Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cạo lông vùng kín bị nổi mụn: Nguyên nhân, hướng xử trí và cách phòng ngừa

Ngày 28/02/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khi bước vào thời kỳ dậy thì, tình trạng lông mọc ở vùng kín trở nên dày và rậm hơn, điều này gây ra không ít các phiến toái và khó chịu cho nữ giới. Chính vì thế, các giải pháp loại bỏ lông vùng kín được rất nhiều chị em quan tâm, trong đó có cạo lông. Tuy nhiên, trên thực tế, có không ít chị em sau cạo lông vùng kín bị nổi mụn.

Vậy cạo lông vùng kín bị nổi mụn là do đâu? Phải làm sao khi bị nổi mụn vùng kín do cạo lông? Cách phòng ngừa tình trạng nổi mụn sau cạo lông vùng kín là gì? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để được giải đáp bạn nhé.

Cạo lông vùng kín bị nổi mụn là do đâu?

Khi cạo lông vùng kín, có không ít chị em gặp phải tình trạng da vùng kín bị nổi mụn, đỏ và ngứa. Tình trạng này khiến chị em cảm thấy khó chịu và lo lắng vô cùng.

Trên thực tế, cạo lông vùng kín bị nổi mụn có thể xuất phát từ rất nhiều các nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo:

Do dao cạo

Dao cạo lông bị cùn hoặc không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân hàng đầu khiến chị em sau khi cao lông bị nổi mụn ở vùng kín. Cụ thể:

Dao cạo bị cùn

Dao cạo không đủ sắc sẽ khiến việc cạo sạch lông trên bề mặt da vùng kín trở nên khó khăn do vậy mà để cạo sạch lông đòi hỏi bạn phải cạo nhiều lần trên một vùng. Hành động này dễ khiến da bị tổn thương và gây rát. Đây là một trong những yếu tố khiến vùng kín bị đỏ và nổi mụn sau cạo lông.

Dao cạo không đảm bảo vệ sinh

Ngoài ra, dù là sử dụng loại dao sắc bén song nếu không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn vẫn có thể thông qua lỗ chân lông hoặc vết trầy xước xâm nhập vào da gây nên tình trạng cạo lông vùng kín bị nổi mụn và lúc này chị em có thể sẽ cảm thấy ngứa rát và khó chịu vô cùng.

Chính vì thế, trước khi sử dụng để cạo lông vùng kín, bạn cần làm sạch lưỡi dao bằng nước muối, nước nóng hoặc cồn.

Do tần suất cạo lông quá dày

Việc cạo lông thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân khiến vùng kín của nữ giới sau cạo lông bị nổi mụn. Không những vậy, hành động này còn khiến chị em dễ bị viêm lỗ chân lông.

Chính vì thế, bạn nên kiểm soát số lần cạo lông sao cho phù hợp, tránh tình trạng cạo lông quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương vùng da bạn cạo lông.

Cạo lông vùng kín bị nổi mụn: Nguyên nhân, hướng xử trí và cách phòng ngừa 1
Tần suất cạo lông quá dày có thể là nguyên nhân khiến vùng kín bị nổi mụn

Dị ứng với các sản phẩm vệ sinh chăm sóc vùng kín

Trong một số trường hợp tình trạng cạo lông vùng kín bị nổi mụn chỉ là do trùng hợp mà việc nổi mụn vùng kín ở đây có thể xuất phát từ việc dị ứng với các sản phẩm vệ sinh chăm sóc vùng kín.

Khi bạn bị dị ứng với sản phẩm vệ sinh chăm sóc vùng kín, da tại vùng kín của bạn sẽ có biểu hiện mẩn đỏ và sau đó sẽ lan rộng ra khắp cơ thể tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng dị ứng.

Do không vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau cạo lông

Sau khi cạo lông, các nang lông ở vùng kín trở nên bị kích thích và nhạy cảm. Nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ sau cạo lông sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh phát triển, gây ngứa, mẩn đỏ, thậm chí là dẫn đến tình trạng lông mọc ngược.

Cách khắc phục tình trạng vùng kín bị nổi mụn sau cạo lông

Vùng kín bị nổi mụn sau cạo lông khiến chị em gặp không ít những phiền toái và khó chịu. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này?

Không gãi nếu bị ngứa sau cạo lông

Khi cạo lông vùng kín bị nổi mụn, mẩn đỏ và ngứa, bạn không nên gãi vùng da này để tránh làm cho tổn thương da trở nên nghiêm trọng hơn đồng thời bạn có thể sử dụng thêm một số các sản phẩm tự nhiên như dầu Parafin trong lĩnh vực y tế hoặc gel lô hội để làm dịu da và giảm cảm giác đau, ngứa.

Vệ sinh vùng kín bằng nước muối sinh lý

Khi bị nổi mụn vùng kín sau cạo lông, bạn nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh thay vì sử dụng các loại dung dịch vệ sinh chứa chất tẩy rửa mạnh. Nguyên nhân là vì nước muối sinh lý có tính sát khuẩn nhẹ, giúp giảm viêm nhiễm và cải thiện tình trạng mẩn đỏ trong khi đó các loại dung dịch vệ sinh kia có thể khiến mất cân bằng độ pH và khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn.

Luôn giữ cho vùng kín được khô thoáng

Việc giữ cho vùng kín luôn khô thoáng và sạch sẽ sẽ giúp ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng khó chịu gây ra bởi tình trạng nổi mụn vùng kín do cạo lông. Thêm vào đó, hãy chọn đồ lót rộng rãi, có khả năng thấm hút tốt giúp vùng kín được thông thoáng hơn.

Cạo lông vùng kín bị nổi mụn: Nguyên nhân, hướng xử trí và cách phòng ngừa 2
Tần suất cạo lông quá dày có thể là nguyên nhân khiến vùng kín bị nổi mụn

Sử dụng các sản phẩm điều trị

Các sản phẩm chứa axit salicylic, axit glycolic, cây phỉ, nha đam hay các thành phần tương tự được chứng minh là có hiệu quả rất tốt trong việc điều trị mẩn đỏ sau cạo lông nói chung và sau cạo lông vùng kín nói riêng.

Bạn có thể tham khảo các sản phẩm dạng chai lăn hoặc dạng dung dịch để thoa lên vùng da bị mẩn đỏ một lượng vừa đủ mỗi ngày.

Đến bác sĩ thăm khám

Những biện pháp kể trên có thể giúp làm dịu cảm giác khó chịu đồng thời cải thiện tình trạng nổi mụn và mẩn đỏ sau cạo lông vùng kín. Song nếu sau khi áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng nổi mụn không được cải thiện, thậm chí là trầm trọng hơn thì bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu để thăm khám từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Cạo lông vùng kín bị nổi mụn: Nguyên nhân, hướng xử trí và cách phòng ngừa 3
Bác sĩ tư vấn hướng điều trị tình trạng cạo lông vùng kín bị nổi mụn

Các biện pháp ngăn ngừa nổi mụn sau cạo lông vùng kín

Để ngăn ngừa tình trạng mẩn đỏ và nổi mụn vùng kín sau khi cạo lông, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

Thay mới lưỡi dao cạo trước mỗi lần cạo lông vùng kín

Theo thời gian, chiếc dao cạo lông của bạn sẽ trở nên cùn hoặc bị gỉ sét. Việc sử dụng lại lưỡi dao này không chỉ không cạo sạch lông mà còn có thể gây kích ứng, làm tổn thương vùng da xung quanh nang lông.

Chính vì thế, trước mỗi cần cạo, để hạn chế tối đa rủi ro bị nổi mụn khi cạo lông vùng kín, hãy chủ động vệ sinh dao cạo và thay lưỡi dao mới bạn nhé.

Cạo lông với một tần suất phù hợp

Như đã trình bày phía trên, cạo lông thường xuyên có thể khiến tình trạng da vẫn đang bị mẩn đỏ, nổi mụn trở nên trầm trọng. Thay vì cạo lông hàng ngày, hãy gia tăng khoảng cách giữa các lần cạo lông để da có thời gian hồi phục và tránh tình trạng viêm nhiễm.

Vệ sinh vùng kín và tẩy da chết trước khi cạo lông

Việc vệ sinh vùng kín và tẩy da chết trước khi cạo lông sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn và các tế bào chết trên da, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cạo lông.

Nếu bạn thuộc nhóm người có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng, hãy xem xét việc tẩy da chết trước một vài ngày khi thực hiện cạo lông vùng kín để ngăn ngừa tình trạng kích ứng khi kết hợp cả hai quy trình tẩy da chết và cạo lông.

Cạo lông nhẹ nhàng và đúng kỹ thuật

Để ngăn ngừa tình trạng cạo lông vùng kín bị nổi mụn, bạn nên cạo lông một cách nhẹ nhàng đồng thời cần tuân thủ nguyên tắc cạo lông theo một chiều nhất định để tránh gây kích ứng da và đảm bảo cạo lông theo hướng mọc của lông để giảm nguy cơ trầy xước và tổn thương da.

Cạo lông vùng kín bị nổi mụn: Nguyên nhân, hướng xử trí và cách phòng ngừa 4
Cạo lông nhẹ nhàng và đúng kỹ thuật giúp hạn chế tổn thương da vùng kín

Vệ sinh và chăm sóc vùng kín sau khi cạo lông

Sau khi cạo lông, bạn cần vệ sinh vùng kín bằng nước lạnh hoặc sử dụng khăn lạnh để lau sạch vùng kín một cách nhẹ nhàng. Điều này giúp thu nhỏ lỗ chân lông đồng thời giảm nguy cơ kích ứng và nhiễm trùng vùng da vừa cạo.

Thêm vào đó, sau khi cạo lông vùng kín, bạn có thể thoa một lượng kem dưỡng ẩm chuyên sâu dành cho vùng kín để giúp làm dịu và se khít lỗ chân lông đồng thời ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây tổn thương da.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về nguyên nhân, hướng xử trí và cách ngăn ngừa tình trạng cạo lông vùng kín bị nổi mụn. Mong rằng bài viết hôm nay sẽ mang đến cho chị em phái đẹp nhiều kiến thức hữu ích. Chúc chị em sẽ luôn trẻ trung và tràn đầy năng lượng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm