Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Virus HPV type 11 có nguy hiểm không?

Ngày 22/09/2023
Kích thước chữ

Virus HPV (Human Papillomavirus) là một trong những loại virus lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới. Trong số có những chủng HPV thuộc nguy cơ cao gây đe dọa đến sức khỏe người bệnh. Liệu virus HPV type 11 có nguy hiểm khô và các tác động của nó đối với sức khỏe con người.

Trong số các chủng virus HPV, một số chủng nguy cơ cao liên quan đến các căn bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung đáng chú ý. Tuy nhiên, virus HPV type 11 là một trong những chủng HPV ít được nhắc đến hơn. Cùng tìm hiểu về virus HPV type 11 có nguy hiểm không?

Virus HPV type 11 là gì?

Virus HPV type 11 thuộc vào nhóm PAPOVA và không thuộc loại virus gây nguy cơ cao như các type HPV 12 và những loại HPV nguy cơ cao khác, có khả năng gây ra các bệnh ung thư ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, HPV type 11 vẫn khá phổ biến và thường được phát hiện ở nhiều người nhiễm virus HPV.

Virus HPV type 11 có nguy hiểm không?
Virus HPV type 11 thuộc vào nhóm PAPOVA nguy cơ thấp

Virus HPV type 11 gây bệnh gì?

Virus HPV type 11 và một số loại virus HPV nguy cơ thấp như 40, 42, 43, 44, 53, 54, 61, 72, 73 và 81 thường không gây ra các bệnh ung thư, nhưng có thể gây ra những bệnh khác:

Mụn cóc sinh dục do HPV 11: Mụn cóc sinh dục do virus HPV 11 có thể xuất hiện trên da và niêm mạc ở bộ phận sinh dục của cả nam và nữ. Ban đầu, chúng xuất hiện dưới dạng mụn nhỏ màu đỏ hoặc gần như màu da, sau đó có thể phát triển thành từng khối u sần trên da và niêm mạc.

Sùi mào gà do HPV 11: Sùi mào gà là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở cả nam và nữ. Bệnh này có thể được truyền qua quan hệ tình dục, hậu môn, hoặc miệng. Sùi mào gà thường xuất hiện dưới dạng các nốt sần, mảng sùi màu da, nâu hoặc hồng ở niêm mạc sinh dục, miệng, hoặc hậu môn.

U nhú đường hô hấp tái phát (RRP): Đây là một dạng u hiếm gặp, thường lành tính, xuất hiện ở đường hô hấp hoặc cổ họng. RRP thường bắt đầu ở trẻ sơ sinh, và các triệu chứng bao gồm khóc khàn, yếu đuối, khó thở. Trẻ lớn hơn có thể có khàn tiếng, khó phát âm, và thở rít. Điều trị RRP thường đòi hỏi phẫu thuật và theo dõi bằng nội soi thanh quản, khí quản nếu cần thiết.

Những bệnh này thường không gây đau đớn hoặc ngứa ngáy, và chúng thường được phát hiện dựa trên triệu chứng và các lần khám định kỳ.

Virus HPV type 11 có nguy hiểm không?

Virus HPV type 11 không thuộc nhóm virus nguy cơ cao gây ung thư như các chủng HPV type 16 và 18. Tuy nhiên, cũng không thể coi là hoàn toàn lành tính do khả năng gây ra các bệnh như mụn cóc sinh dục, sùi mào gà, và u nhú đường hô hấp tái phát (RRP). Dù ít gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe hơn so với các chủng virus nguy cơ cao, việc phát hiện và điều trị các bệnh này vẫn là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn và ngăn ngừa lây truyền cho người khác.

Virus HPV type 11 có nguy hiểm không? 1
Virus HPV type 11 có nguy hiểm không?

Khi có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn kiểm tra. Điều này giúp phát hiện sớm và điều trị các vấn đề sức khỏe, bảo vệ bản thân và ngăn ngừa lây truyền virus HPV cho người khác.

Điều trị khi nhiễm virus HPV type 11

Các phương pháp điều trị cho các bệnh gây ra bởi HPV type 11 bao gồm:

Điều trị mụn cóc sinh dục:

  • Đóng băng mụn bằng ni tơ lỏng: Phương pháp này là an toàn và hiệu quả cho các tình trạng mụn cóc không quá nặng. Tuy nhiên, có thể gây đau đớn cho người bệnh.
  • Phẫu thuật loại bỏ mụn trên bề mặt da: Đây là một phương pháp khác để loại bỏ mụn cóc.
  • Đốt mụn bằng tia laser: Phương pháp này thường áp dụng cho các trường hợp nặng hơn. Nó giúp loại bỏ các nốt sần trên da và ngăn chặn khả năng lây lan sang các cơ quan khác. Tuy nhiên, đốt mụn bằng tia laser thường chỉ điều trị vấn đề ngoài da, không tác động đến virus trong cơ thể. Do đó, bệnh nhân cần theo dõi tình trạng sức khỏe và đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu tái phát.

Điều trị sùi mào gà:

  • Điều trị bằng thuốc Podophyllotoxin (podofilox): Loại thuốc này gây độc tế bào tại chỗ, khiến tế bào nhiễm virus ngừng phân chia và tiêu biến. Thuốc được dùng điều trị các u nhú lành tính ngoài da.
  • Phá hủy khối u nhú bằng liệu pháp lạnh: Phương pháp này đóng băng tế bào nhiễm virus bằng ni tơ lỏng (nitrogen) có nhiệt độ rất thấp. Điều này khiến tế bào tổn thương và không thể phục hồi.
Virus HPV type 11 có nguy hiểm không? 2
Điều trị sùi mào gà do virus HPV type 11

Điều trị u nhú đường hô hấp tái phát:

  • Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật cắt u nhú hoặc mở khí quản để giải quyết tình trạng nghẹt thở.
  • Điều trị nội khoa: Điều trị bằng thuốc tác động đến hệ thống miễn dịch hoặc trên siêu vi HPV để làm biến mất u nhú, ngăn tái phát hoặc kéo dài thời gian giữa hai lần tái phát.

Không nên thực hiện tự điều trị các bệnh lý trên tại nhà vì có thể gây tổn thương và tăng nguy cơ lây truyền cho người khác. Khi xuất hiện triệu chứng bất thường hoặc dấu hiệu lạ, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và nhận được điều trị phù hợp và đúng cách.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.