Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao?

Ngày 23/06/2020
Kích thước chữ

Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Đây chính là câu hỏi khiến nhiều mẹ thắc mắc khi chăm sóc con. Cùng tìm lời giải đáp thắc mắc cho các câu hỏi qua bài viết dưới đây nhé!

Kháng sinh là một trong những loại thuốc khá phổ biến thường được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn và bị tiêu chảy là một trong số những tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vậy tại sao trẻ lại bị tiêu chảy khi uống kháng sinh và trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tại sao trẻ lại bị tiêu chảy khi uống kháng sinh?

Trong đường ruột luôn tồn tại một quần thể vi sinh vật bao gồm vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Trong đó, những lợi khuẩn thường có chức năng duy trì hệ vi sinh ở mức cân bằng, nhằm tăng cường tiêu hoá, hấp thụ dinh dưỡng, thải trừ chất độc hại, kìm hãm tác dụng của các vi khuẩn gây bệnh. 

Vì vậy, khi kháng sinh đi vào cơ thể, dù ở nồng độ thấp nhất thì cũng có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của các vi khuẩn. Kháng sinh cũng sẽ có nhiều nhóm khác nhau và mỗi nhóm đều có những loại biệt dược có tác dụng diệt các vi khuẩn khác nhau. 

tre-uong-khang-sinh-bi-tieu-chay-phai-lam-sao

Tại sao trẻ lại bị tiêu chảy khi uống kháng sinh

Thường những loại thuốc kháng sinh cho trẻ em thường được sản xuất dưới dạng viên uống, bột hoặc tiêm để điều trị những trường hợp viêm nhiễm và nhiễm trùng. Khi tình trạng nhiễm trùng được kiểm soát và các loại thuốc kháng sinh mà trẻ em thường dùng là ở dạng viên nén. Tùy vào từng độ tuổi và cơ địa mà cha mẹ sử dụng các loại thuốc khác nhau cho bé. 

Theo các chuyên gia khuyến nghị, bất kỳ loại kháng sinh nào cũng có thể gây ra sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nhất là các kháng sinh phổ rộng. Lúc này, kháng sinh có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn có lợi cũng bị kháng sinh tiêu diệt, phá vỡ sự cân bằng vốn có gây ra hiện tượng loạn khuẩn ruột. Cùng với đó, sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới xâm nhập vào, từ đó dẫn đến tình trạng trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao. 

Trẻ bị tiêu chảy do dùng kháng sinh thường có biểu hiện gì?

Sau khi trẻ sử dụng kháng sinh khoảng 2 - 9 ngày trong tuần trẻ sẽ có biểu hiện bị sôi bụng, đau bụng và chướng bụng nhẹ. Sau đó, sẽ kéo theo một số biểu hiện sau: 

- Trẻ bị đau bụng, tiêu chảy nhiều lần trong ngày, có thể lên tới 15 - 20 lần/ngày

- Phân lỏng lẫn nhầy hoặc phân có màu xanh, vàng lổn nhổn, có bọt và còn lẫn nhiều thức ăn chưa tiêu, đôi khi còn có lẫn máu và chất nhầy. 

- Trẻ phải rặn mỗi lần đi đại tiện, vùng hậu môn của trẻ có thể bị hăm đỏ do phân có tính axit.

- Khi vi khuẩn có hại tăng sinh quá nhanh, có thể gây ra các triệu chứng của viêm đại tràng hoặc viêm đại tràng giả mạc như: Sốt cao, buồn nôn và nôn mửa, đau quặn bụng, tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng có máu mủ.

tre-uong-khang-sinh-bi-tieu-chay-phai-lam-sao-1

Những biểu hiện của trẻ bị tiêu chảy do dùng kháng sinh thường

Trong trường hợp bị tiêu chảy nhẹ, các triệu chứng thường sẽ tự khỏi trong vài ngày tới 2 tuần sau khi ngừng sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu bệnh tiêu chảy kéo dài có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng như rối loạn chuyển hóa, trẻ bị mất nước kèm rối loạn điện giải, sụt cân nhanh và bị suy dinh dưỡng

Hơn nữa, nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể gây phình đại tràng nhiễm độc với các biểu hiện đại tràng co giãn to kèm theo viêm nhiễm, ứ đọng độc tố trong đại tràng, hấp thu qua thành ruột đi vào trong máu. Từ đó gây nhiễm độc toàn cơ thể kèm các biểu hiện như sốt, đau bụng, thủng vỡ đại tràng….

Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao?

Vậy câu hỏi được quan tâm nhất vẫn là trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Đối với những trường hợp bị tiêu chảy nhẹ, các triệu chứng thường sẽ tự khỏi trong vài ngày tới 2 tuần sau khi ngừng sử dụng kháng sinh. 

Với những trường hợp bị tiêu chảy nặng, mẹ cần dừng cho trẻ uống kháng sinh ngay khi có tình trạng tiêu chảy và kết hợp với việc bù nước, bù điện giải, cân bằng kiềm toan. Mẹ nên cho trẻ sử dụng oresol hoặc viên hydrite để bù nước cho trẻ. Mẹ cần phải chú ý pha dung dịch bù nước theo đúng định hướng sử dụng, một lần chỉ pha hết 1 gói hoặc 1 viên với lượng nước chín được hướng dẫn, không được chia nhỏ gói hoặc viên ra. Việc cho trẻ uống bù nước cần duy trì cho đến khi trẻ đi phân sệt dưới 3 lần/ngày và dung dịch bù nước đã pha nếu sau 24h vẫn không uống hết thì tốt nhất mẹ nên bỏ đi. Đối với trường hợp trẻ bị viêm đại tràng giả mạc, loại kháng sinh được chọn là metronidazole hoặc vancomycin. 

tre-uong-khang-sinh-bi-tieu-chay-phai-lam-sao-2

Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao

Trường hợp bị loạn khuẩn nặng hoặc không thể ngưng kháng sinh thì bé cần phải được hỗ trợ điều trị thêm bằng các chế phẩm vi sinh có chứa prebiotic và probiotic để giúp cân bằng lại các chủng vi khuẩn đường ruột theo đúng chỉ định của các bác sĩ. Trong trường hợp nếu phải kết hợp với các chế phẩm vi sinh thì mẹ nên tham khảo thêm ý kiến từ các bác sĩ. 

Ngoài ra, mẹ có thể thay đổi chế độ ăn để làm giảm các triệu chứng của bệnh tiêu chảy. Có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, ăn những loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như sữa chua, khoai tây, chuối và gạo. Đồng thời, tránh cho trẻ ăn quá nhiều chất xơ, nước ép cam quýt và các chất lên men mạnh để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. 

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp mẹ biết được câu trả lời cho câu hỏi trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao. Từ đó biết cách chăm sóc trẻ một cách tốt nhất nhé!

Xem thêm:

Thủy Phan

Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin