Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách xử lý vết côn trùng cắn sưng đỏ ngứa tại nhà

Ngày 15/02/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sự xuất hiện của côn trùng đốt là một tình huống phổ biến trong đời sống hàng ngày. Khi bị côn trùng cắn, phản ứng của mỗi người có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và mức độ tổn thương. Việc phát hiện và xử lý vết côn trùng cắn sưng đỏ ngứa tại nhà kịp thời có thể giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng nguy hiểm do độc tố từ côn trùng gây ra.

Đối diện với vết côn trùng cắn không chỉ gây ra sự khó chịu mà còn khiến cho da sưng đỏ và ngứa ngáy. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có khả năng tiếp cận sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn những cách đơn giản và hiệu quả để xử lý vết côn trùng cắn sưng đỏ ngứa ngáy tại nhà.

Nguyên nhân dẫn tới bị côn trùng đốt

Để biết cách xử lý khi bị côn trùng cắn, bạn cần nhận biết một số nguyên nhân có thể thu hút côn trùng như sau:

  • Tiếp xúc với khu vực có nhiều côn trùng đốt.
  • Tham gia hoạt động ngoài trời ở những vùng thiếu ánh sáng và có điều kiện ẩm ướt.
  • Tiếp xúc với động vật mang chấy, bọ ve, và các loại côn trùng khác.
  • Vệ sinh cá nhân không đảm bảo sạch sẽ, tạo điều kiện thu hút côn trùng.
  • Môi trường sống không sạch sẽ, phòng ốc lộn xộn tạo điều kiện cho côn trùng sinh sống và phát triển.
Việc tiếp xúc khu vực có nhiều con trùng là nguyên nhân dẫn đến bị côn trùng đốt
Việc tiếp xúc khu vực có nhiều con trùng là nguyên nhân dẫn đến bị côn trùng đốt

Dấu hiệu của việc bị côn trùng đốt

Có những dấu hiệu khác nhau để nhận biết khi bị côn trùng cắn, tùy thuộc vào loại côn trùng gây ra vết cắn hay vết chích. Một số dấu hiệu của việc bị côn trùng đốt thường gặp bao gồm:

Vết cắn bị mưng mủ

Côn trùng cắn có thể gây ra sự sưng mủ trên da, khiến bạn cảm thấy đau đớn và ngứa ngáy mạnh mẽ ở vùng da bị tổn thương. Thông thường, những loại côn trùng có độc sẽ gây ra vết cắn sưng mủ và đau nhức. Các loại côn trùng như muỗi, bọ chét, ong, có thể khiến vùng da bị cắn của bạn mưng mủ. Để xử lý an toàn khi bị côn trùng cắn, nên tìm đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Vết cắn nổi mụn nước

Ban đầu, vết cắn của côn trùng có thể nhỏ, nhưng sau đó dần dần sưng to do phản ứng nhạy cảm giữa cơ thể con người và ngòi côn trùng. Ngay sau khi bị cắn, bạn có thể cảm thấy ngứa và đau, và trong vòng 48 giờ sau đó, các vết sưng phù, mẩn ngứa có thể hình thành nên các nốt mụn nước.

Vết côn trùng cắn sưng đỏ ngứa

Các loại côn trùng gây cắn thường gây ra sự sưng và ngứa trên vùng da bị tác động, như kiến lửa, muỗi, ong vò vẽ, và nhiều loại khác. Dấu hiệu chung của côn trùng không độc đốt thường là sự ngứa và sưng. Tuy nhiên, không nên coi thường vì một số loại côn trùng cắn có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như sốt rét hoặc sốt xuất huyết. Thông thường, biểu hiện sưng và ngứa sẽ giảm đi trong vài giờ sau khi bị cắn. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy có các biểu hiện như đau nhức, bạn cần phải xử lý kịp thời với vết cắn của côn trùng.

Vết côn trùng cắn sưng đỏ ngứa thường là dấu hiệu chung của côn trùng đốt
Vết côn trùng cắn sưng đỏ ngứa là dấu hiệu thường gặp khi bị côn trùng đốt

Sốt do vết đốt côn trùng

Nếu bị kiến ba khoang đốt, bạn có thể có cảm giác bỏng rát. Sau khoảng 6 đến 8 tiếng, bạn sẽ thấy xuất hiện các vết ban đỏ, ngứa kéo dài và lan rộng, có thể gây sốt nhẹ và nổi hạch.

Ong vò vẽ cũng là loại côn trùng nguy hiểm, với nọc độc có thể gây ra xuất huyết trên da, sốc phản vệ, và sốt. Do đó, không nên coi thường những dấu hiệu này mà cần xử lý kịp thời và phù hợp khi bị côn trùng đốt.

Cách xử lý vết côn trùng cắn sưng đỏ ngứa tại nhà

Như đã đề cập trước đó, có nhiều dấu hiệu khác nhau khi bị côn trùng đốt, tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi tập trung chủ yếu vào cách xử lý vết côn trùng cắn sưng đỏ ngứa tại nhà.

Khi bạn bắt đầu cảm thấy sưng tấy, xuất hiện vùng da màu đỏ và ngứa rát do côn trùng cắn, bạn cần xử lý vết thương một cách nhanh chóng để tiêu trùng và ngăn chặn sự lan rộng của độc tố. Ban có thể làm theo hướng dẫn sau đây:

  • Hạn chế gãi vùng bị đốt: Dù có cảm giác ngứa đến mức nào, việc gãi chỉ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và làm cho sưng nặng hơn.
  • Hãy làm sạch vùng bị đốt: Bằng cách rửa nó với nước sạch và dung dịch sát khuẩn. Điều này giúp loại bỏ các tác nhân kích thích và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Hãy chườm lạnh vào vùng bị đốt trong khoảng 10 - 15 phút: Điều này giúp giảm đau và sưng, tạo cảm giác thoải mái cho bạn.
Hạn chế gãi vùng bị đốt dù có cảm giác ngứa đến mức nào
Gãi vào vết bị côn trùng cắn có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và làm cho sưng nặng hơn

Hầu hết mọi người đều phản ứng tốt với điều trị tại chỗ khi bị côn trùng cắn hoặc đốt. Tuy nhiên, những người có tiền sử phản ứng nghiêm trọng nên đi đến khoa cấp cứu của bệnh viện gần nhất ngay sau khi bị côn trùng đốt. Những người không có tiền sử phản ứng dị ứng cũng nên đi đến khoa cấp cứu ngay lập tức nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây: Khó thở, khò khè, đau hoặc tức ngực, hoặc khó nói hoặc khó nuốt,... Bạn cũng có thể sử dụng thuốc để điều trị tại nhà, nhưng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng.

Đối với phản ứng cục bộ

Khi cơ thể có một số vết đốt, bạn có thể sử dụng một số thuốc như:

  • Nếu vết đốt của côn trùng gây đau, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
  • Sử dụng thuốc kháng histamin dạng bôi tại chỗ như diphenhydramine hoặc tripelennamine để giảm ngứa.
  • Các loại thuốc bôi ngoài da chứa corticosteroid như triamcinolone 0,1% có thể được sử dụng để giảm viêm, giảm phù nề và ngăn ngừa bội nhiễm.

Đối với phản ứng toàn thân

Khi tình trạng trở nên nguy hiểm hơn, vết đốt lan ra toàn thân, bạn có thể sử dụng một số thuốc như:

  • Thuốc kháng histamin dạng uống có thể giúp giảm triệu chứng dị ứng toàn thân. Các loại thuốc này bao gồm cetirizine, loratadin và fexofenadine. Tuy nhiên, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn và tuân thủ liều lượng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc nhà sản xuất.
  • Trong trường hợp có phản ứng dị ứng nghiêm trọng như khó thở hoặc phát ban toàn thân, việc điều trị nên được thực hiện tại khoa cấp cứu. Phương pháp điều trị có thể bắt đầu bằng adrenaline như epinephrine, thuốc kháng histamin diphenhydramine và steroid được tiêm tĩnh mạch. Kháng sinh dạng uống có thể được chỉ định trong trường hợp nhiễm trùng. Đối với các vết cắn và vết đốt có thể lây truyền sinh vật gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cụ thể và thực hiện phương pháp điều trị phù hợp.

Một số biện pháp phòng ngừa côn trùng đốt tại nhà

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa côn trùng đốt tại nhà:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ: Dọn dẹp và làm sạch nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là vùng góc khuất và nơi dễ ẩm ướt, để loại bỏ nơi sinh sống và ẩn náu của côn trùng.
  • Sửa chữa kín đáo: Đặc biệt lưu ý tới việc sửa chữa các lỗ hổng và khe hở trong cửa sổ, cửa ra vào, và bức tường để ngăn côn trùng xâm nhập vào nhà.
  • Sử dụng lưới chống côn trùng: Lắp đặt lưới chống côn trùng trên cửa sổ, cửa ra vào và các lỗ thông hơi để ngăn côn trùng từ việc xâm nhập vào nhà.
  • Sử dụng thuốc diệt côn trùng: Sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng như xịt, kem chống muỗi hoặc viên để phun hoặc bôi lên các khu vực côn trùng thường xuyên xuất hiện như khu vườn, ban công và sân nhà.
  • Sử dụng nến và dầu thơm: Sử dụng nến chống côn trùng hoặc các loại dầu thơm như citronella, lavender, hoặc peppermint để đuổi côn trùng khỏi nhà.
  • Giữ vùng xung quanh nhà khô ráo: Đảm bảo không để nước đọng lại ở vùng xung quanh nhà, bao gồm cả bể nước, ống thoát nước và khu vực thoát nước để ngăn côn trùng sinh sống và phát triển.
  • Xem xét sử dụng các phương tiện tự nhiên: Sử dụng các biện pháp tự nhiên như cây cỏ và cây cảnh có tác dụng đuổi côn trùng như bạch quả, cỏ bàng, hoa oregano và cỏ sả.
Dọn dẹp và làm sạch nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là vùng góc khuất và nơi dễ ẩm ướt
Dọn dẹp và làm sạch nhà cửa thường xuyên để ngăn ngừa côn trùng

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về những phương pháp đơn giản và hiệu quả để xử lý vết côn trùng cắn sưng đỏ ngứa tại nhà. Việc áp dụng những biện pháp này không chỉ giúp giảm sự khó chịu mà còn đảm bảo sự thoải mái cho bạn trong quá trình phục hồi. Hãy nhớ rằng, nếu triệu chứng không giảm đi sau một thời gian, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Xem thêm: Vết côn trùng cắn nguy hiểm như thế nào?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm