Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cắt lợi khi niềng răng có được không? Niềng răng có hết hở lợi không?

Ngày 31/08/2022
Kích thước chữ

Niềng răng là giải pháp nắn chỉnh răng khấp khểnh thành răng đều, cân đối trên cung hàm và không lộ nướu mang lại tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, không phải ca niềng răng nào cũng thành công hết hở lợi. Một số trường hợp niềng răng xong vẫn bị hở lợi gây ra nhiều lo lắng cho người bệnh. Vậy nguyên nhân do đâu? Có nên cắt lợi khi niềng răng không?

Cười hở lợi trong nha khoa không phải là vấn đề phức tạp. Cười hở lợi thường được các bác sĩ thực hiện các thủ thuật tiểu phẫu tại nha khoa điều trị. Tuy nhiên, những người gặp phải tình trạng răng vẩu, răng mọc lệch, khấp khểnh, cười hở lợi thì cần phải niềng răng. Vậy niềng răng có hết hở lợi không? Và có nên cắt lợi khi niềng răng?

Niềng răng có làm hết hở lợi được không?

Trong trường hợp niềng khi cười hở lợi vẫn có thể thực hiện được. Có nhiều trường hợp niềng răng đã giúp “thu nhỏ” nướu thêm 2 - 4mm để cải thiện tính thẩm mỹ cho nụ cười. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng may mắn đạt được hiệu quả như vậy, phần lớn nhiệm vụ của niềng răng là làm cho răng thẳng hàng và cân đối nhưng để điều chỉnh nụ cười hở lợi thì không hiệu quả.

Niềng răng chỉ có tác dụng chữa cười hở lợi kèm theo khớp cắn sâu, hô do răng, khi chỉnh nha sử dụng dụng cụ niềng răng tác động lực tương quan hai hàm và đưa răng về đúng vị trí, đặc biệt bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật đánh lún răng cửa hàm trên để giảm bớt một phần tình trạng cười hở lợi. Sau quy trình chỉnh nha, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ cải thiện của nụ cười hở lợi và có thể chỉ định điều trị bổ sung tiểu phẫu cắt nướu nếu cần.

Ngoài ra, với trẻ từ 6 đến 7 tuổi, có nhiều trẻ biểu hiện rõ ràng tình trạng hở lợi. Tại thời điểm này, trẻ có thể cần đeo một khí cụ niềng răng tháo lắp đặc biệt, hỗ trợ khớp cắn sâu. Loại dụng cụ này cần được bác sĩ chỉnh nha chỉ định, giám sát và kiểm soát trong trường hợp phù hợp khi trẻ sử dụng thiết bị này để đảm bảo kết quả tốt nhất.

Tuy nhiên, vẫn không thể khẳng định rằng niềng răng sẽ chữa khỏi hoàn toàn tình trạng cười hở lợi, vì khi răng di chuyển chỉ hỗ trợ tình trạng cười hở lợi giảm đi một phần nhỏ. Trong các tình huống cười hở lợi khác, nha sĩ có thể chỉ định điều trị trực tiếp bằng các giải pháp thay thế tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân.

  • Khi xương ổ răng có vấn đề do quá dài thì có thể chữa cười hở lợi bằng phương pháp niềng răng nhưng cần có sự kết hợp phù hợp giữa kỹ thuật đánh lún xương và răng. 
  • Xương hàm là nơi gây ra tình trạng hở lợi, điều này sẽ không cải thiện nhiều khi niềng răng mà bác sĩ sẽ phải phẫu thuật xương hàm thừa.
  • Cười hở lợi do môi hoàn toàn không thể can thiệp được bằng niềng răng. Bác sĩ sẽ áp dụng phẫu thuật nội nha hoặc các bài tập cơ. 
  • Nếu bạn nhận thấy tình trạng cười hở lợi vẫn còn sau khi niềng răng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt nướu lợi thẩm mỹ.
Cắt lợi khi niềng răng có được không? Niềng răng có hết hở lợi không? 1 Niềng răng không thể làm hết hở lợi mà chỉ hỗ trợ một phần nếu lợi không bị hở quá nhiều

Nên làm gì sau khi niềng răng vẫn bị hở lợi? Có nên cắt lợi khi niềng răng?

Như đã nói ở trên niềng răng không thể chữa hở lợi mà chỉ hỗ trợ phần nào nếu phần lợi không bị hở quá nhiều. Nếu sau khi niềng răng, việc lộ nướu vẫn không được cải thiện có thể là do bạn bị hở nướu quá nhiều, phương pháp niềng răng không thể hỗ trợ được. Do đó, nếu không may gặp phải trường hợp này thì bác sĩ sẽ kiểm tra tùy từng trường hợp mà đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. Cắt lợi chỉ được thực hiện sau khi tháo niềng răng và kiểm tra mức độ hở lợi. Dưới đây là một số biện pháp chữa hở lợi thường được áp dụng:

Phẫu thuật cắt lợi

Nếu xác định chính xác nguyên nhân là do hở phần nướu quá nhiều, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt nướu. Phần nướu thừa sẽ được loại bỏ, làm dài thân răng và khắc phục tình trạng cười hở lợi. 

Phẫu thuật nâng cơ môi

Đây là kỹ thuật hạ thấp môi trên. Bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu để giảm độ nâng của môi trên để giữ cho môi của bạn không bị nâng lên quá cao và nướu của bạn không bị hở khi cười. 

Cắt lợi khi niềng răng có được không? Niềng răng có hết hở lợi không? 2 Không nên cắt lợi khi niềng răng mà nên đợi sau khi tháo niềng kiểm tra tình trạng hở lợi và bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp

Phẫu thuật hàm

Nếu hở lợi sau khi niềng do xương hàm phát triển quá mức thì bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu cắt bỏ một phần xương hàm để nâng cao hàm trên. Từ đó, tình trạng cười hở lợi sẽ được khắc phục. 

Những lưu ý để hạn chế sau khi niềng răng vẫn bị hở lợi

Vì những lý do trên, có thể sau khi niềng răng tình trạng hở nướu của bạn vẫn không được cải thiện. Do đó, bạn nên chú ý một số điều dưới đây: 

  • Tìm hiểu kỹ chất lượng nha sĩ chỉnh nha cho bạn có phù hợp không như có bao nhiêu năm kinh nghiệm, số ca thành công, có quan tâm đến bệnh nhân,...
  • Tìm hiểu về phòng khám nha khoa mà bác sĩ làm việc như danh tiếng, sự uy tín của thương hiệu,...
  • Khám răng định kỳ và tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của nha sĩ trong quá trình chỉnh nha. 
  • Không ăn thức ăn cứng, vì có thể khiến mắc cài bị lệch. 
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên và kỹ lưỡng theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Không tự ý thay đổi khay niềng nếu không có sự chỉ định của nha sĩ vì đây có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tụt lợi.
  • Hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ bất thường nào trong quá trình dịch chuyển của răng và nướu.
Cắt lợi khi niềng răng có được không? Niềng răng có hết hở lợi không? 3 Chăm sóc răng miệng rất quan trọng trong quá trình niềng răng chữa hở lợi

Niềng răng là một phương pháp tuyệt vời mang lại nhiều lợi ích to lớn cho những ai đang gặp khó khăn với hàm răng không đều. Tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh nhân có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như lệch mắc cài, hở lợi,... Vì vậy, để đảm bảo tính thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng trước, trong và sau khi niềng răng, bạn nên lựa chọn dịch vụ niềng răng y tế tại các trung tâm, bệnh viện có uy tín, có giấy phép hoạt động rõ ràng để thực hiện niềng răng hoặc phẫu thuật cắt lợi khi niềng răng.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin