Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ho là một triệu chứng phổ biến mà nhiều người hay mắc phải. Tuy nhiên khi ho có đờm nghĩa là tình trạng bệnh đang có tính chất nguy hiểm hơn hoặc đó là dấu hiệu của một bệnh liên quan đến đường hô hấp. Do đó người bệnh cần trang bị thông tin cho bản thân về cách trị ho có đờm hiệu quả nhất hay phát hiện kịp thời đây là bắt nguồn của bệnh lý nào.
Đờm là chất dịch tiết ra ở các xoang trán, hốc mũi, họng hay khí phế quản. Trong thành phần đờm có chất nhầy, bạch cầu mủ, hồng cầu và các chất độc.
Khác với ho bình thường, ho có đờm là tình trạng ho kèm theo đờm chảy ra qua mũi và miệng. Ho có đờm không hiếm gặp và có thể xảy ra với nhiều đối tượng. Tùy vào tình trạng hiện tại của sức khỏe mà bác sĩ xác định là ho cấp tính hay mãn tính. Nếu ho có đờm kéo dài trên 3 tuần mà không khỏi thì gọi là bệnh mãn tính.
Ho có đờmthường xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm. Vì khi ngủ tư thế nằm ngửa khiến dịch nhầy từ xoang mũi chảy về tập trung nhiều nhất ở vùng phía sau cổ. Do đó, khi người bệnh ngủ càng được kích thích gây ho nhiều hơn. Dựa vào màu sắc của đờm mà có thể xác định được tình trạng bệnh. Có 3 màu sắc đặc biệt để nhận biết như sau:
Ho có đờm là tình trạng nặng hơn của ho khan, ho gió nếu kéo dài cần hết sức lưu ý
Người mắc bệnh lao phổi thường bị ho có đờm kéo dài nhiều ngày. Đờm có màu trắng sữa và có mùi hôi, trong một số trường hợp đờm có thể lẫn máu. Bên cạnh ho ra đờm, người bệnh còn cảm thấy đau tức ngực ở vùng phổi. Bệnh có thể dẫn đến suy hô hấp và gây tử vong.
Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ bị ho khan. Lâu dần, ho khan chuyển thành ho có đờm. Chất đờm của bệnh nhân viêm họng hạt hay viêm phế quản thường đặc màu vàng hoặc xanh, tập trung chủ yếu ở phế quản. Đờm của bệnh nhân viêm phế quản thường được thải ra ngoài nhiều nhất vào buổi sáng.
Viêm phế quản là một trong những nguyên nhân gây ra có đờm
Giãn phế quản là giai đoạn tiếp theo của bệnh viêm phế quản, nếu người bệnh không điều trị dứt điểm viêm phế quản ban đầu thì triệu chứng sẽ nặng hơn vào buổi sáng tiết ra nhiều đờm, ho càng ngày càng nhiều hơn. Giãn phế quản thường xảy ra với tình trạng ho có đờm màu trắng đục, đặc hơn nên khó khạc ra ngoài.
Tần suất ho ở bệnh nhân viêm phổi nhiều hơn. Chất đờm sẽ theo ra ngoài cùng các cơn ho. Người bệnh cảm thấy tức ngực và khó thở khi ho. Đờm khạc ra ngoài thường có màu vàng sẫm hoặc vàng nhạt.
Ung thư phổi cũng là một bệnh lý gây nên ho có đờm kèm ít máu, ngoài ra người bị còn thấy tức ngực, khàn tiếng.
Khi bị cảm lạnh, cảm cúm người bệnh sẽ có triệu chứng ho khan, ho gió, dần dần khi tình trạng nặng hơn sẽ ho ra đờm.
Cách trị ho có đờmthông thường là bác sĩ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc có các thành phần như Terpin hydrat, Acetylcystein, Bromhexin hydroclorid. Với công dụng chủ yếu là làm loãng dịch đờm, tiêu đờm, dễ dàng tống đờm ra ngoài khi ho. Bên cạnh sử dụng thuốc người bệnh có thể được chỉ định dùng máy hút đờm hoặc máy khí dung để tăng hiệu quả điều trị nhanh chóng.
Ho ra đờm có màu xanh hoặc vàng thì đó là dấu hiệu bị nhiễm trùng trong cơ thể nếu kéo dài hơn 1 tuần thì chắc chắn có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Người bệnh có thể đang bị bệnh liên quan đến phổi.
Trong trường hợp ho ra đờm có màu hồng hoặc đỏ là dấu hiệu bị phù phổi hoặc suy tim.
Ho đờm kèm theo máu có thể là dấu hiệu các bệnh liên quan đến viêm phổi, thậm chí là ung thư phổi. Do đó khi gặp phải trường hợp này người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay.
Ho ra đờm kèm theo sốt cao trên 40 độ C và đau ngực là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng mà người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị kịp thời và đúng cách.
Khi ho ra đờm kéo dài kết hợp sốt cao và tức ngực thì người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức
Hy vọng với những thông tin về ho có đờm ở trên, các bạn đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích để kịp thời phát hiện ra tình trạng sức khỏe đáng báo động và có cách chữa trị hiệu quả.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.