Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường khó tránh khỏi các tình huống gây xây xát, tạo nên các vết thương hở. Nếu những vết thương này không được xử lý và chăm sóc đúng cách thì nguy cơ gây nhiễm trùng sẽ rất cao. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu cách sơ cứu vết thương hở để hạn chế nhiễm trùng cũng như cách chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng một cách hiệu quả nhất!
Vết thương không được xử lý đúng cách sẽ có thể bị nhiễm trùng chỉ trong vào 24 đến 72 giờ. Vì vậy, mỗi cá nhân cần phải biết phương pháp xử lý vết thương đúng cách để tránh nhiễm trùng, hạn chế để lại sẹo cũng như các di chứng khác.
Sơ cứu vết thương hở đúng cách sẽ hỗ trợ việc cầm máu, tránh mất máu quá nhiều, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng cũng như các hậu quả về sau. Khi có vết thương hở, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Vệ sinh tay sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng là việc quan trọng đầu tiên cần thực hiện trước khi tiến hành sơ cứu vết thương. Thao tác này sẽ loại bỏ vi khuẩn nên tránh được sự xâm nhập của các tác nhân này vào vết thương và gây nhiễm trùng. Nếu có sẵn găng tay y tế, bạn cũng nên sử dụng để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với máu và chất dịch của nạn nhân.
Vệ sinh tay sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng
Nếu vết thương có kích thước lớn, chảy nhiều máu, bạn cần phải có phương pháp sơ cứu cầm máu thích hợp. Thực hiện các kỹ thuật cầm máu như băng ép, gấp chi tối đa hay ấn động mạch… một cách cẩn thận để tránh nhiễm trùng vết thương.
Dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn, mạch vụn lẫn trong vết thương sau đó dùng khăn sạch lau lại nhẹ nhàng. Nếu có dị vật đâm sâu vào da hay xương thì bạn không được rút ra hay tác động đến chúng mà hãy đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ chuyên môn tiến hành xử lý.
Sau khi đã xử lý sơ bộ vết thương, bạn có thể thoa thuốc mỡ hoặc kem kháng sinh lên vị trí da bị tổn thương nếu chỉ là trầy xước nhẹ, miệng vết thương nhỏ. Để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, bạn có thể sử dụng kem Hyalo4 Plus để thoa lên vết thương. Đây là chế phẩm bôi ngoài da với thành phần chính là muối natri của axit hyaluronic, cung cấp môi trường vết thương ấm không vi khuẩn, đem lại hiệu quả chữa lành vết thương, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Kem Hyalo4 Plus thích hợp để điều trị các tổn thương da, đặc biệt là ở những vùng có nguy cơ nhiễm trùng cao.
Sử dụng kem Hyalo4 Plus để thoa lên vết thương
Băng bó sau khi đã cầm máu vết thương sẽ giữ cho vết thương sạch sẽ hơn, hạn chế nguy cơ xâm nhập của các tác nhân bên ngoài và gây nhiễm khuẩn. Bạn chỉ cần băng vừa phải, không nên băng bó quá chặt vì có thể sẽ cản trở sự lưu thông máu, tạo cảm giác khó chịu cho người bệnh. Đồng thời, băng vết thương cũng cần được thay mỗi ngày hoặc khi bị bám bẩn, ẩm ướt. Với thời gian đầu, bạn nên thoa thuốc đã được bác sĩ kê đơn mỗi khi thay băng để tăng tốc độ lành vết thương.
Băng bó sau khi đã cầm máu vết thương sẽ giữ cho vết thương sạch sẽ hơn
Sau khi sơ cứu, bôi thuốc, băng bó vết thương xong, bạn vẫn cần theo dõi, quan sát tình trạng vết thương để kịp thời phát hiện các hiện tượng bất thường của vết thương như lâu lành, sưng đỏ có mủ… nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
Vết thương khi bị bị nhiễm trùng có các triệu chứng như sưng, ửng đỏ, có mủ và gây đau. Vùng da bị đỏ có thể lan rộng khoảng 3mm xung quanh miệng vết thương hoặc rộng hơn. Hiện tượng sưng đau thường diễn ra đến ngày thứ hai sau khi bị thương sau đó giảm dần. Nếu tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng, lan rộng ra khỏi vết thương, vi khuẩn có thể di chuyển theo mạch bạch huyết và tạo nên những vệt đỏ trên da. Khi vi khuẩn xâm nhập vào máu, gây hiện tượng nhiễm trùng máu thì người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu của việc bị sốt.
Vết thương chỉ bị nhiễm trùng nhẹ thì bạn chỉ cần dùng nước muối loãng để rửa sạch sau đó lau khô vết thương, thực hiện mỗi lần 15 phút, 3 lần mỗi ngày (cách làm này không áp dụng với vết thương đã khâu vì ngâm nước sẽ làm tăng khả năng bị nhiễm trùng của vết thương).
Nếu vết thương gây đau nhiều, bệnh nhân sốt cao không rõ nguyên nhân, có các vệt đỏ bất thường trên da, vết thương có mủ, vết khâu xuất hiện nốt mụn, bệnh nhân yếu ớt, có hiện tượng nhiễm trùng trên bề mặt vết thương… thì bạn cần phải đến ngay bệnh viện để các bác sĩ có chuyên môn xử lý.
Hướng dẫn xử lý vết thương bị nhiễm trùng
Trên đây là cách chăm sóc vết thương hở đúng để hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng. Mọi người cần nắm các bước sơ cứu cũng như các dấu hiệu nhiễm trùng cơ bản để kịp thời đối phó khi vết thương bị nhiễm trùng, tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.