Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hướng dẫn các bước sơ cứu cầm máu cho từng loại vết thương

Ngày 30/04/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cầm máu vết thương là một việc làm quan trọng, nếu cầm máu không đúng cách, vết thương sẽ bị nhiễm trùng, hoại tử và gây hậu quả nghiêm trọng về sau. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua các biện pháp sơ cứu cầm máu vết thương để thực hiện sơ cứu nhanh chóng và đúng cách

Mục đích chính của việc sơ cứu cầm máu vết thương đó là cầm máu hoặc khống chế sự chảy máu, đề phòng hoặc điều trị sốc, duy trì các chức năng sinh tồn và tránh các biến chứng, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

Các loại vết thương thường gặp

Các bước sơ cứu cầm máu ban đầu thể giúp vết thương lành nhanh hơn và ngăn ngừa vết thương bị nhiễm trùng hiệu quả. Có 2 loại vết thương chính đó là: vết thương kín và vết thương hở.

Vết thương kín

Vết thương kín là những vết thương thường là do chấn thương trực tiếp như ngã hoặc bị va quẹt, tấn công bởi một vật gì đó. Trên vết thương kín, da sẽ không bị xước nhưng các mô bên dưới hoặc huyết quản có dấu hiệu bị tổn thương, gây xuất huyết dưới da, sưng viêm.

Vết thương hở

Vết thương hở xảy ra khi da bị rách do bị va đập hoặc một số vật sắc nhọn gây ra. Vết thương hở rất dễ nhận biết và có nhiều loại vết thương hở như sau:

  • Vết trầy xước: Thường được nhìn thấy khi ở lớp trên cùng của da do bị cọ xát với bề mặt khác như mặt đất hoặc đường. Vết xước dẫn tới chảy máu nhỏ và sẽ hình thành vảy trong vòng 24h nếu không bị nhiễm trùng.
  • Vết cắt: Đây là vết thương sạch, mịn, do vật sắc nhọn gây ra. Vết cắt sâu có thể gây chảy máu nghiêm trọng.
  • Vết rách: Đây là vết thương thường do vật tù gây ra, thường lởm chởm, không đồng đều.
  • Vết đâm: Đây là dạng vết thương nghiêm trọng, vết đâm sâu và sâu hơn chiều rộng của nó.
  • Vết đạn bắn: Vết đạn bắn hình thành do đạn bắn xuyên vào cơ thể. Vết thương đầu vào có thể nhỏ và tròn.
Hướng dẫn các bước sơ cứu cầm máu cho từng loại vết thương 1 Vết thương hở là vết thương có thể nhìn thấy trực tiếp từ bên ngoài

Các bước sơ cứu vết thương

Các bước sơ cấp cứu cầm máu như sau:

Nhận định

Đánh giá hiện trường để chắc chắn an toàn để thực hiện cầm máu.

Đánh giá tình trạng vết thương người bệnh, kỹ năng sơ cứu cầm máu.

Nhận định loại và mức độ nghiêm trọng của vết thương.

Lên kế hoạch

Vết thương nghiêm trọng: Ngay lập tức gọi sự giúp đỡ mọi người xung quanh và vận chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.

Vết thương nhỏ như vết trầy xước, vết cắt nhỏ: Có thể tự sơ cứu khi cầm máu tại chỗ như hướng dẫn sơ cứu cầm máu. Tuy nhiên, vẫn nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị chuyên nghiệp.

Thực hiện cách sơ cứu cầm máu

Sơ cứu làm sạch vết thương nhỏ, vết trầy xước

Vết thương gây trầy da rất dễ bị nhiễm bẩn bởi bụi, đất cát, vì vậy điều đầu tiên cần làm là làm sạch vùng này. Trước khi tiến hành sơ cứu, cần rửa sạch tay bằng xà phòng để tránh lây nhiễm vi khuẩn thêm cho vết thương.

  • Nhẹ nhàng rửa vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối. Có thể gắp các mảnh bẩn ra bằng dụng cụ y tế hoặc nhíp sạch. 
  • Dùng gạc hay bông, vải sạch làm khô vết thương.
  • Sát trùng vết thương và xung quanh vết thương bằng một số dung dịch i-ốt hữu cơ, cồn và nước sát trùng có bán ở nhà thuốc để loại bỏ vi khuẩn.
  • Dùng băng y tế băng bó vết thương để cầm máu và tránh nhiễm thêm vi khuẩn mới.
  • Thay băng và lau rửa vết thương bằng dung dịch i-ốt hữu cơ mỗi ngày một lần. Làm liên tục cho đến khi vết thương liền sẹo.
Hướng dẫn các bước sơ cứu cầm máu cho từng loại vết thương 2 Bước đầu tiên là cần sát khuẩn cho các vết thương do trầy xước

Sơ cứu vết thương kín

Chườm lạnh lên vùng da bên ngoài vết thương 15 - 20 phút/lần, khoảng cách 2 giờ/1 lần.

Sơ cứu vết cắt

Cầm máu bằng cách dùng ngón tay trái ép trực tiếp lên miệng vết thương 3 - 5 phút.

Làm theo các bước làm sạch vết thương như ở trên.

Sơ cứu vết cắt cụt (tứ chi bị rời hoàn toàn)

  • Bước 1: Ép vết thương bằng vải sạch hoặc garo.
  • Bước 2: Băng kín bằng băng chun.
  • Bước 3: Băng quấn kín cổ tay theo chiều số 8.
  • Bước 4: Cố định băng.
  • Bước 5: Đặt bộ phận bị cắt cụt vào túi bóng và mang đến cơ sở y tế.

Lưu ý khi bảo quản và chăm sóc chi thể đứt lìa:

  • Làm sạch, loại bỏ các vết bẩn, dị vật có thể làm nhiễm khuẩn vết thương như đất, sỏi đá.
  • Gói phần chi thể bị cắt đứt vào một chiếc khăn ướt sạch, đặt vào trong túi ni lông hoặc túi nhựa, cột kín lại. Nên chừa một ít không khí bên trong túi để làm lớp đệm bảo vệ bộ phận đứt lìa.
  • Đặt túi ni lông vào hộp hoặc xô nước lạnh có kèm ít đá lạnh. Chú ý không đặt trực tiếp phần chi thể vào trong nước đá, đá lạnh, đá khô mà không sử dụng túi nhựa bọc bên ngoài vì như vậy sẽ gây tê cóng và tổn thương các mô của chi thể.
  • Nếu không có sẵn nước lạnh, hãy để phần chi thể đứt rời tránh xa các nguồn nhiệt. Nếu bảo quản và làm mát đúng cách, chi thể có thể được sử dụng cho phẫu thuật trong vòng 18 giờ, trường hợp không được bảo quản thì chỉ dùng được trong vòng 4 – 6 giờ.
  • Giao phần đứt rời cho nhân viên y tế.

Sơ cứu vết rách

Sơ cứu vết rách cũng tương tự như sơ cứu vết thương hở. Theo đó, với các vết rách nhỏ thực hiện như sau:

  • Làm sạch vết thương dưới vòi nước chảy.
  • Loại bỏ chất bẩn và mảnh vụn bên trong vết thương.
  • Nếu vẫn còn chảy máu, làm theo các bước sơ cứu cầm máu bên trên (ép trực tiếp lên vết thương 3 đến 5 phút để cầm máu)
  • Bôi thuốc mỡ kháng sinh để tránh nhiễm trùng.

Với vết rách lớn cần cầm máu, phải làm sạch vết thương trước rồi băng bó lại bằng băng y tế và chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất.

Hướng dẫn các bước sơ cứu cầm máu cho từng loại vết thương 3 Bôi một vài loại thuốc kháng sinh có thể giúp vết thương được kháng viêm hiệu quả

Sơ cứu vết thương bị đâm xuyên

Những vết thương bị đâm xuyên rất dễ bị cắt vào động mạch chủ nên cần thực hiện cầm máu ngay lập tức.

  • Nếu các vết thương chảy máu có dị vật đâm xuyên như mảnh gỗ, kim loại, dao kéo hoặc bất kỳ vật gì đâm vào mà vẫn cắm ở vết thương thì tuyệt đối không được rút dị vật ra.
  • Bịt kín vết thương bằng cách ép mép sát miệng vết thương với dị vật.
  • Dùng miếng vải vuông hoặc hình tam giác quấn lại thành vòng đệm xung quanh dị vật, sau đó dùng băng ép lại như khi sơ cứu vết thương không có dị vật, chú ý không được gây thêm áp lực trực tiếp lên dị vật.

Trên đây là các bước sơ cứu cầm máu với từng loại vết thương riêng biệt. Hi vọng qua bài viết trên, quý đọc giả có thể trang bị cho mình những kiến thức hữu ích để ứng biến với bất kì tình huống xấu nào có thể xảy ra.

Như Nguyễn

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm