Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thực tế cho thấy, sùi mào gà có thể gặp ở cả 2 giới nam và nữ, trong đó, sùi mào gà ở nữ giới so với nam giới thường khó phát hiện và điều trị hơn. Trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ bật mí cho các bạn về cách trị sùi mào gà ở nữ giới. Do đó, nếu muốn hiểu hơn về căn bệnh sùi mào gà và hướng điều trị thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây bạn nhé.
Sùi mào gà ở nữ giới có phải là căn bệnh nguy hiểm không? Cách trị sùi mào gà ở nữ giới như thế nào? Để làm sáng tỏ những băn khoăn này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về căn bệnh sùi mào gà ở nữ trước bạn nhé.
Sùi mào gà ở nữ giới hay còn được biết đến với tên gọi khác là bệnh mồng gà hay mụn cóc sinh dục, gây ra bởi một loại virus có tên là Human Papilloma - viết tắt là HPV. Virus HPV có đến hơn 100 chủng khác nhau, trong đó HPV - 6 và HPV - 11 là 2 chủng HPV được chứng minh là có khả năng tác động trực tiếp, gây ra căn bệnh sùi mào gà ở nữ giới.
Dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh sùi mào gà là sự xuất hiện các nốt sần hoặc mụn nhọt thành từng cụm, có hình dạng như bông súp lơ hoặc mào gà trên cơ thể. Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở bộ phận sinh dục nữ mà trong một số trường hợp, bệnh có thể xuất hiện ở cả miệng và lưỡi.
Bệnh có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau như lây qua đường tình dục, lây truyền từ mẹ sang con, lây nhiễm do sử dụng chung đồ dùng cá nhân, lây qua vết thương hở thậm chí là thông qua cả những hành động thân mật như hôn… trong đó, con đường lây truyền chủ yếu là do quan hệ tình dục không an toàn.
Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh sùi mào gà đang có xu hướng ngày một gia tăng hiện nay.
Khi mắc sùi mào gà, nữ giới có thể nhận thấy một số dấu hiệu cũng như triệu chứng sau đây:
Theo các chuyên gia, bệnh sùi mào gà nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Như đã trình bày phía trên, so với nam giới thì sùi mào gà ở nữ giới thường khó phát hiện và điều trị hơn. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Chính vì thế, ngay khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh sùi mào gà, nữ giới cần đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị phù hợp.
Hiện nay, có không ít các cách trị sùi mào gà ở nữ giới nói riêng và trị sùi mào gà nói chung, trong đó không thể không kể đến một số phương pháp điều trị như:
Đối với các trường hợp sùi mào gà nhẹ, mới chớm bệnh bác sĩ có thể chỉ định người bệnh điều trị bằng một số loại thuốc, chủ yếu là thuốc bôi ngoài da như Imiquimod, Podophyllin 25, Veregen, TCA… Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thêm các loại thuốc dạng uống để hỗ trợ tăng cường hiệu quả trị sùi mào gà ở nữ.
Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng loại thuốc phù hợp. Tuy đây là một trong những cách trị sùi mào gà hiệu quả song nữ giới khi sử dụng thuốc điều trị có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như sưng, đau, kích ứng da, ngứa, loét, rối loạn tiêu hoá…
Liệu pháp áp lạnh bằng nitơ lỏng cũng là một trong những cách trị sùi mào gà ở nữ an toàn, hiệu quả, được áp dụng phổ biến hiện nay. Ở phương pháp điều trị này, ban đầu sau khi áp lạnh sẽ có hiện tượng phồng rộp xung quanh vị trí sùi mào gà và sau một thời gian thì lớp da này sẽ bong ra và thay thế vào đó là lớp da non mới.
Tuy nhiên, với liệu pháp này, người bệnh sẽ phải chi trả một khoản chi phí khá tốn kém bởi phải điều trị nhiều lần và có thể gây ra tình trạng sưng đau sau áp lạnh sùi mào gà.
Phương pháp trị sùi mào gà ở nữ giới bằng laser thường được chỉ định trong các trường hợp sùi mào gà trên diện rộng và khó điều trị. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ sử dụng một nguồn ánh sáng có cường độ cao để tiêu diệt nốt sùi mào gà.
Tuy mang lại hiệu quả cao trong điều trị sùi mào gà song người bệnh phải chi trả một khoản phí điều trị khá cao và người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như đau, để lại sẹo…
ALA - PDT là một trong những phương pháp điều trị sùi mào gà tiên tiến, được đánh giá là hiệu quả nhất hiện nay. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong một thời gian ngắn điều trị, bệnh sùi mào gà ở nữ giới sẽ được khống chế, giảm thiểu nguy cơ tái phái, đặc biệt là an toàn và không để lại sẹo.
Như đã trình bày phía trên, sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm. Chính vì thế, việc chủ động phòng ngừa căn bệnh này là vô cùng cần thiết.
Một số biện pháp phòng ngừa sùi mào gà ở nữ giới có thể kể đến như:
Tiêm vaccine HPV là một trong những biện pháp chủ động, an toàn, mang lại hiệu quả cao trong phòng ngừa HPV hiện nay. Sau khi được tiêm vaccine, cơ thể người nữ giới sẽ sản sinh ra kháng thể, chống lại và ngăn chặn sự xâm nhập và tấn công của tác nhân gây ra căn bệnh sùi mào gà ở nữ giới.
Bởi sùi mào gà là căn bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục không an toàn. Do vậy để chủ động phòng ngừa căn bệnh sùi mào gà ở nữ giới, việc quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh luôn được để cao hàng đầu.
Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người chỉ có một bạn tình, chung thuỷ một vợ một chồng, áp dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, chị em nên thăm khám sức khỏe phụ khoa nói riêng và sức khỏe tổng quát nói chung định kỳ 3 - 6 tháng/lần để tầm soát và phát hiện sớm các dấu hiệu cũng như triệu chứng của căn bệnh sùi mào gà từ đó đưa ra hướng điều trị kịp thời (nếu cần), giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh căn bệnh sùi mào gà, cách trị sùi mào gà ở nữ giới và các biện pháp phòng ngừa mà Nhà thuốc Long Châu muốn gửi đến bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã luôn dõi theo các bài viết sức khỏe của Nhà thuốc Long Châu.
Xem thêm: Bệnh sùi mào gà có tự khỏi không?
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.