Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Loét do tì đè là biến chứng khó tránh khỏi ở những người già, người mắc bệnh ít vận động hoặc nằm tại chỗ không vận động. Các giai đoạn loét tì đè được phân chia dựa vào mức độ thương tổn của da và tổ chức dưới da vùng bị tì đè, từ đó, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị và cách chăm sóc cho từng cấp độ.
Loét do tì đè hay loét do điểm tỳ, loét do áp lực là những tổn thương ở da hoặc các mô dưới da do áp lực đè lên da trong thời gian dài.
Tình trạng này thường phổ biến nhất ở những khu vực da bao phủ xương, điển hình như hông, mắt cá chân, gót chân, và xương cụt. Những vết loét này có thể phát triển rất nhanh và có thể hồi phục hoàn toàn nếu được điều trị đúng cách. Việc điều trị loét tì đè không phải là một việc dễ dàng, nhất là ở những bệnh nhân hạn chế khả năng vận động. Độ khó và thời gian điều trị những tổn thương này sẽ phụ thuộc vào cơ địa người bệnh và các giai đoạn loét tì đè.
Biến chứng loét do tì đè do người bệnh phải nằm đè trong thời gian dài, tạo áp lực lên các vùng có xương nhô ra. Trong đó, người cao tuổi già yếu hạn chế đi lại, người ít vận động người bị bệnh nằm bất động là đối tượng phổ biến. Bị hạn chế vận động nên người bệnh không tự trở mình được, trong quá trình chăm sóc, người thân di chuyển người bệnh từ vị trí này sang vị trí kia đã vô tình kéo lê người bệnh trên bề mặt giường, cáng hoặc mặt phẳng cứng tạo ra ma sát khiến vùng mô tiếp xúc bị tổn thương.
Dựa vào độ sâu, mức độ nghiêm trọng và các đặc điểm khác của vết loét, các chuyên gia chia loét do tì đè thành 4 giai đoạn gồm:
Ở giai đoạn này, lúc này, bề mặt da vẫn còn nguyên vẹn nhưng sẽ bị đổi màu sang đỏ và không ép trắng được. Với người có làn da sậm màu, thì màu da vùng loét tì đè có thể khác với các vùng xung quanh. Đây là tình trạng xuất hiện sớm nhất ở vùng da lồi xương. Khi sờ vào da sẽ thấy vùng này bị cứng, có thể nóng hoặc lạnh hơn các vùng da xung quanh. Đồng thời, người bệnh có cảm giác đau khi sờ và ấn nhẹ.
Trong các giai đoạn loét tì đè, đây là thời gian vùng da tổn thương bắt đầu loét hở nông, đáy vết loét có màu đỏ hồng, một phần lớp bì biến mất. Ngoài ra, quan sát thấy vết loét không đóng vảy, đáy nông, khô, và chưa có tế bào chết. Một số trường hợp vết loét vẫn còn nguyên vẹn chưa bị vỡ nhìn giống vết phỏng nước chứa đẩy huyết thanh.
Lúc này, vùng da tổn thương do bị tì đè đã mất toàn bộ lớp da trên bề mặt, có thể nhìn thấy lớp dưới da (lớp tế bào dưới da hay lớp tế bào mỡ) nhưng chưa thấy xương, dây chằng, gân và cơ. Quan sát vết loét có thể thấy tổ chức dưới da hoại tử màu vàng đục, có thể có đường hầm hay lỗ rò nhưng tổn thương này chưa ăn sâu vào cơ.
Đây là mức độ nặng nhất trong các giai đoạn loét tì đè, lúc này tổn thương ăn sâu vào các lớp bên trong khiến toàn bộ mô da dưới da bị mất đi, phần cơ, xương, hay gân cơ và dây chằng đều lộ rõ. Có thể quan sát thấy tổ chức hoại tử màu vàng đục hoặc đen, đồng thời xuất hiện đường hầm và lỗ rò.
Theo thống kê, các giai đoạn loét tì đè 1, 2 có thể chữa trị nhanh chóng nếu người bệnh được phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách. Với trường hợp loét tì đè giai đoạn 3, 4 nặng hơn, người bệnh cần được can thiệp ngoại khoa để tiến hành cắt gọt vùng thịt và xương đã bị hoại tử sau đó đóng kín vết loét. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh chỉ đến viện khi vết loét đã hoại tử toàn bộ lớp da và các tổ chức dưới da nên điều trị rất tốn kém và lâu hồi phục.
Đặc biệt, với những người bệnh có vết loét tì đè lâu dài thường trong trạng thái suy kiệt rất nặng, thiếu máu trầm trọng, thiếu dinh dưỡng, điện giải, protein,... khiến việc điều trị không hề dễ dàng. Do đó, để đưa ra phác đồ phù hợp, các bác sĩ phải đánh giá tình trạng vết loét, sức khỏe của người bệnh đề có phương án bổ sung dinh dưỡng, kết hợp hướng dẫn người nhà chăm sóc đúng cách, không tiếp tục tỳ đè lên vết thương.
Ở mức độ này, người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng cách giảm áp lực và ma sát thông qua việc thay đổi tư thế. Cứ cách 1 giờ nếu ngồi xe lăn và mỗi 2 giờ với nằm giường, người bệnh cần được đổi tư thế. Đồng thời, sử dụng giường hoặc đệm đặc biệt giúp bảo vệ da không bị tổn thương.
Với các giai đoạn loét tì đè thứ 2 khi vùng da tổn thương đã xuất hiện loét thì cần làm sạch bằng cách rửa vết thương bằng nước muối sinh lý và lau khô, sau đó thay băng mỗi ngày giúp vùng da này mau phục hồi. Việc làm này không chỉ có tác dụng giữ ẩm vết thương mà còn chống nhiễm trùng và giữ những vùng da xung quanh khô.
Bên cạnh việc chăm sóc tổn thương mỗi ngày, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc chống nhiễm trùng, thuốc chống loét do tì đè. Đồng thời, tăng cường sức khỏe thông qua chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất nhằm thúc đẩy quá trình lành vết thương.
Đối với các giai đoạn loét tì đè 3 và 4 việc loại bỏ các mô tổn thương là rất cần thiết để quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, trường hợp nặng hơn có thể cần can thiệp ngoại khoa thông qua các kỹ thuật che vết loét bằng cách sử dụng một miếng cơ, da hoặc mô ở khác.
An An
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.