Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách xử lý khi bị nổi mề đay ban đêm

Ngày 21/05/2022
Kích thước chữ

Nổi mề đay là hiện tượng da bị nổi mẩn đỏ, gây ra ngứa ngáy và khó chịu. Hầu hết các trường hợp nổi mề đay đều liên quan đến việc dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc hoặc tiếp xúc với các chất hóa học có trong xà phòng, nước rửa chén,...

Tình trạng nổi mề đay vào ban đêm thường gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, sức khỏe suy giảm. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh mề đay ban đêm là gì, nên áp dụng phương pháp xử lý nào để tình trạng này chấm dứt. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé. 

Nổi mề đay ban đêm là gì?

Nổi mề đay vào ban đêm là một dạng bệnh của nổi mề đay thông thường. Bệnh này sẽ xuất hiện khi các mao mạch dưới da phản ứng bất thường dẫn đến phù cấp mãn tính trung bình.

Đối với người bị nổi mề đay vào ban đêm sẽ xuất hiện trên da các mẩn đỏ hoặc các mảng xung huyết.

Nổi mề đay chia thành 2 loại:

  • Nổi mề đay cấp tính: Xuất hiện chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày rồi chấm dứt. Nguyên nhân thường là do dị ứng thời tiết, lông động vật, thức ăn hoặc thuốc
  • Nổi mề đay mãn tính thường sẽ kéo dài lâu hơn, khoảng 6 tuần. Loại bệnh này khó khắc phục hơn so với loại cấp tính. Bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng sốt li bì trên 40 độ, người buồn nôn, mệt mỏi,... Nguyên nhân dẫn đến loại mề đay mãn tính rất khó xác định nên quá trình điều trị cũng gặp nhiều trở ngại. 

Các triệu chứng của nổi mề đay ban đêm sẽ làm cho bệnh nhân mệt mỏi, khó ngủ, căng thẳng. Do đó, để không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mọi người nên điều trị sớm để tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. 

Cách xử lý khi bị nổi mề đay ban đêm 1

Nổi mề đay là hiện tượng da bị nổi mẩn đỏ, gây ra ngứa ngáy 

Nguyên nhân bị nổi mề đay ban đêm

Bị nổi mề đay vào ban đêm là do đâu thì hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Có một số trường hợp được bác sĩ kết luận là do hàm lượng cytokine có trong cơ thể giải phóng quá nhiều làm mề đay nổi lên và gây ngứa ngáy. 

Ngoài kết luận trên thì còn có một số nguyên nhân nổi bật khác làm nổi mề đay vào ban đêm như:

  • Cơ thể bị dị ứng với thời tiết, nhất là vào thời điểm giao mùa từ hè sang đông, khí hậu sẽ bị hanh khô, nhiệt độ giảm, nếu cơ thể không được giữ ẩm sẽ bị nổi mề đay mẩn đỏ.
  • Khi cơ thể dị ứng với phấn hoa sẽ phản ứng tự vệ bằng cách nổi mề đay gây ngứa và gặp một số vấn đề về đường hô hấp. 
  • Nổi mề đay vào ban đêm có thể do dị ứng với lông động vật, nhất là những người có thói quen ngủ cùng thú cưng. Nguyên nhân là do trong lông thú có nhiều loại vi khuẩn, khi làn da nhạy cảm tiếp xúc thì có thể gây ra hiện tượng dị ứng.
  • Dị ứng hải sản, sữa, đậu phộng, bia,... 
  • Do sự ảnh hưởng của các loại thuốc gây nổi mề đay như thuốc penicillin, thuốc tránh thai hàng ngày,…
  • Do người bệnh có tiền sử mắc các bệnh lý nền về gan, thận khiến cho độc tố tích tụ bên trong cơ thể, không thoát ra ngoài được nên gây ngứa và nổi mề đay vào ban đêm. 

Bên cạnh một số nguyên nhân ở trên, còn có một số tác nhân khác có thể kể đến như do vệ sinh thân thể không sạch sẽ, quần áo bụi bẩn, chế độ ăn không khoa học, hệ miễn dịch kém,... 

Cách xử lý khi bị nổi mề đay ban đêm 2

Dị ứng với lông động vật làm nổi mề đay vào đêm

Cách xử lý khi bị nổi mề đay ban đêm

Bệnh nổi mề đay ban đêm tuy không nặng nhưng nó làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của bạn. Hãy thử áp dụng một số cách dưới đây để xử lý tình trạng nổi mề đay vào ban đêm bạn nhé.

Chườm nước nóng

Với phương pháp chườm nước nóng này bạn có thể làm giảm các cơn ngứa ngáy do bị nổi mề đay vào ban đêm nhanh chóng. Bởi khi chườm nước nóng, các mạch ở vùng bị nổi mề đay sẽ giãn ra, máu lưu thông tốt hơn và đẩy lùi các các mẩn ngứa.

Cách thực hiện như sau: Đun sôi nước rồi cho vào bình giữ nhiệt, sau đó bọc một miếng vải mỏng bên ngoài rồi chườm lên vùng da bị nổi mề đay, tuy nhiên bạn cần cẩn thận không để nước quá nóng vì có thể gây bỏng da. Khi nước nguội bạn có thể thay nước nóng khác. Áp dụng phương pháp này bạn sẽ giảm được tình trạng ngứa ngáy rất nhanh chóng. 

Cách xử lý khi bị nổi mề đay ban đêm 3

Chườm nước nóng có thể làm giảm các cơn ngứa ngáy

Trà gừng mật ong

Sử dụng gừng và mật ong sẽ giúp kháng khuẩn và giữ ấm cho cơ thể cao, tránh trường hợp thời tiết thay đổi quá lạnh gây ra nổi mề đay ban đêm. Một tách trà gừng kết hợp với một thìa mật ong sẽ giúp bạn dịu ngay cơn ngứa, ngăn chặn sự phát triển của mề đay và thư giãn tinh thần, giảm stress

Sử dụng lá kinh giới

Lá kinh giới là một loại rau thường có trong các loại rau sống và có thể sử dụng để làm gia vị cho các món ăn. Nhờ vào các tinh dầu tinh hàn lá kinh giới còn được dùng để giảm ngứa ngáy do bị nổi mề đay vào ban đêm.  

Cách thực hiện: Bạn chỉ cần sao lá kinh giới cùng với một ít muối hột có tác dụng giữ nhiệt rồi cho vào túi vải và chườm lên vùng da bị nổi mề đay. Ngoài ra bạn cũng có thể đun sôi lá kinh giới và xông hơi trong khoảng 10 phút. Đây cũng là phương pháp giúp đẩy lùi các triệu chứng của nổi mề đay vào ban đêm cực kỳ hiệu quả. 

Cách xử lý khi bị nổi mề đay ban đêm 4

Lá kinh giới giảm ngứa ngáy do bị nổi mề đay vào ban đêm

Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn đã nắm được các thông tin liên quan đến bệnh nổi mề đay vào ban đêm và cách xử lý chúng. Các phương pháp ở trên cũng chỉ là những cách điều trị từ thiên nhiên, nếu các triệu chứng vẫn xuất hiện lại khi áp dụng các phương pháp trên thì bạn nên tìm gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và kịp thời đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. 

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin