Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách vệ sinh sau khi bấm lỗ tai cho bé hiệu quả

Ngày 08/07/2022
Kích thước chữ

Bất kì bé gái nào cũng có thể trải qua việc bấm lỗ tai một lần trong đời. Dù bấm lỗ tai ở lứa tuổi nào đi chăng nữa, việc vệ sinh và chăm sóc sau khi bấm lỗ tai cho bé là vấn đề ba mẹ hết sức quan tâm nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng hay mưng mủ tại chỗ bấm.

Bấm lỗ tai cho bé gái là thủ thuật rất đơn giản. Điều quan trọng là ba mẹ nên cân nhắc lựa chọn cơ sở cũng như bệnh viện uy tín, nhằm đảm bảo công tác vệ sinh rằng những dụng cụ, thiết bị vô khuẩn, vô trùng nhằm hạn chế nguy cơ gây ra tình trạng nhiễm trùng tại chỗ bấm. Không những thế, ba mẹ nên trang bị cho mình kiến thức về cách chăm sóc cũng như vệ sinh tại nhà để giúp bé hạn chế nguy cơ nhiễm trùng không mong muốn.

Tuy là thủ thuật đơn giản nhưng bấm lỗ tai cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tình trạng nhiễm trùng và mưng mủ. Ba mẹ tuyệt đối không nên quá chủ quan, lơ là cách chăm sóc vết bấm. Dưới đây là những thông tin về cách vệ sinh sau khi bấm lỗ tai cho bé mà ba mẹ có thể quan tâm.

Nên chọn bấm lỗ tai cho bé ở đâu?

Bấm lỗ tai cho bé gái là điều rất phổ biến mà rất nhiều ba mẹ thường thực hiện nhằm muốn con sẽ thêm phần xinh xắn hơn, đáng yêu hơn với phụ kiện bông tai đi kèm. Việc quyết định thời điểm bấm lỗ tai cho con cũng tùy thuộc vào ý kiến cá nhân của mỗi ba mẹ. Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng cảnh báo rằng nguy cơ bị nhiễm trùng sẽ tăng lên khi con bấm lỗ tai quá sớm, do hệ miễn dịch của bé yêu lúc này vẫn còn rất non yếu. Do đó, sau khi sinh nếu ba mẹ đã rời khỏi bệnh viện phụ sản, có thể cân nhắc chờ cho đến khi bé gái được 6 tháng tuổi hoặc lớn hơn hãy thực hiện việc bấm lỗ tai cho bé.

Cách vệ sinh sau khi bấm lỗ tai cho bé hiệu quả1 Tuy là thủ thuật đơn giản nhưng bấm lỗ tai cho bé cũng có nguy cơ gây nhiễm trùng

Tuy nhiên, tại bệnh viện phụ sản lớn của thành phố cũng có cung cấp dịch vụ bấm lỗ tai cho bé sau khi sinh khoảng 2 đến 3 ngày nhằm đáp ứng yêu cầu cũng như tạo sự thuận tiện cho ba mẹ trong vấn đề đi lại. Tại bệnh viện phụ sản uy tín, bấm lỗ tai cho bé sơ sinh còn đảm bảo dụng cụ thực hiện vô khuẩn đồng thời cho ba mẹ và bé trải nghiệm dịch vụ an toàn, chất lượng. Cụ thể như sau:

  • Đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé phòng tránh trường hợp lây nhiễm bệnh do dùng chung dụng cụ bấm lỗ tai chưa được khử trùng như: Dụng cụ bấm, chỉ vô trùng…
  • Nhân viên bấm lỗ tai có thể dùng thuốc tê cũng như dụng cụ cần thiết để giúp quá trình thực hiện diễn ra nhanh chóng và nhẹ nhàng nhất có thể.
  • Sau khi bấm, nhân viên bệnh viện sẽ phổ biến kiến thức về cách chăm sóc và vệ sinh chỗ bấm cho ba mẹ nắm rõ nhằm thực hiện đúng cách, hạn chế tình trạng nhiễm trùng không mong muốn.

Quy trình bấm lỗ tai cho bé

Bấm lỗ tai cho trẻ nhỏ được thực hiện tương tự như ở người lớn với các bước như sau:

  • Bác sĩ sẽ khử trùng vị trí bấm lỗ tai bằng cồn chuyên dụng.
  • Việc bấm lỗ có thể được thực hiện bằng súng bắn hoặc kim xỏ. Cả hai dụng cụ này đều khiến bé đau một chút khi kim đi xuyên qua dái tai.
  • Bác sĩ sẽ xỏ qua lỗ bấm một sợi chỉ nhỏ được tiệt trùng.
  • Bố mẹ nên dỗ dành đồng thời giữ chặt hạn chế để bé giãy giụa nhiều.

Cách giảm đau khi bấm lỗ tai cho bé

Khi đưa bé đến bệnh viện để bấm lỗ tai, ba mẹ hãy nhờ người thực hiện thoa thuốc tê lên vùng dái tai của con. Biện pháp này sẽ giúp bé giảm đau lúc kim xuyên qua tránh trường hợp khiến con giật mình và không hợp tác trong quá trình bấm lỗ. Ngoài ra, việc dùng chườm lạnh lên dái tai từ 15 – 20 phút cũng có thể mang lại tác dụng giảm đau tương tự.

Cách vệ sinh sau khi bấm lỗ tai cho bé

Sau khi bấm lỗ tai cho bé, ba mẹ hãy chú ý vệ sinh và chăm sóc khu vực này để tránh hiện tượng bé bấm lỗ tai bị mưng mủ do nhiễm trùng bằng những cách sau:

  • Ba mẹ nên rửa tay thật sạch trước khi thực hiện vệ sinh tai cho bé.
  • Hạn chế cho trẻ nghịch bẩn, luôn rửa tay cho trẻ thường xuyên, hạn chế để vi khuẩn có cơ hội tiếp xúc đến vết bấm mới.
  • Ưu tiên cột tóc gọn gàng và không để tóc dính vào vết bấm.
  • Dùng nước muối sinh lý thấm bông cotton để lau vùng dái tai. Sau đó ba mẹ sử dụng dầu mù u xoay nhẹ sợi chỉ mỗi ngày 2 lần cho bé.
  • Không nên sử dụng bông tai ngay sau khi bấm hoặc bông tai quá chật.
  • Đối với những trẻ lớn, có thể nói cho con hiểu việc không nên đụng vào lỗ tai quá nhiều.
  • Ba mẹ thật cẩn thận khi thay áo cho bé, cột tóc, mang mũ bảo hiểm… nhằm tránh để lỗ tai con bị tác động và gây đau đớn cho bé.
  • Không được tháo chỉ ít nhất 6 tuần sau khi bấm lỗ vì có nguy cơ bị bít lại ngay sau đó.
  • Sau 6 đến 8 tuần, ba mẹ có thể tháo sợi chỉ thay thế bằng bông tai khác nhưng vẫn luôn đảm bảo bé đeo liên tục trong 6 tháng tiếp theo.
Cách vệ sinh sau khi bấm lỗ tai cho bé hiệu quả2 Vệ sinh sau khi bấm lỗ tai cho bé đúng cách cho bé

Ba mẹ nên chọn chất liệu nào sau khi bấm lỗ tai cho bé?

Tại bệnh viện hoặc nơi bấm lỗ tai uy tín, nhân viên thực hiện bấm tai sẽ xỏ sợi chỉ nhỏ vào tai bé. Khoảng sau 6 đến 8 tuần sau khi thấy vết bấm đã lành hẳn, ba mẹ có thể chọn cho con những loại bông tai bằng thép phẫu thuật không gỉ, bạch kim hoặc vàng 14K… vì kim loại này không chứa niken và hợp kim gây dị ứng tai bé. Đôi khi một số bé có làn da nhạy cảm có thể dị ứng với cả vàng trắng.

Những lưu ý khi chăm sóc tai bé sau khi bấm

Không tự ý tháo chỉ tại nhà

Ba mẹ không nên tự ý tháo sợi chỉ cho đến khi lỗ xỏ đã lành, vì tháo ra sớm thì lỗ xỏ có thể bị khép lại hoặc không lành đúng cách. Vết xỏ lỗ có thời gian lành hoàn toàn với thời gian tùy vào cơ địa của mỗi người.

Không được sờ lên tai quá nhiều

Việc sờ lên tai quá nhiều có thể khiến vi khuẩn xâm nhập làm nhiễm trùng vết bấm. Nếu ba mẹ chạm vào tai để vệ sinh cho trẻ, cần rửa tay sạch với xà phòng nhằm đảm bảo công tác vệ sinh.

Cách vệ sinh sau khi bấm lỗ tai cho bé hiệu quả3 Hạn chế sờ tay lên tai nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng

Tránh vướng vào vết bấm

Ba mẹ phải chú ý cẩn thận, tránh để lỗ xỏ vướng vào tóc, quần áo, khăn... và các vật dụng khác vì có thể làm rách da gây đau đớn cho bé.

Vệ sinh áo gối thường xuyên

Ba mẹ nên thay áo gối cho bé thường xuyên. Khi áo gối không được vệ sinh có thể là nơi gây ra nhiễm trùng tai không mong muốn.

Tránh đi bơi và không để vết bấm tiếp xúc với hóa chất hoặc mồ hôi

Việc tiếp xúc với hóa chất trong hồ bơi, hóa mỹ phẩm, mồ hôi hoặc nước biển… có thể khiến vi khuẩn xâm nhập, gây viêm, sưng và mưng mủ.

Trên đây là những thông tin về cách vệ sinh sau khi bấm lỗ tai cho bé hiệu quả mà bạn đọc có thể cân nhắc áp dụng. Tai của trẻ đóng vai trò rất quan trọng. Phụ huynh nên giữ vệ sinh tai cho trẻ cẩn thận cho đến khi lành hẳn nhằm hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh lên vết thương, giúp cho trẻ phát triển toàn diện.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin