Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chăm sóc tại nhà an toàn bệnh nhân sau hóa trị

Ngày 10/05/2022
Kích thước chữ

Bệnh nhân sau hóa trị có thể bị rụng tóc, buồn nôn, nôn, mệt mỏi và các phản ứng phụ khó chịu khác lúc này sự giúp đỡ của gia đình là quan trọng nhất để giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và vượt qua. Bài viết sau đây hi vọng có thể giúp bạn đọc một số vấn đề cơ bản, để có thể chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân sau hóa trị tại nhà.

Sau hóa trị, người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt để giúp hồi phục. Hiện nay có rất nhiều cách để cải thiện tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân hóa trị. Một số lưu ý sau đây sẽ hỗ trợ người nhà chăm sóc an toàn cho người bệnh, giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và nhanh chóng hồi phục.

Bổ sung dinh dưỡng

Hóa trị là liệu pháp điều trị ung thư giúp bệnh nhân “thoát khỏi” các tế bào ung thư trong cơ thể. Tuy nhiên hóa trị cũng làm “hao mòn” cơ thể người bệnh. Do đó cần bổ sung dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng đối người bệnh sau hóa trị.

  • Bổ sung bữa ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như: Thịt, cá, tôm, cua, ngũ cốc, rau xanh đặc biệt là rau họ cải, hoa quả, sữa ít chất béo, uống nhiều nước.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Chia thực đơn thành nhiều bữa ăn nhỏ.
  • Chế biến thành các món ăn mềm, dễ ăn, dễ tiêu hóa.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm như: Đậu nành, chất béo, sữa giàu chất béo.
  • Không dùng các chất kích thích như: Cafe, rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có ga, thực phẩm cay nóng.
Bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân sau hóa trị Bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân sau hóa trị

Tăng cường thể trạng, nâng cao hệ miễn dịch

Bệnh nhân sau hóa trị thể trạng còn yếu vì thế hầu hết nhiều bệnh nhân ung thư ngại vận động sau hóa trị bởi lo ngại các bài tập khiến họ mệt mỏi, mất sức hơn. Nhưng các nghiên cứu cho thấy, luyện tập phù hợp giúp bạn tăng cường thể chất, cải thiện chức năng miễn dịch.

Tập thể dục nhẹ nhàng:

  • Tập thở.
  • Tập kéo giãn cơ.
  • Tập thăng bằng.
  • Đi bộ.
  • Luyện tập sức bền.
Đi bộ giúp tăng cường thể trạng cho bệnh nhân sau hóa trị Đi bộ giúp tăng cường thể trạng cho bệnh nhân sau hóa trị

Tuy nhiên nếu bạn đã từng điều trị bằng hóa trị hoặc liệu pháp trúng đích và những liệu pháp này có thể gây tổn hại cho tim mạch, bạn nên hỏi bác sĩ về cường độ luyện tập thích hợp và lúc nào thì bạn nên giảm cường độ này xuống. Bệnh nhân nên luôn cẩn thận để hạn chế nguy cơ bản thân bị té ngã hoặc chấn thương.

Gia đình cần có người ở bên tập thể dục cùng bệnh nhân để đảm bảo an toàn. Hướng dẫn bệnh nhân luyện tập ở cường độ thấp hoặc rút ngắn thời gian lại.

Lưu ý: Không tập luyện thể dục trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân quá mức mệt mỏi, thiếu máu (số lượng hồng cầu thấp) hoặc thiếu sự phối hợp cơ (ataxia – mất điều hòa).
  • Số lượng bạch cầu của bạn thấp (dưới 3.500 bạch cầu/ 1 micrôlít máu).
  • Bệnh nhân có tiền sử bệnh về thần kinh ở tay hoặc chân vì hóa trị (đau hoặc tê do tổn thương thần kinh ngoại biên).

Ngăn ngừa lây nhiễm

Mặc dù việc giúp bệnh nhân đang hóa trị, có nguy cơ bị suy giảm miễn dịch tránh tiếp xúc với mầm bệnh từ người mắc bệnh truyền nhiễm (bao gồm cảm, cúm) xung quanh, nguy cơ là người thân, nhất là trẻ nhỏ, phơi nhiễm với nồng độ hóa chất thấp trong dịch tiết từ người bệnh cũng đáng được quan tâm chú trọng.

Sau hóa trị, bệnh nhân và những người chăm sóc cần lưu ý một số điểm để ngăn ngừa việc tiếp xúc với dịch tiết từ cơ thể của người bệnh, nhất là trong vòng 48 - 72 tiếng sau hóa trị. Các dịch tiết này bao gồm nước tiểu, phân, mồ hôi, chất nhầy như đờm, chất nôn, máu và dịch tiết từ hoạt động tình dục. Bác sĩ hoặc y tá của bạn sẽ đề xuất các biện pháp an toàn tại nhà mà bạn và những người chăm sóc nên tuân theo, chẳng hạn như:

  • Đóng nắp và xả hai lần sau khi đi vệ sinh.
  • Nếu là nam giới, hãy ngồi khi đi tiểu (để hạn chế văng nước tiểu).
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi sử dụng nhà vệ sinh.
  • Làm sạch những thứ văng từ nhà vệ sinh bằng khăn lau 1 lần có chất tẩy rửa.
  • Sử dụng găng tay khi xử lý dịch cơ thể và rửa tay sau khi tháo găng.
  • Mặc miếng lót hoặc tã dùng một lần nếu có bị són và đeo găng tay khi xử lý tã, miếng lót.
  • Giặt riêng trải giường, khăn và quần áo bị dính dịch cơ thể.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
Ngoài ra, đối với thuốc uống thì cũng nên mang găng tay và rửa tay ngay sau khi dùng. Ngoài ra, đối với thuốc uống thì cũng nên mang găng tay và rửa tay ngay sau khi dùng.

Khoảng thời gian bạn và người chăm sóc của bạn cần tuân theo các nguyên tắc này có thể tùy vào hướng dẫn nơi bạn điều trị và loại thuốc sử dụng. Bác sĩ, dược sĩ hoặc điều dưỡng y tá của bạn sẽ cho biết cần thực hành những điều này trong bao lâu để đảm bảo an toàn.

Như vậy, song song với việc yêu cầu người nhà (nhất là trẻ em) phòng bệnh truyền nhiễm qua việc rửa tay kỹ, chích đủ vaccine…để bảo vệ người thân đang hóa trị, bản thân bệnh nhân cũng nên lưu ý các điểm trên để giảm nguy cơ cho người nhà.

Ly Nguyễn

Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin