Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Căn bệnh ung thư có di truyền không?

Ngày 25/12/2022
Kích thước chữ

Ung thư là một căn bệnh mang tính chất di truyền. Đối với một số trường hợp, tính chất di truyền ung thư là do các thành viên ở trong gia đình bị phơi nhiễm làm gia tăng nguy cơ bị mắc bệnh ung thư. Tính đến nay có hơn 20 loại ung thư có tính chất di truyền đã được công bố như ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư buồng trứng,...

Ung thư là một nhóm bệnh nguy hiểm và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong. Nhóm bệnh này đã và đang nhận được nhiều mối quan tâm của các nhà khoa học, bác sĩ và mọi người. Vậy bệnh ung thư có di truyền không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Ung thư là gì? Ung thư có di truyền không?

Tế bào ở trong cơ thể được thiết lập để phát triển, biệt hóa và chết bằng cách đáp ứng với một hệ thống các tín hiệu hóa sinh phức tạp. Ung thư xuất hiện là do một dòng tế bào thoát ra khỏi sự phát triển theo chương trình được lập sẵn, trở nên phát triển không kiểm soát, có khả năng xâm nhập và phá hủy mô cơ thể bình thường. Ung thư có thể xuất hiện ở tất cả vị trí hoặc bộ phận nào đó ở trên cơ thể.

Quá trình chuyển đổi từ tế bào bình thường sang ung thư ác tính được thúc đẩy bởi những biến đổi với DNA (axit deoxyribonucleic) của tế bào. DNA ở bên trong tế bào được tổng hợp thành một số lượng lớn các gen riêng lẻ, mỗi gen chỉ chứa một tập hợp để hướng dẫn cho tế bào biết những chức năng cần phải thực hiện cũng như cách phát triển và phân chia.

Do đó, khi những gen này bị đột biến thì sẽ gây ra các lỗi ở trong hướng dẫn làm cho tế bào ngừng hoạt động bình thường và có thể làm cho tế bào trở thành ung thư. Hiện tượng đột biến xảy ra thường xuyên ở trong quá trình phát triển bình thường của tế bào. Tuy nhiên, các tế bào chứa một cơ chế sẽ nhận biết khi đột biến xảy ra và làm mới. Đôi khi, một sai sót cũng có thể bị bỏ qua. Điều này có thể làm cho một tế bào trở thành ung thư.

Căn bệnh ung thư có di truyền không? 1 Khả năng di truyền của các loại bệnh ung thư khác nhau cũng sẽ có mức độ di truyền khác nhau

Đối với vấn đề “Ung thư có di truyền không?” thì khả năng di truyền của các loại ung thư khác nhau cũng sẽ di truyền khác nhau. Tùy vào từng loại ung thư cũng như độ tuổi mà thời gian phát bệnh cũng sẽ khác nhau. Nếu như cha mẹ mang đột biến gen gây bệnh thì khả năng ung thư có di truyền không là xác suất 50%. Tuy nhiên, vẫn không thể khẳng định những đứa con sẽ chắc chắn mắc bệnh ung thư.

Tỷ lệ ung thư ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Những người trẻ tuổi phát hiện ra bản thân mình bị mắc bệnh ung thư ngày càng nhiều. Đây là những đối tượng nên kiểm soát xem bệnh ung thư của họ có phải là do đột biến gen di truyền hay không. Các đột biến ung thư di truyền này không chỉ làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư mà còn làm cho bệnh xuất hiện từ rất sớm.

Xét nghiệm gen ung thư di truyền

Xét nghiệm gen ung thư di truyền là phương pháp tìm kiếm những biến đổi di truyền cụ thể ở trong gen của một người. Những đột biến di truyền này là nguyên nhân gây ra khoảng 5% - 10% tất cả các bệnh ung thư. 

Tuy nhiên, không phải ai bị đột biến gen cũng sẽ mắc bệnh ung thư, xét nghiệm ung thư di truyền dựa trên sự tiến bộ của các kỹ thuật SHPT cùng với những đột phá ở trong nghiên cứu về di truyền học ung thư đang được cải thiện nhanh chóng sự hiểu biết của chúng ta về sinh học ung thư, giúp xác định các cá thể có nguy cơ gây bệnh, nâng cao khả năng xác định đặc điểm của khối u ác tính, thiết lập phương pháp điều trị bệnh phù hợp với dấu ấn phân tử của bệnh và là tiền đề cho sự phát triển các phương pháp điều trị mới. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tất cả các góc cạnh của ung thư, bao gồm cả phòng ngừa, kiểm soát và điều trị ung thư. 

Căn bệnh ung thư có di truyền không? 2

Không phải ai bị đột biến gen cũng sẽ mắc bệnh ung thư

Nói tóm lại, chỉ cần đi làm xét nghiệm ung thư di truyền duy nhất một lần trong đời có thể giúp bạn:

  • Thực hiện các phương pháp chủ động để hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư hoặc giúp bạn phát hiện sớm ung thư để tăng khả năng điều trị thành công.
  • Giúp bạn và bác sĩ có những quyết định sáng suốt hơn về việc chăm sóc sức khỏe của bản thân.
  • Thông báo cho các thành viên ở trong gia đình bạn cũng như những người có thể có nguy cơ mắc bệnh ung thư, để họ có những phương pháp chủ động bảo vệ cho sức khỏe của chính mình.

Đối tượng nào nên làm xét nghiệm gen ung thư di truyền?

Ung thư có di truyền không là vấn đề mà nhiều người thắc mắc. Vậy những đối tượng nào nên đi xét nghiệm để biết bản thân có bị di truyền bệnh hay không?

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư: Trong nhà có từ 3 người thân trở lên mắc các dạng ung thư giống nhau hoặc có liên quan với nhau.
  • Ung thư ở tuổi trẻ bất thường (dưới 50 tuổi): Trong nhà có từ 2 người thân trở lên được chẩn đoán mắc bệnh ung thư khi còn trẻ.
  • Nhiều bệnh ung thư: Khi trong nhà có một người thân mắc từ 2 loại ung thư trở lên.
  • Có người thân mắc bệnh ung thư hiếm gặp: Một số loại ung thư như ung thư buồng trứng, u nguyên bào võng mạc, ung thư vỏ thượng thận,… thường có liên quan đến hiện tượng đột biến gen di truyền.
  • Các trường hợp bất thường của một loại ung thư cụ thể như ung thư vú ở nam giới.
  • Ung thư hai bên ở các cơ quan ghép đôi hoặc bệnh đa nang như ung thư vú hai bên hoặc ung thư thận đa nang.
  • Thuộc nhóm cùng một loại ung thư ở những người họ hàng gần như mẹ, con gái và chị em bị ung thư vú.
  • Mô học khối u không phổ biến: Ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy.
  • Các bệnh ung thư không phổ biến liên quan đến dị tật bẩm sinh.
  • Là thành viên thuộc một nhóm chủng tộc hoặc dân tộc có nguy cơ cao mắc một số hội chứng nhạy cảm với ung thư di truyền nhất định và có một hoặc nhiều đặc điểm ở trên.
Căn bệnh ung thư có di truyền không? 3 Những đối tượng có tiền sử gia đình mắc bệnh nên đi xét nghiệm gen ung thư di truyền

Bài viết trên nhà thuốc Long Châu đã giải đáp cho bạn đọc về vấn đề “Ung thư có di truyền không?” cùng với những thông tin liên quan. Ung thư được đánh giá là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe con người, do đó, bạn nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh kịp thời cũng như có được phương án điều trị bệnh tốt nhất.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.