Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách xử lý hiệu quả khi bé bị sưng môi trên

Ngày 03/07/2022
Kích thước chữ

Hiện nay tình trạng trẻ bị sưng môi trên đang rất phổ biến và ngày càng nhiều hơn. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề cách xử lý khi bé bị sưng môi trên.

Trẻ nhỏ có cơ thể phát triển chưa hoàn thiện, các cơ quan cũng như hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn còn yếu vì vậy rất trẻ dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài gây bệnh. Hiện nay, tình trạng trẻ bị sưng môi trên đang rất phổ biến và ngày càng nhiều hơn. Điều này khiến cho các bậc phụ huynh gặp không ít lo lắng. Chính vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề sưng môi trên ở trẻ cũng như cách xử lý hiệu quả khi bé bị sưng môi trên thông qua bài viết này.

Nguyên nhân khiến bé bị sưng môi trên

Sưng môi trên là tình trạng phần môi phía trên của các bé đột nhiên bị sưng tấy, thậm chí bị tím đỏ. Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng bị sưng môi trên ở bé.

Trong một số trường hợp, các bé sẽ tự khỏi sau khi bị sưng môi trên, tuy nhiên cũng có những trường hợp bé bị sưng môi trên do các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh Kawasaki hoặc bệnh nhiễm virus Herpes và không thể tự khỏi. Chính vì vậy, việc nắm bắt được nguyên nhân và phát hiện sớm để giúp các bé được điều trị kịp thời là điều hết sức quan trọng và cần thiết.

Cách xử lý hiệu quả khi bé bị sưng môi trên 1 Sưng môi trên là hiện tượng thường gặp ở trẻ

Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng bé bị sưng môi trên mà cha mẹ có thể tham khảo:

  • Nhiễm Herpes simplex: Virus Herpes là một loại virus cực kỳ nguy hiểm. Khi bị nhiễm Virus Herpes trẻ có thể gặp phải các tình trạng như bị lở loét ở môi, má hoặc ở lưỡi, bị sưng môi trên. Thậm chí các bé cũng có thể bị sốt và khó ăn, khó nuốt. Nếu không được điều trị kịp thời vết thương của trẻ có thể lan rộng đến vùng mắt và dẫn đến tình trạng viêm giác mạc hoặc nhiễm trùng giác mạc, gây nguy hiểm tới thị lực của các bé.
  • Hội chứng phù mạch – Eosinophilia: Hội chứng phù mạch Eosinophilia xuất hiện chủ yếu là do trẻ bị dị ứng hoặc bị nhiễm ký sinh trùng. Chúng gây nên tình trạng rối loạn hệ miễn dịch ở trẻ. Bên cạnh dấu hiệu sưng môi trên, trẻ khi bị hội chứng phù mạch còn có thể gặp một số triệu chứng khác như bị đau cơ, sốt, tăng cân không rõ nguyên nhân, lượng nước tiểu thay đổi liên tục…
  • Bệnh thủy đậu: Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến và thường gặp, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Khi bị thủy đậu trẻ cũng có thể bị sưng môi trên đồng thời kèm theo một số triệu chứng như sốt, phù nề tại một số bộ phận trên cơ thể.

Bé bị sưng môi trên có nguy hiểm hay không?

Sưng môi trên là tình trạng khá thường gặp ở trẻ nhỏ. Để xác định bệnh sưng môi trên của trẻ có nguy hiểm hay không cha mẹ cần tìm được các nguyên nhân gây nên tình bệnh. Nếu như trẻ bị sưng môi trên do ngứa hoặc do va đập với các tác nhân bên ngoài thì cha mẹ không cần quá lo lắng bởi trẻ sẽ tự khỏi sau vài ngày.

Tuy nhiên, trong trường hợp bé bị sưng môi trên trong thời gian dài mà không rõ nguyên nhân thậm chí đi cùng với một số triệu chứng khác như bị nổi mề đay toàn thân, sốt, miệng, môi của bé bị lở loét... thì rất có thể trẻ đã bị sưng môi trên do các bệnh lý khác. Khi này cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc để điều trị sưng môi trên cho trẻ vì có thể dẫn đến các biến chứng khác, gây nguy hiểm tới sức khỏe của các bé.

Cách xử lý hiệu quả khi bé bị sưng môi trên 2 Trẻ quấy khóc khi bị sưng môi trên

Cách chữa trị cho bé bị sưng môi trên

Hiện nay có rất nhiều cách trị sưng môi trên khác nhau. Tùy vào tình trạng cũng như nguyên nhân gây bệnh của các bé mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị sao cho hợp lý. Tuy nhiên trong trường hợp bé bị sưng môi trên nhưng chưa thể đưa tới các cơ sở y tế thì cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để giảm tình trạng bị sưng môi trên các bé:

Cách xử lý hiệu quả khi bé bị sưng môi trên 3 Trẻ biếng ăn khi bị sưng môi trên
  • Chườm lạnh: Cha mẹ có thể sử dụng khăn tẩm nước lạnh hoặc khăn bọc đá chườm nhẹ lên môi trên của bé để giảm thiểu tình trạng sưng. Tuyệt đối không nên trực tiếp áp đá lạnh lên da hoặc môi của bé vì dễ khiến bé bị bỏng lạnh.
  • Dùng gel lô hội: Cha mẹ cũng có thể sử dụng gel lô hội để thoa nhẹ nhàng lên vết sưng trên môi của bé.
  • Thoa mật ong: Mật ong là một trong những chất kháng viêm tự nhiên rất tốt, vì vậy cha mẹ có thể thoa mật ong lên vết thương của trẻ. Sau đó để yên trong vòng từ 10 đến 20 phút rồi rửa sạch. Thực hiện từ hai đến ba lần mỗi ngày sẽ giúp vết thương tránh được tình trạng bị nhiễm trùng và giúp bé dễ chịu hơn.
  • Dùng baking soda: Trong trường hợp bé bị sưng môi trên do bị côn trùng cắn hoặc do dị ứng, cha mẹ có thể pha 3 thìa cà phê baking soda với 1 thìa cà phê nước sau đó thoa lên vết thương. Biện pháp này sẽ giúp vết thương giảm đau và kháng viêm rất tốt. Tuy nhiên lưu ý chỉ nên để hỗn hợp trên môi trẻ từ 2 đến 3 phút sau đó rửa sạch ngay và nước lạnh. Tuyệt đối không để lâu vì dễ gây tổn thương da.

Tình trạng bé bị sưng môi trên khá phổ biến và thường gặp. vì vậy cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên khi thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nên nhanh chóng đưa bé tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Thu Hòa

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm