Tốt nghiệp ngành Y học Dự phòng tại Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học. Với phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh", mong muốn mang đến nhiều thông tin kiến thức y khoa để mọi người được nâng cao sức khỏe và chủ động phòng bệnh.
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm lưu hành ở mọi nơi trên thế giới. Cúm mùa đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng sốt, ho, nhức đầu hay đau cơ, khớp, đau họng sổ mũi. Hầu hết mọi người sẽ hết các triệu chứng trong vòng một tuần mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên, cúm cũng có thể gây bệnh nặng và tử vong ở các nhóm nguy cơ cao.
Nội dung chính
Tìm hiểu chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Nguy cơ
Phương pháp chẩn đoán & điều trị
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa
Nội dung chính
Tìm hiểu chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Nguy cơ
Phương pháp chẩn đoán & điều trị
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa
Tìm hiểu chung cúm mùa
Cúm mùa (Influenza seasonal) là một bệnh lý do virus truyền nhiễm ảnh hưởng đến đường hô hấp, có thể bao gồm cả đường hô hấp trên và dưới. Virus cúm mùa thường lưu hành vào mùa thu và mùa đông, thời gian này thường được gọi là mùa cúm. Thời gian chính xác của cúm mùa khác nhau và thường bắt đầu gia tăng vào tháng 10, và đạt đỉnh điểm vào khoảng tháng 12. Kể từ khi đại dịch COVID bắt đầu, thời gian diễn ra bệnh cúm mùa khó dự đoán hơn.
Ngoài virus cúm, một số loại virus đường hô hấp khác cũng lây lan trong mùa cúm và có thể gây ra các triệu chứng tương tự như triệu chứng khi nhiễm cúm. Các loại virus khác có thể bao gồm rhinovirus (gây ra cảm lạnh thông thường), virus hợp bào hô hấp (một loại virus gây ra bệnh hô hấp nặng ở trẻ nhỏ cũng như là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do bệnh hô hấp ở người lớn trên 65 tuổi).
Triệu chứng cúm mùa
Những dấu hiệu và triệu chứng của cúm mùa
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm mùa thường xuất hiện một cách đột ngột. Người mắc cúm có thể trải qua một hoặc nhiều trong số các triệu chứng sau:
Sốt hoặc cảm giác rét run.
Ho kéo dài.
Đau họng rát.
Tắc nghẽn mũi hoặc chảy nước mũi liên tục.
Đau cơ và mệt mỏi chung toàn thân.
Đau đầu dữ dội.
Mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
Nôn mửa và tiêu chảy, đặc biệt phổ biến ở trẻ em.
Các trường hợp nặng có thể tiến triển đến các triệu chứng:
Ở các trường hợp nặng, có thể cần can thiệp hỗ trợ hô hấp trong vòng ít nhất 48 giờ.
Biểu hiện của cúm mùa sẽ từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào độ tuổi, bệnh đi kèm, tình trạng chủng ngừa và khả năng miễn dịch tự nhiên đối với virus. Thông thường, người bệnh đã được tiêm vắc xin cúm mùa có các triệu chứng nhẹ hơn và ít có khả năng bị biến chứng hơn.
Bệnh cúm có tỷ lệ mắc bệnh rất lớn, nhiều cá nhân phải nghỉ làm và nghỉ học. Hơn nữa, ở trẻ em và người cao tuổi, nhiễm trùng có thể dẫn đến tử vong. Tỷ lệ tử vong cao hơn ở những người có tiền căn mắc bệnh phổi hay đái tháo đường. Theo ước tính của Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa kỳ (CDC), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 650.000 ca tử vong hàng năm có liên quan đến các bệnh lý về đường hô hấp do cúm mùa.
Hầu hết những người mắc cúm mùa sẽ tự hồi phục trong vòng một đến hai tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các biến chứng nghiêm trọng của bệnh cúm có thể xảy ra. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu:
Bạn cảm thấy thở ngắn hoặc khó thở.
Bạn cảm thấy đau hoặc áp lực ở ngực, bụng.
Bạn có dấu hiệu của tình trạng mất nước như chóng mặt khi thay đổi tư thế, hoặc không có nước tiểu.
Bạn cảm thấy khó chịu.
Bạn bị nôn nhiều hoặc không thể uống đủ nước.
Ở trẻ em, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ nếu trẻ có các dấu hiệu nào đã nêu ở trên, hoặc:
Da trẻ có màu xanh hoặc tím;
Trẻ trở nên cáu kỉnh, không cho bế;
Không có nước mắt khi khóc (ở trẻ sơ sinh);
Trẻ sốt kèm phát ban;
Trẻ li bì, không thức dậy.
Nguyên nhân cúm mùa
Có bốn loại virus cúm là A, B, C và D. Nhiễm virus cúm mùa thường do cúm loại A và B gây ra. Virus cúm A có thể đặc trưng bởi các loại H và N như (H1N1) và H3N2. Virus cúm B được phân loại thành dòng và chủng, virus cúm B lưu hành trong những mùa cúm gần đây thuộc hai dòng là cúm B Yamagata và cúm B Victoria. Mặc dù tỷ lệ lưu hành của cúm C thường thấp hơn cúm A và B nhưng dịch cúm C vẫn có thể xảy ra.
Chia sẻ:
Có thể bạn quan tâm
Nguồn tham khảo
Influenza (seasonal) in Viet Nam: https://www.who.int/vietnam/health-topics/influenza-seasonal
When Is Flu Season: https://www.cdc.gov/flu/about/season/index.html
Flu Cases Climbing as We Return to a More ‘Typical’ Season: https://www.webmd.com/cold-and-flu/news/20231114/flu-cases-climbing-across-the-us
Seasonal influenza in adults: Clinical manifestations and diagnosis: https://www.uptodate.com/contents/seasonal-influenza-in-adults-clinical-manifestations-and-diagnosis
Thường xuyên ho, hắt hơi mỗi khi giao mùa có phải bị cúm mùa không?
Ho và hắt hơi khi giao mùa có thể là dấu hiệu của cảm lạnh, cúm mùa hoặc dị ứng. Cúm mùa thường đi kèm với triệu chứng sốt, đau cơ và mệt mỏi. Nếu triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân.
Những đối tượng nào dễ mắc cúm mùa?
Những đối tượng dễ mắc cúm mùa bao gồm trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai và người suy giảm miễn dịch.
Có vắc xin phòng ngừa cúm mùa không?
Vắc xin phòng ngừa cúm mùa điều chế từ các vi-rút cúm bất hoạt được khuyến cáo tiêm hàng năm để bảo vệ chống lại các chủng vi-rút cúm mùa phổ biến. Hiện nay, Trung tâm tiêm chủng Long Châu cung cấp các loại vắc xin phòng bệnh cúm mùa gồm: Ivacflu-S (Việt Nam), Vaxigrip Tetra (Pháp) và Influvac Tetra (Hà Lan). Liên hệ với hotline 18006928 để được tư vấn cụ thể.
Có nên cho trẻ nhỏ xông giải cảm khi bị cúm mùa không?
Xông giải cảm không được khuyến cáo cho trẻ nhỏ khi bị cúm mùa, vì có thể gây nguy hiểm (như bỏng) hoặc làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là với những trẻ bị dị ứng với thành phần tinh dầu.
Thay vào đó, ba mẹ nên tập trung vào việc cung cấp đủ nước, dinh dưỡng và cho trẻ nghỉ ngơi hợp lí. Nếu cần thiết, có thể cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm triệu chứng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào cho trẻ.
Infographic về bệnh truyền nhiễm
11 bệnh truyền nhiễm bắt buộc tiêm vắc xin
Rửa tay đúng cách phòng bệnh truyền nhiễm
Trẻ đến trường cần làm gì để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm?
Hỏi đáp (0 bình luận)