Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bồ công anh là một loại cây rất quen thuộc với nhiều người. Thực tế, nhiều người chỉ nghĩ đây là một loại cỏ dại mà không biết rễ, thân, lá và hoa của cây bồ công anh có thể làm thuốc chữa bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rễ cây bồ công anh có tác dụng gì?
Bồ công anh là một loại dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, hoa và lá bồ công anh chứa nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, vitamin A, C,... nên được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Bồ công anh (có tên tiếng anh là Taraxacum officinale), thuộc họ cúc Asteraceae. Loại cây này có những đặc điểm sau:
Loại bồ công anh được chứng minh có tác dụng chữa bệnh cụ thể là bồ công anh Trung Quốc hay còn gọi là bồ công anh lùn, loại này có nhiều ở vùng núi cao và có tác dụng chữa bệnh.
Cây bồ công anh có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhiều so với nhiều loại rau khác như rau dền, rau diếp và các loại rau thơm khác. Tất cả loại vitamin và khoáng chất như natri, magie, sắt, vitamin A, B, C, tinh bột và chất béo đều được tìm thấy trong cây này. Đó là lý do tại sao bồ công anh được tận dụng làm thuốc điều trị và phòng ngừa một số loại bệnh.
Canxi là nguyên tố quan trọng trong việc hình thành xương, tham gia vào quá trình dẫn truyền thần kinh, đông máu, điều hòa hormone và co cơ. Do đó, bồ công anh là một nguồn khoáng chất rất tốt. Loại cây này có thể cung cấp 10% nhu cầu canxi cần thiết trong ngày. Ngoài canxi, bồ công anh cũng rất giàu chất chống oxy hóa và vitamin C giúp ngăn ngừa sâu răng, thiếu canxi, co thắt cơ,...
Chức năng của gan là sản xuất mật để giúp các enzym phân hủy chất béo trong cơ thể thành axit béo. Ngoài chức năng lọc và giải độc máu, gan còn giúp phân tách và lưu trữ các axit amin, tổng hợp và chuyển hóa cholesterol và các chất béo, lưu trữ glucose, cho phép các cơ quan nội tạng hoạt động đúng. Các vitamin và chất dinh dưỡng trong bồ công anh giúp thanh lọc gan và hoạt động hiệu quả. Ngoài ra giúp bổ sung vitamin C, giảm sưng tấy, hấp thụ khoáng chất tốt hơn và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tật.
Trà bồ công anh giúp bệnh nhân tiểu đường kích thích sản xuất insulin trong tủy xương và giữ cho lượng đường trong máu giảm xuống. Khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào không xử lý insulin đúng cách sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường. Ngoài ra glucose tích tụ và không được sử dụng đúng cách sẽ khiến lượng đường hoặc glucose trong máu tăng cao. Do đó để chống lại bệnh tiểu đường bạn có thể sử dụng trà bồ công anh để đào thải, loại bỏ lượng đường dư thừa trong cơ thể.
Trà bồ công anh ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu cũng như các bệnh bàng quang, các vấn đề về thận và u nang sinh sản. Bạn có thể uống hỗn hợp rễ và lá bồ công anh có tác dụng lợi tiểu, chống viêm.
Rễ cây bồ công anh là một chất lợi tiểu tự nhiên và thúc đẩy giải độc gan. Ngoài ra, loại cây này còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giữ lượng đường trong máu ổn định, hạ huyết áp, giảm chứng ợ nóng và các vấn đề tiêu hóa khác. Bồ công anh giúp giảm axit uric và kích thích sản xuất nước tiểu. Ngoài ra đối với những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang, sử dụng thường xuyên bồ công anh giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, lượng nước tiểu bài tiết ra ngoài nhiều hơn giúp đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể và không tích tụ trong bàng quang, từ đó giảm nguy cơ ung thư.
Nhiễm trùng da do vết thương hoặc vết cắt có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy chúng ta phải ngăn ngừa tình trạng này thông qua các phương pháp khử trùng, bao gồm cả việc sử dụng nhựa bồ công anh. Chất lỏng chảy ra khi bạn chạm vào thân cây bồ công anh có tính sát trùng, kháng nấm và tiêu diệt vi khuẩn trên da. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nhựa bồ công anh để giảm ngứa hoặc kích ứng do chàm, nấm da, vẩy nến và nhiễm trùng da.
Bồ công anh có tác dụng kích thích thèm ăn nên giúp cải thiện hệ tiêu hóa, hoạt chất inulin và chất nhầy trong bồ công anh có tác dụng làm dịu đường tiêu hóa, chất chống oxy hóa giúp cải thiện tiêu hóa và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn đường ruột có hại.
Theo y học cổ truyền, một trong những tác dụng đối với sức khỏe của cây bồ công anh là ngăn ngừa nguy cơ hình thành và phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng rễ cây bồ công anh có tác dụng chống hóa trị liệu để không làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh.
Bồ công anh ở dạng khô cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ẩm ướt, tránh ánh sáng trực tiếp.
Trong quá trình sử dụng dược liệu trong điều trị bệnh, bạn cần theo dõi các phản ứng. Nếu xuất hiện các triệu chứng như viêm da tiếp xúc, ngứa, mẩn đỏ,... bạn nên ngưng sử dụng và đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị chính xác;
Không sử dụng bồ công anh chữa bệnh cho những đối tượng sau: Trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, người mẫn cảm với các thành phần của cây, bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích, tắc ống dẫn sữa, tắc mật hoặc tắc ruột.
Như vậy, từ bài viết trên bạn có thể hiểu thêm cây bồ công anh có tác dụng gì? Cây bồ công anh là một vị thuốc có nhiều công dụng đối với sức khỏe và được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, cũng giống như các loại thuốc khác, cây bồ công anh có thể có những tác dụng phụ đối với sức khỏe nên cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.