Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Để hạn chế tình trạng sâu răng và giúp bé có hàm răng khỏe và đẹp, các mẹ nên vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên, đặc biệt là khi bé được 1 tuổi, đã bắt đầu ăn dặm. Vậy thế nào là cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi đúng phương pháp?
Khi chiếc răng đầu tiên của bé nhú lên là lúc mẹ cần quan tâm chăm sóc đến răng miệng cho bé nhiều nhất. Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu lợi ích của việc vệ sinh răng miệng cho bé và phương pháp đúng chuẩn khoa học là như thế nào.
Khi bé khoảng 6 tháng tuổi, răng sữa của các con bắt đầu nhú lên và hàm răng sữa hoàn thiện khi bé lên 3 tuổi. Đến khoảng 3 tuổi bé sẽ mọc 20 chiếc răng sữa gồm 10 răng ở hàm trên và 10 răng ở hàm dưới. Bé thường mọc răng sữa ở hàm dưới trước, hàm trên sau.
Răng của bé có lớp men răng và lớp ngà răng mỏng hơn nhiều so với răng vĩnh viễn của người lớn. So với người lớn, buồng chứa tủy trong răng sữa của trẻ em lớn hơn.
Trong khi răng của người lớn có màu hơi ngả vàng và trong hơn thì răng sữa của bé có màu trắng đục. Đặc biệt, so với răng của người lớn, răng sữa của trẻ sẽ tròn hơn do có chiều ngang phát triển hơn chiều cao.
Mẹ nên vệ sinh răng miệng cho bé sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ ngay từ khi bé còn nhỏ và răng chưa mọc, điều này giúp ích cho việc mọc răng sữa sau này của trẻ.
Vệ sinh răng miệng sẽ tạo cho bé một thói quen lành mạnh là thường xuyên chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình. Thói quen này sẽ theo bé mãi về sau này.
Khi trẻ bắt đầu mọc răng, vệ sinh răng miệng cho bé giúp loại bỏ vi khuẩn, những mảng bám trên răng của trẻ. Lúc này, trẻ chủ yếu chỉ bú sữa và ăn dặm cháo, bột..., nếu không vệ sinh kỹ, thức ăn tạo thành các mảng bám đọng lại trên lưỡi, răng của trẻ, do đó việc làm sạch răng miệng là rất cần thiết.
Các bậc phụ huynh nên làm vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi. Vì trong độ tuổi này nếu bị sâu răng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của răng vĩnh viễn và sức khỏe của các con sau này.
Sâu răng
Khi bé 1 tuổi, bé rất dễ bị sâu răng do răng sữa của bé có lớp men răng và ngà răng mỏng, buồng chứa tủy có thể tích lớn hơn răng vĩnh viễn. Thế nên sâu răng rất dễ xâm nhập và phát triển vào phần tủy. Tình trạng sâu răng ở các bé tiến triển nhanh hơn bình thường. Nếu không phát hiện kịp thời thì tủy răng sẽ bị viêm nhiễm.
Khi đã bị sâu răng, bé chán ăn, bỏ ăn, dẫn đến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng khiến trẻ bị chậm phát triển, còi xương sau này.
Nhổ răng
Khi tình trạng sâu răng nghiêm trọng, nha sĩ phải nhổ răng sữa sớm cho bé. Khi nhổ răng sữa quá sớm sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng của con. Mất răng sẽ khiến bé gặp nhiều khó khăn trong quá trình ăn uống.
Nhổ răng cũng làm ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm và khả năng mọc của răng vĩnh viễn sau này của bé. Đồng thời, răng cũng là một bộ phận quan trọng, quyết định việc phát âm của con người. Nếu mất răng thì tùy theo từng âm khác nhau, trẻ sẽ phát âm lệch, không thể phát âm rõ chữ, bị biến âm tùy theo mức độ khác nhau. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho trẻ chậm nói hơn các bạn khác ở cùng một độ tuổi.
Cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi theo từng giai đoạn
Để vệ sinh răng cho bé 1 tuổi chưa mọc răng, mẹ cần chuẩn bị 1 – 2 miếng gạc rơ lưỡi, nước muối sinh lý hoặc nước ấm và khăn vải mềm, khô.
Mẹ làm theo hướng dẫn vệ sinh cho bé như sau:
Bước 1: Mẹ dùng khăn vài mềm hoặc quấn miếng gạc vào ngón tay rồi nhúng vào nước ấm sạch hoặc nước muối sinh lý, nhẹ nhàng lau nướu của bé 1 lần/ngày.
Bước 2: Sau khi làm sạch miệng, lưỡi cho bé bằng nước muối, mẹ vệ sinh lại bằng nước sạch từ 2 - 3 lần để hạn chế tình trạng bé nuốt phải nước muối, gây khó chịu.
Bước 3: Cuối cùng, mẹ dùng khăn lau quanh miệng và mặt cho bé.
Mẹ chuẩn bị bàn chải đánh răng mềm, loại gắn vào đầu ngón tay, nước muối sinh lý hoặc nước ấm, 1 khăn vải mềm và 1 bát đựng.
Sau đây là hướng dẫn mẹ vệ sinh răng miệng cho bé:
Bước 1: Gắn bàn chải mềm vào đầu ngón tay của mẹ, đổ nước muối sinh lý ra bát nhỏ.
Bước 2: Nhúng bàn chải vào nước ấm hoặc nước muối sinh lý rồi lau sạch nhẹ nhàng các mặt của răng và toàn bộ nướu. Đặt lông bàn chải hướng về phía đường viền nướu, nghiêng một góc khoảng 45 độ so với răng, xoay bàn chải và chải lần lượt 2 – 3 răng một lúc. Chà đều mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai của răng và chà lưỡi cho bé.
Bước 3: Dùng khăn vải tẩm nước muối vệ sinh lại miệng cho bé lần nữa. Cuối cùng, mẹ dùng khăn mềm lau mặt và xung quanh miệng bé.
Ít nhất 2 lần/ngày, sau khi ăn và đặc biệt là trước khi ngủ
Ngay từ ban đầu, mẹ hình thành thói quen vệ sinh răng miệng cho bé sẽ giúp bé ghi nhớ, thực hiện một cách thoải mái theo, tương tự như cách bé tự mặc đồ, tự đi vệ sinh sau này. Theo thời gian, con sẽ dần có ý thức hơn, luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng mà không cần mẹ nhắc nhở.
Uống nước sau khi ti hoặc ăn dặm sẽ làm sạch một phần cặn sữa, bột ăn dặm còn sót lại trong khoang miệng bé, từ đó làm giảm khả năng vi khuẩn phát triển, bào mòn răng bé. Tuy nhiên, cách này không thay thế được việc làm sạch răng miệng bằng gạc và bàn chải đâu ạ. Mẹ vẫn nên vệ sinh sạch răng miệng cho con như hướng dẫn trên nhé.
Cho con bú bình khi bé bắt đầu mọc răng
Khi những chiếc răng xinh bắt đầu nhú, bé rất thích cắn và day núm ti, mẹ ưu tiên chọn núm ti silicone cao cấp, độ bền cao, bé thoải mái nhai cắn mà không hề nhanh rách như núm ti cao su, lại còn không có mùi hôi khó chịu đâu mẹ ạ. Núm ti silicon là lựa chọn tối ưu, giúp mẹ thoải mái vệ sinh, tiệt trùng, loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây hại cho răng miệng của con mà không lo núm ti bị biến dạng, đổi màu
Để khám sức khỏe răng miệng 2 lần/năm
Để bác sĩ nha khoa khám định kỳ và đánh giá tình trạng răng miệng của bé, kịp thời phát hiện những chỗ sâu hoặc viêm lợi, viêm nướu, tránh tình trạng con bị đau, khó chịu dẫn đến biếng ăn, chậm lớn.
Khi thấy lông bàn chải bắt đầu xơ cứng, xiêu vẹo, mẹ thay bàn chải cho bé hoặc thay 3 tháng/lần. Dùng bàn chải lâu sẽ mất tác dụng làm sạch răng, gây chảy máu nướu, chân răng bé. Khi chọn bàn chải mới để vệ sinh răng cho bé 1 tuổi, mẹ ưu tiên những sản phẩm có độ dài lông 2 – 3 mm, mềm mại, bàn chải có lỗ giúp con dễ cầm nắm khi tập đánh răng.
Mẹ tuyệt đối không mớm cơm bằng cách ngậm thìa của bé. Vi khuẩn sâu răng rất dễ lây từ mẹ sang con thông qua việc ngậm thìa và mớm bé ăn. Mẹ nên tập cho bé ăn thìa và bát riêng.
Vi khuẩn trong miệng ưa thích phân tử đường, chúng sẽ nhân lên nhanh và phá hủy lớp men mỏng manh trên răng bé, tạo ra các lỗ sâu. Đối với bé sơ sinh, mẹ nên cân đối chế độ ăn uống, không cho bé ăn nhiều đường vì cháo và bột ăn dặm đã cung cấp đủ lượng đường cần thiết cho bé. Nếu bé bị nhổ mất răng sữa sớm, các răng vĩnh viễn của bé sẽ mọc chậm và khó thẳng hàng hơn.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...