Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Niềng răng là gì? Răng trám có niềng được không?

Ngày 21/08/2022
Kích thước chữ

Niềng răng vốn là phương pháp nha khoa thẩm mỹ được khá nhiều người lựa chọn sử dụng nhằm khắc phục những khuyết điểm ở hàm răng. Tuy nhiên, răng trám có niềng được không lại là vấn đề thắc mắc của rất nhiều người.

Niềng răng thường tạo nên một lực nhất định lên răng để có thể dịch chuyển răng về vị trí như mong muốn. Chính vì vậy, nhiều người thường băn khoăn về vấn đề miếng trám bị nứt, mẻ khi thực hiện việc chỉnh nha. Vậy răng trám có niềng được không?

Niềng răng là gì? Đối tượng nào nên niềng răng?

Niềng răng chính là phương pháp sử dụng các loại khí cụ chuyên dụng như dây cung, mắc cài hay máng niềng trong suốt để có thể dịch chuyển răng về vị trí như mong muốn ở trên cung hàm. Niềng răng không chỉ nắn chỉnh răng mà còn điều chỉnh khớp cắn để gương mặt trở nên cân đối và có tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, niềng răng cũng sẽ cải thiện chức năng ăn nhai và làm giảm áp lực lên vùng quai hàm…

Niềng răng là gì? Răng trám có niềng được không?1 Niềng răng là phương pháp thẩm mỹ nha khoa phổ biến

Phương pháp niềng răng được khuyến khích trong các trường hợp răng bị hô, chìa ra bên ngoài, răng thưa, hở kẽ răng, răng mọc chen chúc, khấp khểnh, lệch lạc. Bên cạnh đó, răng móm khiến cho mặt bị gãy dạng lưỡi liềm hay các trường hợp bị sai khớp cắn như khớp cắn đối đỉnh, khớp cắn sâu, khớp cắn chéo…

Những tình trạng trên không những gây ra các vấn đề liên quan đến răng miệng về mặt thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới khả năng phát âm, nhai và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng. Do đó, muốn bảo vệ răng miệng tốt thì bác sĩ khuyến cáo cần phải niềng răng càng sớm càng tốt.

Một số phương pháp niềng răng 

Những phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng bằng mắc cài kim loại được đánh giá cao về hiệu quả đem lại. Mắc cài kim loại thường có cấu tạo gồm dây cung cố định ở trong rãnh của mắc cài nhờ vào dây thun buộc cố định. Niềng răng bằng kim loại có ưu điểm là cho kết quả tốt, rút ngắn thời gian niềng răng và tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tính thẩm mỹ không cao. 

Niềng răng mắc cài sứ

Phương pháp niềng răng mắc cài sứ thường giống với niềng răng bằng mắc cài kim loại. Tuy nhiên, điểm khác biệt của phương pháp này đó là mắc cài được làm từ sứ, có màu sắc trùng với màu răng. Do đó mà mắc cài không gây kích ứng và đem lại tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, niềng răng mắc cài sứ có nhược điểm là mức giá cao, thời gian niềng răng thường lâu hơn so với niềng răng mắc cài kim loại. 

Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong

Phương pháp này sử dụng dây cung cố định và mắc cài để cố định vào mặt trong của răng. Do đó, khi người khác nhìn vào sẽ khó có thể phát hiện được là bạn đang niềng răng. Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong có ưu điểm là cho hiệu quả và tính thẩm mỹ cao. Tuy vậy, nhược điểm của phương pháp này là mức giá cao, gây ra cảm giác cộm, khó chịu và rất khó để vệ sinh. 

Niềng răng Invisalign

Niềng răng Invisalign chính là phương pháp dùng những chuỗi khay trong suốt với thiết kế riêng biệt dành cho từng khách hàng. Bạn có thể tháo lắp khay theo sự hướng dẫn của các bác sĩ. Niềng răng Invisalign có ưu điểm là tính thẩm mỹ cao, dễ ăn uống và vệ sinh, không gây sự tổn thương đến nướu. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này đó là chi phí cao hơn rất nhiều so với các phương pháp niềng răng khác. 

Trám răng là gì?

Trám răng hay còn có tên gọi khác là hàn răng. Đây chính là phương pháp tái tạo lại hình dáng của răng bằng việc bổ sung men răng nhân tạo để phục hồi chức năng thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng. Thông thường, bác sĩ sẽ dùng vật liệu trám là Composite có màu sắc tương tự giống với răng thật để bồi đắp vào vị trí mà răng bị khiếm khuyết. Từ đó sẽ khôi phục lại hình dáng của những chiếc răng bị sứt mẻ, sâu hỏng.

Răng trám có niềng được không?

Trên thực tế, trám răng cũng chính là giải pháp nha khoa được dùng rất phổ biến khi răng bị sứt mẻ hoặc sâu. Chính vì vậy, rất nhiều người thường thắc mắc rằng răng trám có niềng được không.

Niềng răng là gì? Răng trám có niềng được không?2 Răng trám có niềng được không là vấn đề thắc mắc của rất nhiều người

Theo ý kiến của các chuyên gia, đa số những trường hợp trám răng đều có thể niềng răng. Lực kéo của những khí cụ niềng răng hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới vật liệu trám răng trước đó. 

Mặc dù vậy, trám răng liệu có niềng răng được hay không còn phải phụ thuộc vào địa chỉ nha khoa mà bạn thực hiện. Nếu việc niềng răng gặp phải vấn đề sai sót, chất liệu niềng răng kém chất lượng thì không những khiến cho miếng trám bị bong ra mà còn khiến cho miếng trám bị gãy, vỡ nghiêm trọng hơn. Điều này sẽ làm cho bạn tốn kém nhiều chi phí và thời gian, thậm chí việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Chính vì vậy, một điều kiện vô cùng quan trọng để niềng răng khi đã trám răng đó là bạn nên lựa chọn cho mình địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng. Cơ sở cần phải có đội ngũ bác sĩ với tay nghề cao, giàu chuyên môn kinh nghiệm và có hệ thống thiết bị, máy móc hiện đại ứng dụng trong quá trình niềng răng. Nhờ vậy mà sẽ đảm bảo được yếu tố an toàn trong niềng răng và đem lại cho bạn kết quả tối ưu nhất. 

Niềng răng là gì? Răng trám có niềng được không?3 Bạn nên lựa chọn cho mình địa chỉ làm răng uy tín

Những vấn đề cần lưu ý khi niềng răng cho răng trám

Nếu như bạn muốn niềng răng sau khi trám, bạn nên lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Bạn nên để miếng trám ổn định trước khi thực hiện việc niềng răng. Việc niềng răng quá sớm sẽ có thể dẫn đến tình trạng miếng trám bị bong nứt, mẻ.
  • Bạn nên lựa chọn cơ sở y tế hoặc đơn vị nha khoa uy tín và chất lượng. Đã có những trường hợp răng bị lệch nặng, sai lệch khớp cắn do bạn niềng răng tại cơ sở y tế không đảm bảo.
  • Việc vệ sinh răng miệng có thể sẽ trở nên khó khăn hơn nếu như bạn niềng răng bằng mắc cài. Chính vì vậy, ngoài việc chải răng thông thường, bạn nên sử dụng loại bàn chải dành riêng cho người đang niềng răng. Ngoài ra, bạn nên dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng kèm theo để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng.
  • Dưới lực kéo của máng niềng và mắc cài, miếng trám có thể bị nứt và vỡ. Điều này sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và gây tình trạng viêm nhiễm ở bên trong khoang tủy và phần ngà răng. Nếu như nhận thấy có các triệu chứng bất thường, bạn nên đến các nha khoa để thăm khám nhằm ngăn ngừa các vấn đề răng miệng bùng phát.
  • Khi mới thực hiện niềng răng và sau những lần siết răng, răng của bạn có thể sẽ bị ê buốt và đau nhức với mức độ nhẹ. Muốn giảm nhanh các triệu chứng này, bạn có thể dùng nước muối pha loãng để ngậm trong miệng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý trong khoảng thời gian niềng răng để không làm ảnh hưởng tới miếng trám.
  • Tránh sử dụng rượu bia, hút thuốc lá và dùng răng để cắn xé bao bì. Những thói quen không tốt này có thể khiến cho miếng trám bị nứt mẻ, mắc cài bị bung trong khoảng thời gian mà bạn niềng răng.
  • Bạn nên chú ý lịch tái khám của bác sĩ. 

Niềng răng là gì? Răng trám có niềng được không? Những nội dung liên quan đến vấn đề này đã được chúng tôi lý giải cụ thể qua phần trên bài viết. Chúc bạn sớm có được hàm răng đều và đẹp như mong muốn nhé!

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin