Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Ung thư buồng trứng sống được bao lâu?

Ngày 01/12/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ung thư được coi là căn bệnh nguy hiểm bởi nó rất khó chữa trị. Trong đó ung thư buồng trứng là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ. Vậy ung thư buồng trứng sống được bao lâu?

Nhờ vào sự phát triển của y học, rất nhiều căn bệnh nguy hiểm đã được điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, đến nay, ung thư nói chung và ung thư buồng trứng nói riêng vẫn là một bài toán khó. Bởi vậy, có rất nhiều người thắc mắc ung thư buồng trứng có chữa khỏi không, ung thư buồng trứng sống được bao lâu. Câu hỏi này rất khó để tìm ra đáp án chính xác. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh ung thư buồng trứng và tuổi thọ của người bệnh mắc bệnh lý này nhé! 

Các giai đoạn của ung thư buồng trứng 

Để dễ dàng xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh, các bác sĩ đã phân loại u nang buồng trứng thành 4 giai đoạn chính. Đó là: 

Ung thư buồng trứng giai đoạn thứ phát 

Ung thư buồng trứng thứ phát là khi khối u mới bắt đầu hình thành, vẫn chưa lan rộng và chưa có khả năng ảnh hưởng rộng đến những tế bào và cơ quan nội tạng xung quanh. Ngay ở giai đoạn này, người ta đã chia ung thư buồng trứng thành quá trình nhỏ: 

  • Giai đoạn 1A: Tế bào ung thư còn nhỏ, vẫn nằm ở 1 bên buồng trứng. 
  • Giai đoạn 1B: Tế bào ung thư lan sang bên còn lại của buồng trứng.
  • Giai đoạn 1C: Những tế bào ung thư đã có ở cả hai bên buồng trứng, nhưng tiếp tục lan đến những khu vực xung quanh và có khả năng xâm lấn ra ngoài. 
Ung thư buồng trứng sống được bao lâu - Đọc ngay! 1 Ung thư buồng trứng giai đoạn 1 rất khó phát hiện 

Ung thư buồng trứng giai đoạn 2

Bệnh lý ung thư buồng trứng chỉ được xác định là giai đoạn 2 khi bác sĩ nhận thấy dấu hiệu khối u đã ảnh hưởng nặng nề đến cả hai bên buồng trứng, ảnh hưởng đến các khu vực khác nằm ngoài xương chậu như: Ống dẫn trứng, tử cung, trực tràng, bàng quang. 

Ở giai đoạn này, người ta lại tiếp tục chia thành 2 giai đoạn nhỏ. Cụ thể: 

  • Giai đoạn 2A: Tế bào ung thư bắt đầu di chuyển từ buồng trứng xuống thành tử cung và bao trùm cả tử cung. 
  • Giai đoạn 2B: Tế bào ung thư được tìm thấy ở các bộ phận khác nằm ngoài cơ quan sinh sản là: Trực tràng, đại tràng, bàng quang. 

Ung thư buồng trứng giai đoạn 3

Ở giai đoạn này, bằng phương pháp siêu âm, bác sĩ đã có thể thấy rõ khối u tồn tại trong cơ quan sinh sản và cả niêm mạc bụng. Trong một số trường hợp, các khối u còn có khả năng lan rộng tới những hạch bạch huyết trong ổ bụng. 

Với giai đoạn ung thư buồng trứng này, người ta chia thành 3 giai đoạn nhỏ để dễ dàng theo dõi tiến triển của bệnh: 

  • Giai đoạn 3A: Tế bào ung thư xuất hiện bên trong các cơ quan vùng chậu, màng bụng và một số trong hạch bạch huyết. 
  • Giai đoạn 3B: Tế bào ung thư di chuyển lên cao hơn, xâm lấn vào nội tạng của con người, bao gồm: Gan, lá lách và hạch bạch huyết. 
  • Giai đoạn 3C: Tế bào ung thư dần mất kiểm soát, di chuyển đến những khu vực xa hơn nằm ngoài những nội tạng kể trên. 
Ung thư buồng trứng sống được bao lâu - Đọc ngay! 2 Có rất nhiều dấu hiệu đặc trưng để nhận biết bệnh lý ung thư buồng trứng 

Ung thư buồng trứng giai đoạn 4

Giai đoạn 4 hay còn được biết đến là giai đoạn cuối của căn bệnh ung thư nói chung và ung thư buồng trứng nói riêng. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất, khối u di căn nhanh chóng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng người bệnh. 

Giai đoạn 4 sẽ gồm 2 giai đoạn nhỏ là 4A và 4B: 

  • Giai đoạn 4A: Tế bào ung thư đã xuất hiện ở những chất long xung quanh phổi.
  • Giai đoạn 4B: Tế bào ung thư đã mất kiểm soát, đa di căn sang lá lách, hệ bạch huyết và gan, hoặc những cơ quan khác như phổi, da hay não. Lúc này, bệnh ung thư buồng trứng sẽ đi kèm với nhiều biến chứng nặng nề. 

Ung thư buồng trứng sống được bao lâu? 

Trên thực tế, rất khó để có thể xác định được tuổi thọ của bệnh nhân mắc di căn buồng trứng. Nguyên nhân là do tiến triển của bệnh còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: Thể trạng, tâm lý của người bệnh, vị trí khối u, bệnh nền, phương pháp chữa trị, khả năng đáp ứng thuốc,... Tuy nhiên, khảo sát trên số lượng lớn người bệnh, người ta cũng thống kê được con số trung bình về khả năng sống của người bệnh mắc ung thư buồng trứng như sau: 

Tỷ lệ sống khi mắc ung thư giai đoạn 1 

Với giai đoạn 1, khối u còn nhỏ và chưa di căn nên các bác sĩ vẫn có thể kiểm soát tốt khối u ác tính. Vì vậy, có đến 90% người bệnh phát hiện ung thư buồng trứng giai đoạn 1 có tỷ lệ sống sót sau khi điều trị là từ 5 năm trở lên. 

Ung thư buồng trứng sống được bao lâu - Đọc ngay! 3 Phụ nữ chữa trị hoàn toàn ung thư buồng trứng giai đoạn 1 vẫn có thể mang thai 

Tỷ lệ sống khi mắc ung thư giai đoạn 2 

Số liệu về người bệnh mắc ung thư giai đoạn 2 hoàn thành điều trị có tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 40%. Tuy nhiên, ung thư buồng trứng cũng được phân thành rất nhiều loại nên khả năng sống sót của bệnh nhân còn phụ thuộc vào loại khối u. 

Tỷ lệ sống khi mắc ung thư giai đoạn 3

Đa số phụ nữ sau điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn 3 có thể sống trên 5 năm là 39%. Bạn cần lưu ý rằng tỷ lệ này thường được dựa trên những nghiên cứu về số lượng người nên không thể tiên đoán điều gì có thể xảy ra đối với mỗi bệnh nhân.

Tỷ lệ sống khi mắc ung thư giai đoạn 4

Với giai đoạn 4, tỷ lệ sống sót trên 5 năm sau điều trị là rất thấp, chỉ khoảng 5%. Có nghĩa là trong số 100 người thì có khoảng 5 người có thể sống sót sau khi được chẩn đoán. 

Hơn nữa, việc phục hồi cơ thể sau điều trị ung thư giai đoạn 4 cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do thể trạng của người bệnh suy giảm nghiêm trọng, cùng với những tác dụng phụ do hóa trị và xạ trị

Điều quan trọng nhất là khi nhận thấy các dấu hiệu ung thư buồng trứng, bạn cần đi khám để được điều trị càng sớm càng tốt.

Ung thư buồng trứng sống được bao lâu - Đọc ngay! 4 Ung thư buồng trứng sống được bao lâu? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn phát hiện bệnh

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc: “Ung thư buồng trứng sống được bao lâu?”. Hy vọng qua bài viết này, bạn và gia đình đã có thêm hy vọng để chiến thắng bệnh tật. 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm