Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Kháng sinh là loại thuốc đang được sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Một trong những tác dụng phụ hay gặp nhất khi uống kháng sinh bị đau bụng (chiếm 20% các trường hợp dùng kháng sinh trị bệnh).
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp cha mẹ nguyên nhân và cách xử lý trẻ uống kháng sinh bị đau bụng.
Trong ruột luôn chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi với nhiều loài khác nhau. Bình thường, các vi khuẩn này luôn duy trì cân bằng để đảm bảo quá trình tiêu hóa của cơ thể, giúp hấp thụ chất dinh dưỡng, đào thải cặn bã và các chất độc hại, đồng thời ngăn chặn các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột.
Trong khi đó, kháng sinh là loại thuốc cực mạnh, ngay cả khi sử dụng kháng sinh ở nồng độ thấp nhất cũng có thể tiêu diệt, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn.
Các vi khuẩn lành tính trong ruột cũng chịu sự ảnh hưởng của kháng sinh, đặc biệt là khi người bệnh dùng kháng sinh liều cao, dùng kháng sinh kéo dài. Sự cân bằng ở đường ruột do đó mà bị phá vỡ, thúc đẩy các vi khuẩn gây bệnh đã ẩn chứa sẵn trong hệ tiêu hóa và vi khuẩn mới xâm nhập dẫn đến uống kháng sinh bị đau bụng.
Có rất nhiều nhóm kháng sinh khác nhau. Mỗi nhóm lại có các loại biệt dược nhất định. Các biệt dược này có thể gây ra sự mất cân bằng vi khuẩn trong ruột. Nếu muốn dùng kháng sinh thì phải biết nó thuộc nhóm nào và biết được mức độ ảnh hưởng của loại kháng sinh đó. Một số loại kháng sinh dễ gây rối loạn tiêu hóa như: ampicillin, các cephalosporin, clindamycin, erythromycin.
Hầu hết các trường hợp bị rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh đều có diễn biến rất nhẹ. Đa số trẻ sẽ bị đi ngoài, đi phân lỏng, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Rất hiếm trường hợp bệnh nhân sốt. Các triệu chứng uống kháng sinh bị đau bụng sẽ nhanh chóng biến mất ngay sau khi dừng kháng sinh hoặc sau khi dừng kháng sinh khoảng 1 - 2 ngày.
Nếu trẻ bị đau bụng kèm đi ngoài kèm theo biểu hiện sốt, nôn hay đau bụng, mức độ tiêu chảy ngày càng nặng thì có khả năng là rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Cần phân biệt hai trường hợp này để có biện pháp can thiệp khi cần thiết.
Trẻ bị suy giảm miễn dịch, trẻ suy dinh dưỡng, có bệnh ký đi kèm khi dùng kháng sinh nhiều ngày, kháng sinh liều cao có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa nặng hơn, gọi là viêm đại tràng giả mạc. Khi đó, trẻ sẽ có biểu hiện: tiêu chảy, đi phân nhiều nước, phân có máu, đau bụng, buồn nôn, nôn, sốt. Nếu trẻ bị viêm đại tràng giả mạc sau khi dùng kháng sinh thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành điều trị.
Với trường hợp bị đau bụng nhẹ, các triệu chứng bệnh sẽ hết trong vòng 2-3 ngày tới 2 tuần sau khi kết thúc phác đồ sử dụng kháng sinh.
Với trường hợp đau bụng kèm đi ngoài nặng, cha mẹ cần dừng ngay loại kháng sinh có liên quan đến tình trạng tiêu chảy. Kết hợp bù nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan. Nên sử dụng dung dịch oresol hoặc viên hydrite để bù nước cho trẻ. Phụ huynh chú ý nên pha dung dịch bù nước theo đúng hướng dẫn sử dụng, một lần pha hết 1 gói hoặc 1 viên với lượng nước chín được hướng dẫn, không được chia nhỏ gói hoặc viên ra.
Dung dịch bù nước đã pha nếu để quá 24 giờ không uống hết cần phải bỏ đi. Việc cho trẻ uống bù nước cần duy trì đến khi trẻ đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần/ngày. Bên cạnh đó, thực hiện cấy phân, cấy máu để xác định chủng vi khuẩn gây bệnh. Với trường hợp bị viêm đại tràng giả mạc, loại kháng sinh được chọn là metronidazole hoặc vancomycin.
Trường hợp bị loạn khuẩn nặng hoặc không thể ngưng kháng sinh, cần điều trị hỗ trợ thêm các chế phẩm vi sinh có chứa prebiotic và probiotic để cân bằng lại các chủng vi khuẩn đường ruột theo đúng chỉ định của bác sĩ. Các trường hợp kết hợp với chế phẩm vi sinh nhưng không có hiệu quả cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để thay thế bằng loại kháng sinh khác.
Không sử dụng men tiêu hóa đối với các trường hợp uống kháng sinh bị đau bụng.
Thay đổi chế độ ăn để làm giảm triệu chứng khi uống kháng sinh bị tiêu chảy: Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (khẩu phần nhỏ dễ tiêu hóa hơn), ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa (sữa chua, khoai tây, gạo và chuối).
Khi con uống kháng sinh bị đau bụng thì hãy tránh cho bé ăn nhiều chất xơ và các chất lên men mạnh, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ, cung cấp đủ nước, tránh đồ uống có carbon, nước ép cam quýt và coca,... vì có thể làm triệu chứng nặng hơn.
Như vậy, nếu con bạn gặp tình trạng uống kháng sinh bị đau bụng thì tùy từng mức độ bệnh mà xử lý như ngưng dùng thuốc hoặc đưa con đi thăm khám chuyên khoa ngay nhé.
Thanh Hoa
Nguồn Tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.