Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nếu không may bị kiến ba khoang đốt sẽ cực kỳ nguy hiểm cho da bạn. Trên thực tế, loại chất độc của loài kiến này độc hơn so với nọc rắn hổ mang, cho nên bạn cần thật cẩn thận và nắm được phải làm gì khi bị kiến ba khoang đốt.
Cùng tìm hiểu về kiến ba khoang và cần làm gì khi bị cắn nhé!
Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, kiến ba khoang là loại côn trùng nguy hiểm. Độc tố trong thân mình kiến ba khoang mạnh gấp 12 tới 15 lần nọc rắn hổ. Nếu bạn tiếp xúc phải với chất gây độc của kiến ba khoang này mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng.
Kiến ba khoang có thân mình thon dài, hai màu đỏ và đen tạo thành các khoang đen - vàng cam xen kẽ. Loại kiến này còn có rất nhiều tên gọi khác nhau như kiến lác, kiến gạo, kiến nhốt, cằm cặp,…
Kiến ba khoang thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng, cũng thường bay vào trong nhà. Chúng đi theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, chăn màn hay giường chiếu.
Kiến ba khoang thường tiết ra chất dịch có thể làm tổn thương da người nếu tiếp xúc với dịch này.
Viêm da tiếp xúc do côn trùng có thể bị nhầm với một số bệnh ngoài da, đặc biệt rất giống bệnh Zona.
Bệnh zona thường gặp ở những người từng bị thủy đậu, với các dấu hiệu báo trước như đau nhức dọc theo dây thần kinh ở nửa người, nơi vùng da chuẩn bị nổi thương tổn.
Tổn thương cơ bản là các mụn nước lõm ở giữa, mọc thành chùm ở một bên cơ thể.
Trẻ em là đối tượng bệnh dễ tiến triển nặng nhất khi bị kiến ba khoang đốt. Do các em không chịu được ngứa, càng gãi tổn thương càng lan rộng, sâu.
Mức độ tổn thương tại chỗ cũng như những dấu hiệu toàn thân như ngây ngấy sốt, khó chịu, nổ hạch, đau… cũng khác nhau tùy mức độ tổn thương.
Loại bỏ côn trùng, không dùng tay trần để bắt, giết, miết mà nên thổi chúng ra xa, hoặc để một tờ giấy vào cho kiến ba khoang bò lên và lấy nó ra khỏi người. Không tiếp xúc các vùng da lành với nơi bị dính độc tố.
Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát kiến ba khoang trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch vùng tiếp xúc để hạn chế chất độc, sau đó dùng thuốc sát trùng nhẹ.
Rửa sạch vết thương (chú ý nhất là ở vùng mắt) càng nhanh càng tốt nơi bị dính chất độc, bôi thuốc khi bị kiến ba khoang cắn nhưng dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Khi bị kiến ba khoang cắn bạn cần lấy nước sạch mát rửa chỗ kiến đốt rồi cho xà phòng rửa vào.
Sau đó, hãy dùng cồn 70 độ hoặc xà phòng dịu nhẹ rửa sạch vùng da bị thương tổn để giúp giảm khó chịu trên da.
Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị theo hướng zona hoặc giời leo; không tự ý bôi các thuốc màu, lá cây hoặc sử dụng các biện pháp dân gian khác làm cho vết thương bị loét, lan rộng, thậm chí nhiễm trùng.
Khi vùng thương tổn đã phỏng rộp lên thì tùy vào mức độ tổn thương mà bác sĩ chỉ định thuốc phù hợp. Trường hợp bạn bị kiến ba khoang đốt nhẹ thì chỉ cần sát trùng, bệnh tự giới hạn.
Nếu tình trạng bị kiến ba khoang cắn trung bình và nặng thì phải bôi thuốc dịu da, corticosteroid bôi, uống kháng histamin, uống kháng sinh khi có dấu hiệu bội nhiễm.
Nếu vết bị kiến ba khoang đốt có dấu hiệu lở loét, nhiễm khuẩn, bị rỉ mủ, bôi thêm dung dịch xanh methylen 1% và sau đó, bạn hãy đến ngay bác sĩ da liễu để được khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không đáng có nhé.
Xử trí thế nào khi bị kiến ba khoang đốt? Tổn thương do kiến ba khoang thường khỏi nhanh trong vòng 1 tuần nếu xử lý đúng cách. Tuy nhiên, bạn chỉ nên rửa nhẹ nhàng tại nơi tiếp xúc bằng nước muối sinh lý (0,9%) ngay lúc vừa tiếp xúc để trung hòa hoặc giảm bớt các yếu tố dị ứng, kích ứng da. Nếu thấy nặng hơn thì bạn hãy đi khám và điều trị kịp thời, không nên tự điều trị nhé.
Thanh Hoa
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.