đờm là chất nhầy tự nhiên được sản xuất bởi niêm mạc đường hô hấp, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ hô hấp. Nó giúp giữ ẩm cho đường hô hấp, làm sạch không khí bằng cách bắt giữ bụi bẩn, vi khuẩn và các chất gây kích thích khác.

Tuy nhiên, khi tiết đờm quá mức hoặc khi đờm trở nên đặc quánh, có thể gây ra cảm giác khó chịu, vướng víu ở cổ họng. Đặc biệt đối với hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ, khiến các bé dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây kích ứng như virus, vi khuẩn, khói thuốc lá hay bụi bẩn.

Bên cạnh đó, vì đường hô hấp của trẻ cũng chưa hoàn thiện, nên khi có tác nhân kích thích, cơ thể có xu hướng sản xuất nhiều đờm hơn để bảo vệ. Tình trạng trên này có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra như:

Thay đổi thời tiết

Sức đề kháng của trẻ nhỏ thường chưa phát triển đầy đủ, khiến các bé dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi đột ngột của thời tiết. Thời điểm giao mùa, đặc biệt khi nhiệt độ chuyển từ nóng sang lạnh là thời điểm dễ xảy ra các bệnh về đường hô hấp. Lúc này, vi rút và vi khuẩn có thể phát triển mạnh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Triệu chứng thường gặp là ngứa rát cổ họng, ho, xuất hiện đờm nhiều khiến trẻ cảm thấy khó chịu.

Viêm mũi họng

Bệnh lý này có thể khiến cho cơ thể sản xuất nhiều dịch mũi họng để loại bỏ tác nhân gây bệnh, dịch nhầy sinh ra có thể chảy xuống họng, gây khò khè hoặc ho.

Viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng viêm và tăng tiết dịch, khiến cho trẻ cảm thấy bị khó thở hoặc khò khè, cùng với đó là các cơn ho liên tục, ho có đờm.

Cảm lạnh và cảm cúm

Trẻ khi bị cảm cúm có thể xuất hiện các triệu chứng như ho có đờm, chảy mũi, nghẹt mũi hoặc nghiêm trọng hơn như bỏ bú, sốt cao, quấy khóc nhiều hơn.

Cách tiêu đờm cho trẻ dưới 1 tuổi​ tại nhà dễ dàng và hiệu quả 1
Trẻ bị cảm cúm có thể gây ra đờm 

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là một vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ. Điều này là do cơ thắt tâm vị của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, khi thức ăn và dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản, có thể gây ra cảm giác khó chịu, ho và kích ứng niêm mạc họng. Tình trạng này không chỉ làm tổn thương niêm mạc họng mà còn có thể dẫn đến sự tăng tiết đờm, gây khó khăn trong việc thở và khiến trẻ cảm thấy khó chịu.

Cách tiêu đờm cho trẻ dưới 1 tuổi​

Vỗ rung tiêu đờm

Vỗ rung tiêu đờm hay còn gọi vỗ long đờm là biện pháp thường xuyên và quen thuộc mà các mẹ thường làm để giúp đờm nhớt ứ đọng trong khí phế quản trẻ bị long ra, dễ giải phóng ra ngoài. Điều này sẽ giúp làm tan đờm trong cổ họng, đường thở trở nên thông thoáng, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Thời điểm vỗ rung tiêu đờm thích hợp nhất cho trẻ là buổi sáng sớm bởi sau khi ngủ dậy, lượng đờm tích tụ trong cơ thể bé thường khá nhiều. 

Tư thế vỗ rung long đờm phù hợp là để trẻ nằm nghiêng một bên, ngồi cúi đầu về phía trước hoặc mẹ bế vác trẻ. Khi vỗ rung cho trẻ, phụ huynh nên chú ý vỗ từ dưới lên để giúp đờm di chuyển lên miệng và họng dễ hơn.

Cách tiêu đờm cho trẻ dưới 1 tuổi​ tại nhà dễ dàng và hiệu quả 3
Vỗ rung là cách tiêu đờm cho trẻ dưới 1 tuổi​ thường được sử dụng 

Cần đảm bảo dùng lực vừa phải và vỗ nhẹ nhàng để không làm trẻ khó chịu. Mẹ có thể thực hiện động tác vỗ rung ngay khi thức dậy theo các bước sau:

  • Các mẹ khum bàn tay lại, tạo khoảng trống trong không khí xung quanh bé để khi vỗ vào lưng trẻ sẽ bớt đau.
  • Vỗ nhẹ từ phía trên lưng bé, tập trung từ vùng phổi, vỗ dần lên phía trên để đẩy đờm ra ngoài.
  • Sau khi vỗ, trẻ sẽ ho và nôn trớ đờm ra ngoài, lau sạch đờm và quan sát đặc điểm đờm để biết rõ hơn về tình trạng của trẻ.

Cho trẻ uống đủ nước

Cho trẻ uống đủ nước là một trong những cách tiêu đờm cho trẻ dưới 1 tuổi​ bởi cơ thể được cung cấp đủ nước, chất nhầy mà cơ thể tiết ra sẽ trở nên mỏng hơn. Điều này sẽ giúp bé dễ dàng loại bỏ chúng thông qua hắt hơi hoặc xì mũi.

Ngoài bổ sung nước, đối với trẻ dưới 1 tuổi còn đang bú sữa mẹ, nên tăng cường cữ bú cho bé. Nguồn dinh dưỡng dồi dào trong sữa mẹ giúp bé tăng cường sức đề kháng, tan đờm và giảm ho. Bên cạnh đó, nên cho trẻ uống đủ nước khi bị đờm sẽ giúp mũi và cổ họng đỡ khô rát, dễ tống dịch nhầy ra ngoài hơn.

Hút đờm cho bé

Khi đờm tích tụ gây khó chịu và quấy khóc cho trẻ, các mẹ có thể sử dụng các dụng cụ an toàn như bóng hút cao su, máy hút mũi, ống tiêm bóng đèn để loại bỏ đờm trong khoang mũi bé. Trước khi hút mũi, bạn có thể làm loãng đờm bằng cách nhỏ vào mũi của trẻ một vài giọt nước sinh lý.

Để thực hiện, hãy cho bé nằm nghiêng, nhỏ khoảng 5 - 6 giọt nước muối sinh lý vào bên mũi phía trên. Nếu đờm quá đặc thì dùng ống hút đờm ở bên mũi thấp rồi đổi bên, thực hiện ngược lại, lặp lại quy trình hút mũi 2 - 3 lần/ngày.

Cách tiêu đờm cho trẻ dưới 1 tuổi​ tại nhà dễ dàng và hiệu quả 4
Hút đờm bằng các dụng cụ an toàn để loại bỏ đờm trong khoang mũi bé

Lưu ý rằng khi dụng cách tiêu đờm cho trẻ dưới 1 tuổi này, không được bịt bên mũi còn lại vì như vậy sẽ làm đờm trong mũi không thể thoát ra ngoài được và có thể khiến bé khó thở. Bên cạnh đó, mẹ phải đảm bảo các dụng cụ luôn được làm sạch trước khi sử dụng, giữ vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn khi dùng cho trẻ.

Massage cho bé

Massage lòng bàn chân cho bé là một phương pháp nhẹ nhàng và hiệu quả để giúp làm loãng đờm. Khi thực hiện massage, ba mẹ có thể kết hợp sử dụng các loại dầu như dầu hạnh nhân, tinh dầu bạc hà hoặc lá khuynh diệp để giúp tăng cường hiệu quả và tạo cảm giác thoải mái cho bé. 

Sau khi massage, việc giữ ấm cho đôi chân của bé là rất quan trọng, vì điều này giúp ngăn ngừa cảm lạnh và tạo điều kiện cho bé hồi phục nhanh chóng.

Bên cạnh đó, môi trường khô có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh và làm cho dịch nhầy trở nên đặc quánh, khó loại bỏ hơn. Do đó, việc tăng độ ẩm trong phòng của trẻ là cũng là một trong những biện pháp hữu ích để duy trì độ ẩm cho đường hô hấp, giúp làm loãng đờm và giảm cảm giác khó chịu.

Máy tạo ẩm được xem là một trong những biện pháp tạo độ ẩm hiệu quả, bằng cách bổ sung hơi nước vào trong không khí hít vào của trẻ. Cha mẹ có thể dùng máy tạo độ vào cả ban ngay khi trẻ còn đang thức lẫn ban đêm khi trẻ đang ngủ.

Cách tiêu đờm cho trẻ dưới 1 tuổi​ tại nhà dễ dàng và hiệu quả 2
Massage lòng bàn chân giúp làm loãng đờm hiệu quả 

Nếu không có máy tạo độ ẩm, việc cho trẻ ngồi trong phòng tắm với vòi sen nước nóng là một phương pháp xông hơi hiệu quả. Hơi nước từ vòi sen sẽ giúp làm ẩm không khí, giảm tình trạng tắc nghẽn đường thở và làm loãng đờm, giúp trẻ dễ thở hơn.

Khi nào cần cho trẻ đi khám bác sĩ?

Đờm là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, thông thường triệu chứng này sẽ giảm sau vài ngày và hết sau khi áp dụng một số phương pháp tiêu đờm ở trên. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên không cải thiện đồng thời xuất hiện kèm theo có các biểu hiện sau thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

  • Ho có đờm kéo dài hơn 10 ngày.
  • Sốt cao trên 38.5oC.
  • Chảy mủ từ mũi, tai.
  • Thở nhanh, thở mệt.
  • Khò khè hoặc tiếng ho không bình thường.
  • Bỏ bú, quấy khóc liên tục.
  • Xuất hiện dấu hiệu suy hô hấp chẳng hạn như như da niêm mạc tái xạm.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bạn thông tin về cách tiêu đờm cho trẻ dưới 1 tuổi​. Khi áp dụng các cách trên không hiệu quả, ba mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để có các biện pháp chữa trị kịp thời. 

Xem thêm: Nguyên nhân và cách chữa ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.