Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Loét tỳ đè là bệnh lý gặp chủ yếu ở những người bệnh nằm lâu do tai nạn, các phẫu thuật lớn, ít vận động, đặc biệt là những người cao tuổi, bị tai biến. Để xử lý loét cho người bệnh, các loại thuốc bôi loét tỳ đè rất quan trọng, cần chọn lựa được loại thuốc phù hợp.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại thuốc bôi loét tỳ đè khác nhau nhưng không phải loại thuốc nào cũng phù hợp và mang lại công dụng thật sự cho người bệnh. Hãy đọc kỹ bài viết dưới đây để tìm hiểu về các loại thuốc bôi loét tỳ đè và có cho mình những sự lựa chọn phù hợp để chăm sóc cho sức khỏe của bản thân hoặc những người trong gia đình nhé! Điều trị loét tỳ đè sớm để tránh bị nhiễm trùng và hoại tử gây nguy hiểm.
Loét tỳ đè là bệnh loét ở vùng da nào đó của cơ thể do thiếu dinh dưỡng gây nên. Bệnh lý này thường gặp ở những bệnh nhân nằm lâu, không thay đổi tư thế nằm, không được vận động, xoa bóp thường xuyên vùng bị tỳ đè. Sức nặng của cơ thể đè lên vùng da, khiến các mao mạch khó lưu thông thậm chí là không đến được gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng, xung huyết do máu tĩnh mạch ứ lại gây ra loét. Những bệnh nhân tai biến, nằm liệt giường hay bệnh nhân sau ca phẫu thuật lớn cần nằm viện lâu đặc biệt là những người cao tuổi là những trường hợp dễ mắc phải loét tỳ đè. Bệnh nhân nằm đệm khí, đệm nước nhưng không có vải trải đệm làm da dính vào đệm hoặc nằm giường cứng cúng làm loét da.
Khi bị loét tỳ đè, vùng da ở chỗ bị tỳ đè của người bệnh sẽ đỏ, có thể cảm thấy đau, xung huyết, những người không nhận thấy được cảm giác đau thường là những người cao tuổi bị lẫn. Vùng bị tỳ đè sẽ có nốt phồng như bị bỏng, nốt phồng vỡ ra thấy được vùng da dưới nốt phồng có màu xanh nhạt hoặc đỏ rồi chuyển đen. Nếu như không có phương pháp chăm sóc cẩn thận, vết loét tỳ đè sẽ bị bội nhiễm vi khuẩn, vi nấm gây khó khăn trong việc điều trị.
Dựa vào các tổn thương trên da, loét tỳ đè có 4 giai đoạn loét tì đè khác nhau từ nhẹ đến nặng. Nếu vùng da bị loét quá nặng do mất tổ chức dưới da hoặc toàn bộ phần da, đáy vết thương sẽ được bao bởi lớp nhầy hoại tử màu vàng, nâu, hay xám hoặc lớp hoại tử khô màu đen, lúc này không xác định được chiều sâu của vết thương, khó xác định được độ hoại tử.
Các bước để điều trị loét tỳ đè cho bệnh nhân loét tỳ đè gồm:
Trong đó, chăm sóc ổ loét tỳ đè sẽ là bước quan trọng trong quá trình điều trị loét tỳ đè. Thuốc bôi loét tỳ đè sẽ cần đảm bảo cho các ổ loét được sạch sẽ, không bị nhiễm trùng, bị viêm. Tiêu diệt được vi khuẩn, nấm để vết loét được vô khuẩn và mau chóng liền lại. Dưới đây sẽ là một vài loại thuốc bôi loét tỳ đè với công dụng hữu ích đang được phân phối trên toàn hệ thống nhà thuốc Long Châu.
Thuốc bôi dạng bột Multidex
Thuốc bôi Multidex điều trị bệnh loét tỳ đè cho mọi cấp độ. Các bệnh loét do nhiễm trùng, không nhiễm trùng, loét do nằm lâu, loét do biến chứng của bệnh tiểu đường, loét sâu, loét do bỏng nặng, các vị trí da do hiến mô hoặc ghép. Để sử dụng, người bệnh rửa vết loét bằng nước muối sinh lý 0,9% hoặc dung dịch muối khác rồi bôi Multidex.
Dung dịch xịt chống loét do tỳ đè Sanyrene
Thuốc xịt chống loét tỳ đè Sanyrene với các thành phần chính gồm 99% Corpitolino 60/glycerides có độ oxi hóa cao của các acid béo thiết yếu, các acid linoleic (60%) và các vitamin E giúp phòng ngừa và điều trị da bị ban đỏ do tì đè, cọ sát hoặc bị cắt, da khô và mất nước, da yếu, da mỏng manh do điều kiện ẩm ướt và dinh dưỡng kém. Để sử dụng sản phẩm đúng cách, xịt một hoặc hai lần vào vùng da bị tì đè hoặc có nguy cơ (các vùng gót chân, vùng xương cùng - xương ngồi). Dùng các đầu ngón tay xoa đều và nhẹ nhàng trong 1 phút để thuốc được ngấm.
Lưu ý, khi sử dụng thuốc điều trị loét tỳ đè sẽ luôn cần sự tư vấn, kê đơn của các bác sĩ. Không tự ý điều trị loét tỳ đè.
Trên đây là thuốc bôi loét tỳ đè nhà thuốc Long Châu tổng hợp đến bạn. Mong rằng qua đây, bạn đã có thêm những thông tin bổ ích về bệnh loét tỳ đè và những sự lựa chọn phù hợp để chăm sóc, chữa trị cho người bị loét tỳ đè. Ngoài ra khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh bạn nên dùng thuốc chống loét tỳ đè sớm để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng, khó điều trị hơn.
Phương Thảo
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.