Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chăm sóc sức khỏe nhân viên: Vai trò, giải pháp và một số lưu ý

Ngày 19/09/2024
Kích thước chữ

Chăm sóc sức khỏe nhân viên là vấn đề cần được ưu tiên và coi trọng hàng đầu trong mỗi công ty. Điều này không chỉ có lợi cho bản thân người được chăm sóc mà còn đem đến nhiều lợi ích thiết thực cho công ty, tổ chức và toàn xã hội.

Chăm sóc sức khỏe nhân viên được hiểu là tổng hợp các phương pháp giúp nâng cao thể lực và sức khỏe tinh thần của mỗi người lao động. Từ đó giúp họ có đủ lực để làm việc, cống hiến cho công ty và xã hội.

Vì sao cần chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe nhân viên?

Việc chăm sóc sức khỏe nhân viên cần được đặc biệt chú trọng vì 3 lý do chủ chốt sau:

Giúp thu hút người tài, giữ chân người giỏi

Những người tài không chỉ quan tâm đến chế độ đãi ngộ thông thường là lương thưởng mà họ còn đặc biệt chú ý đến chính sách chăm sóc sức khỏe của doanh nghiệp.

Nếu một công ty có cơ chế chăm sóc sức khỏe cho nhân viên chu đáo, toàn diện thì rất dễ thu hút những ứng viên giỏi nộp hồ sơ. Ngay cả khi chế độ lương không tốt, ứng viên tiềm năng vẫn có thể nhận việc nếu xem xét qua phương diện này.

Bên cạnh đó, với những nhân viên cốt cán thì đây cũng là lý do để họ cân nhắc về việc có nên gắn bó lâu dài với công ty hay không. Thậm chí sau khi trải nghiệm và ưng ý, họ còn sẵn sàng giới thiệu công ty với những người bạn tài giỏi của mình.

Chăm sóc sức khỏe nhân viên: Vai trò, giải pháp và một số lưu ý 1
Một chính sách chăm sóc sức khỏe tốt sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân người tài

Giảm thiểu tình trạng vắng mặt đột ngột

Nếu doanh nghiệp xem nhẹ hoặc phớt lờ khâu chăm sóc sức khỏe nhân viên thì người lao động sẽ có thể lực hạn chế, dễ ốm và vắng mặt đột ngột vì nguyên do này.

Thực tế trên sẽ tác động tiêu cực đến công việc chung, nhất là khi đang cần xử lý những việc gấp.

Đặc biệt, nếu người lao động mắc bệnh truyền nhiễm như cúm mùa thì có thể nghỉ hàng loạt cùng lúc. Khi đó rất khó để doanh nghiệp có thể xoay sở, vận hành một cách bình thường.

Tăng tinh thần đoàn kết nội bộ

Stress là một trong những vấn đề sức khỏe tinh thần thường gặp nhất ở nơi làm việc. Nếu được chăm sóc tốt, vấn đề trên sẽ được cởi bỏ từng nút thắt. Khi đó, nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái, hòa đồng hơn với những người xung quanh. Đặc biệt, sự đoàn kết nội bộ còn là bàn đạp để thúc đẩy năng suất lao động. Nhờ vậy mà doanh số và lợi nhuận thu về trong kinh doanh cũng được nâng tầm.

Một số gợi ý giúp doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân viên toàn diện

Để chăm sóc sức khỏe nhân viên, doanh nghiệp có thể tham khảo một số gợi ý sau:

Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ là phúc lợi cơ bản nhất của người lao động. Đây cũng là quyền lợi mà mỗi nhân viên xứng đáng được hưởng khi quyết định gắn bó và cống hiến cho công ty.

Khi được kiểm tra thường xuyên, nhân viên sẽ nắm rõ thể trạng của bản thân và chủ động điều trị nếu phát hiện bệnh. Ngoài ra sau thăm khám, nếu không có bệnh thì người lao động cũng an tâm hơn hẳn. Từ đó giúp trút bỏ những lo lắng không đâu để tập trung vào công việc.

Chăm sóc sức khỏe nhân viên: Vai trò, giải pháp và một số lưu ý 3
Khám sức khỏe định kỳ là điều cần được ưu tiên hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe nhân viên

Chú ý đến tính an toàn của môi trường làm việc

Mỗi môi trường làm việc đều tiềm ẩn những yếu tố nguy cơ riêng. Ví dụ: Ở nơi khai thác khoáng là khí thải độc hại, ở công trình xây dựng là các tai nạn lao động,...

Chính vì điều này mà tùy môi trường, nhân viên cần được trang bị các đồ bảo hộ tương ứng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần xây dựng chính sách bảo hiểm nghề nghiệp chuẩn theo quy định của pháp luật để người lao động yên tâm hơn khi làm việc.

Bên cạnh đó, việc thiết lập hệ thống lá chắn như gắn lưới bao quanh, trồng xây xanh, dựng rào bảo vệ,... để hạn chế các yếu tố nguy cơ cũng là điều cần được coi trọng.

Xây dựng phòng y tế riêng

Đây cũng là cách làm hay giúp mỗi doanh nghiệp tối ưu hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho nhân viên của mình.

Phòng y tế được quản lý bởi bác sĩ có tay nghề tốt, có thể thăm khám, chẩn đoán bước đầu khi gặp tình huống khẩn. Đặc biệt là có thể sơ cấp cứu nhanh trước khi xe cứu thương có mặt.

Ngoài bác sĩ, phòng y tế còn cần có thêm y tá, điều dưỡng, tủ thuốc tích hợp đầy đủ các loại thuốc giúp trị các bệnh thường gặp như đau bụng, tiêu chảy, hạ đường huyết, sốt, hỗ trợ khâu cầm máu, băng bó vết thương,...

Chú trọng sức khỏe tinh thần của người lao động

Như đã nhắc qua ở trên, stress là vấn đề cực phổ biến trong môi trường làm việc hiện nay. Từ stress sẽ sinh ra nhiều vấn đề khác như kiệt sức, mất ngủ, suy dinh dưỡng, rối loạn lo âu, trầm cảm,...

Do đó mỗi doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho mỗi nhân viên. Để bắt đầu, người lãnh đạo có thể tổ chức các hoạt động dã ngoại, vui chơi định kỳ; khích lệ nhân viên bằng những món quà, tiền thưởng.

Mỗi năm, nên tổ chức du lịch 1 - 2 lần để nhân viên có cơ hội xả hơi và tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong công ty.

Bên cạnh đó, việc tổ chức các giải đấu thể thao, các khóa học nhảy, tập gym, thiền định, bơi,... và khuyến khích nhân viên tham gia cũng là ý kiến hay giúp thúc đẩy tinh thần của người lao động.

Chăm sóc sức khỏe nhân viên: Vai trò, giải pháp và một số lưu ý 4
Việc chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất cho nhân viên cần được thực hiện song song

Tổ chức các hội thảo về sức khỏe

Doanh nghiệp có thể liên hệ với các chuyên gia đầu ngành, trung tâm y tế hoặc bệnh viện để tổ chức tọa đàm, mở các hội thảo nội bộ về sức khỏe. Mục đích là để nhân viên hiểu rõ hơn về cách thức chăm sóc sức khỏe cá nhân, giải đáp mọi thắc mắc xoay quanh chủ đề này.

Các sự kiện nói trên nên được thực hiện theo chu kỳ tháng, trở thành nét văn hóa nội bộ đặc sắc của doanh nghiệp. Đặc biệt nếu triển khai tốt, sức khỏe của nhân viên chắc chắn sẽ có nhiều cải thiện.

Những điểm cần lưu ý

Khi thực hiện các giải pháp chăm sóc sức khỏe nhân viên, doanh nghiệp cần chú ý đến những vấn đề quan trọng sau:

  • Lên kế hoạch chi tiết và chặt chẽ ngay từ đầu. Chia lộ trình làm nhiều giai đoạn, trong giai đoạn đầu cần áp dụng những giải pháp nào trước tiên, đánh giá, tổng kết ra sao. Chú ý đến cả những chiến lược ngắn hạn và dài hạn.
  • Đảm bảo tính đồng bộ và toàn diện trong khâu triển khai, tránh tình trạng chỉ áp dụng cho một vài phòng ban, ảnh hưởng đến tính công bằng trong nội bộ tập thể.
  • Dự trù kinh phí cho hoạt động chăm sóc sức khỏe thường niên. Tính toán càng sát sườn càng có lợi cho việc triển khai kế hoạch. Lưu ý luôn có khoản phí dự phòng để đối phó với tình huống phát sinh.
  • Khi liên kết với các bên để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, doanh nghiệp cần sàng lọc kỹ và ưu tiên các đơn vị uy tín, các bác sĩ có tay nghề giỏi, giàu kinh nghiệm. Tránh tình trạng làm hời hợt cho qua.
  • Khảo sát ý kiến của nhân viên về chính sách chăm sóc sức khỏe đang triển khai. Tổng hợp ý kiến, tiếp thu và dần hoàn thiện cơ chế chăm sóc nhân viên.
cham-soc-suc-khoe-nhan-vien-vai-tro-giai-phap-va-mot-so-luu-y 2.png
Hãy chú ý đến những lưu ý trên để việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân viên diễn ra hiệu quả và đúng hướng bạn nhé!

Trên đây là toàn bộ những thông tin đắt giá về chăm sóc sức khỏe nhân viên mà mỗi doanh nghiệp cần biết. Sau cùng chúc bạn áp dụng thành công để có một đội ngũ nhân sự mạnh về chuyên môn, khỏe về thể lực và tinh thần. Trân trọng!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin