Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Xử trí khi bị rắn độc cắn: Cẩm nang sinh tồn có thể bạn chưa biết

Ngày 27/08/2024
Kích thước chữ

Rắn độc cắn là một tình trạng bệnh lý nguy kịch và cần sự can thiệp y tế ngay lập tức. Việc nắm bắt tình trạng và xử trí khi bị rắn độc cắn một cách kịp thời giúp giảm thiểu các rủi ro về sức khỏe.

Hiện nay trung bình mỗi năm có hơn 8000 ca rắn cắn theo thống kê của CDC. Khi bị rắn độc cắn thì có thể sẽ có những phản ứng dữ dội và cần được cấp cứu ngay nên việc xử trí khi bị rắn độc cắn chính là cẩm nang sinh tồn cần thiết để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe bản thân. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Những điều cần biết về vết rắn độc cắn

Trước khi bàn về những hướng xử trí khi bị rắn độc cắn thì nắm bắt được vết rắn độc cắn nguy hiểm như thế nào cũng như phân loại được các loại rắn độc để có những hướng xử trí phù hợp là điều thiết yếu nhất.

Vết rắn độc cắn là vết thương tạo bởi vết cắn kết hợp với nọc độc do chúng tiết ra và đi vào hệ thống tuần hoàn chung của cơ thể. Cấu trúc nọc độc của rắn chủ yếu là các protein và cụ thể hơn là các enzyme gây nên những phản ứng đối với cơ thể, một số chất có thể kể đến như:

  • Cytotoxins: Gây sưng phù nề và tổn thương mô tế bào;
  • Haemorrhagin: Gây cản trở lưu thông máu;
  • Yếu tố chống đông máu: Gây hiện tượng đông máu;
  • Neurotoxins: Gây độc tế bào thần kinh có thể dẫn đến tê liệt, sốc phản vệ;
  • Myotoxins: Gây độc cho tế bào cơ.
Xử trí khi rắn độc cắn: Cẩm nang sinh tồn có thể bạn chưa biết 1
Sốc phản vệ gây ra do nọc độc thần kinh (neurotoxins) của rắn

Phân biệt các loài rắn độc

Trên thế giới, số loài rắn là rất nhiều và đa dạng, tuy nhiên nếu chỉ xét về các loài rắn có nọc độc và gây ảnh hưởng đến con người, chúng có thể được phân vào 2 nhóm chính như sau:

  • Rắn hổ mang: Loài rắn thuộc họ Elapidae bao gồm các loài rắn như rắn biển, rắn san hô, rắn mamba;
  • Rắn lục: Loài rắn thuộc họ Viperidae bao gồm rắn miệng bông (cottonmouth), rắn đầu đồng (copperhead).

Triệu chứng khi rắn độc cắn

Khi bị rắn cắn, vết cắn khô (vết cắn không có nọc độc) hay vết cắn ướt (vết cắn có nọc độc) đều có những biểu hiện tại chỗ đều là sưng đau, chảy máu tại vị trí bị cắn. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào loại rắn cũng như nọc độc của chúng sẽ có những biểu hiện khác nhau. Những triệu chứng thường thấy đối với trường hợp bị rắn độc cắn như sau:

Dấu hiệu thường gặp

Các dấu hiệu thường gặp khi bị rắn cắn có thể là:

  • Vết cắn lưu lại trên bề mặt da;
  • Sưng đau, nóng rát tại chỗ hoặc khắp nơi trên cơ thể;
  • Thay đổi sắc tố da;
  • Toát mồ hôi, tăng tiết dịch nước bọt (tác động trên thần kinh thực vật);
  • Buồn nôn, nôn;
  • Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ;
  • Xuất hiện vị kim loại ở miệng.

Dấu hiệu nghiêm trọng toàn thân

Nếu trong thời gian ngắn không được xử trí kịp thời thì cơ thế bắt đầu xuất hiện những biểu hiện nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong:

  • Chảy máu ồ ạt, khó cầm máu;
  • Mạch yếu, yếu cơ, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh;
  • Khó thở;
  • Sưng tấy nghiêm trọng gây khó nói, lưỡi sưng.

Hướng dẫn xử trí khi bị rắn độc cắn

Xử trí khi bị rắn độc cắn là điều cấp bách cần thiết và cần lưu ý một số điểm như nhận diện rắn độc và cách xử trí cấp cứu.

Nhận diện loài rắn độc

Mỗi loài rắn có những đặc điểm riêng cũng như tính chất đặc trưng về nọc độc của mỗi loài. Việc nhận diện loài rắn giúp các chuyên gia y tế xác định được mức độ nghiêm trọng, tình trạng vết cắn và tiến hành xử trí theo phác đồ đặc thù. Một số đặc điểm cần chú ý khi nhận diện các loài rắn độc là:

  • Rắn lục: Đầu hình tam giác, đồng tử hình elip, răng nanh có thể thu vào;
  • Rắn san hô: Đồng tử tròn và mõm đen nhưng không có hố trên mặt. Răng nanh ngắn và cố định. Bên cạnh đó, nhằm phân biệt với loài rắn khác có đặc điểm tương tự nhưng không có độc thì trên cơ thể có các dải màu đỏ nằm cạnh các dải màu vàng.
Xử trí khi rắn độc cắn: Cẩm nang sinh tồn có thể bạn chưa biết 2
Nhận biết các đặc trưng của rắn độc có vai trò quan trọng trong xử trí khi bị rắn độc cắn 

Xử trí cấp cứu

Sau đây là những điều cấp thiết cần thực hiện ngay khi phát hiện bị rắn độc cắn, đồng thời cần liên hệ và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị:

  • Di chuyển ra khỏi khu vực đã bị tấn công, hạn chế tiếp xúc gần với rắn;
  • Cho nạn nhân nằm hoặc ngồi sao cho thoải mái;
  • Tháo bớt trang sức, quần áo chật;
  • Sát trùng vết cắn bằng xà phòng, nước;
  • Bảo vệ vết thương bằng băng keo cá nhân và gạc vô khuẩn chứ không siết chặt;
  • Theo dõi dấu hiệu tiếp theo của bệnh nhân, cố gắng trấn an, giữ bình tĩnh;
  • Ghi nhận đặc điểm của loài rắn cắn nhưng không được tiếp xúc hoặc tác động;
  • Không chườm đá;
  • Không cho bệnh nhân uống thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen.
Xử trí khi rắn độc cắn: Cẩm nang sinh tồn có thể bạn chưa biết 3
Sát trùng và bảo vệ vết thương là bước cơ bản trong xử trí khi bị rắn độc cắn

Sau bước xử trí khi bị rắn độc cắn cơ bản, nạn nhân cần được chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí tiếp theo bao gồm điều trị triệu chứng, tiêm huyết thanh kháng nọc rắn, theo dõi sinh hiệu chặt chẽ và chăm sóc hỗ trợ phục hồi sau đó.

Dự phòng, ngăn ngừa rắn độc cắn

Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ bị rắn cắn, bảo vệ bản thân như thế nào khi tham gia phiêu lưu ở những khu vực nghi ngờ có rắn sinh sống là những thắc mắc chung của nhiều người. Sau đây là một số biện pháp dự phòng và ngăn ngừa rắn độc cắn như:

  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc gần với rắn;
  • Trang bị ủng hoặc găng tay bảo hộ khi tham gia hoạt động ngoài trời;
  • Chú ý về thời gian tham gia du lịch, đặc biệt khi thời tiết ẩm nóng;
  • Trang bị đầy đủ kiến thức về sơ cứu cũng như nhận biết về xử trí khi bị rắn độc cắn.

Nhằm đảm bảo những điều kiện sức khỏe tốt nhất, xử trí khi bị rắn độc cắn chính là cẩm nang sinh tồn quý giá, là hành trang thiết yếu trong các chuyến hành trình. Thông qua bài viết này, Long Châu hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về hướng xử trí khi bị rắn độc cắn như thế nào là chính xác và an toàn. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.