Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chẩn đoán và điều trị hội chứng Tourette như thế nào?

Ngày 18/09/2022
Kích thước chữ

Hội chứng Tourette là một rối loạn thần kinh nghiêm trọng thường gặp ở trẻ từ 2 tới 14 tuổi. Đây là căn bệnh còn khá xa lại và rất ít người biết tới. Chẩn đoán sớm và phương pháp điều trị hội chứng tourette đúng phương pháp chính là yếu tố quyết định đến hiệu quả kiểm soát căn bệnh này.

Tourette (hay còn gọi là Gilles de la Tourette) là một trong những hội chứng từng được coi là khá hiếm và kỳ lạ. Nhưng ngày nay, Tourette không còn coi là bệnh hiếm mà trở nên phổ biến hơn nhưng thường bị bỏ sót do không có nhiều người hiểu rõ về căn bệnh này. Một số triệu chứng của Tourette thể nhẹ rất dễ nhầm với các thói quen thường gặp.

Để chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị hội chứng Tourette, trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này trong nội dung dưới đây.

Định nghĩa và đặc điểm của hội chứng Tourette 

Hội chứng Tourette là một bệnh lý hệ thần kinh, đặc trưng bởi tập hợp các chuyển động hoặc âm thanh giọng nói đột ngột, lặp đi lặp lại, nhanh chóng và không mong muốn được gọi là tics. Cử động tics có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, trong đó giai đoạn từ 6 - 18 tuổi là thường gặp nhất.

Chẩn đoán và điều trị hội chứng tourette như thế nào? Trẻ mắc hội chứng Tourette thường hay la hét, cáu gắt bất thường

Theo nghiên cứu, có khoảng 0,4% đến 3,8% trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên có nguy cơ mắc hội chứng Tourette. Theo thời gian, các triệu chứng sẽ xuất hiện nhiều hơn ở độ tuổi tiểu học nếu không điều trị hội chứng Tourette kịp thời. Mặc dù Tourette không ảnh hưởng xấu đến trí thông minh và tuổi thọ trung bình nhưng có thể tác động đến cảm xúc, hành vi và học tập của trẻ.

Cho đến nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh nhưng yếu tố di truyền và vấn đề ở hệ thần kinh có thể là yếu tố nguy cơ:

  • Di truyền: Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Tourette có thể là một rối loạn di truyền. Tuy nhiên, các gen đặc hiệu liên quan đến hội chứng Tourette hiện vẫn chưa được xác định, nhưng đã nhận diện được một đột biến gen là nguyên nhân hiếm gặp của hội chứng. 
  • Bất thường ở não: Một số hóa chất trong não như dopamine và serotonin đóng vai trò là chất dẫn truyền xung thần kinh có thể đóng vai trò trong việc gây ra hội chứng Tourette.

Chẩn đoán trẻ bị hội chứng Tourette bằng cách nào?

Hội chứng Tourette được chẩn đoán khi người ta có cả tics vận động và âm thanh kéo dài > 1 năm. Các triệu chứng thường nhẹ và rất khó nhận biết nên việc can thiệp điều trị hội chứng Tourette thường bị muộn. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo hội chứng Tourette cha mẹ cần lưu ý: 

  • Thường lặp lại các cử động cơ không kiểm soát như giật môi, máy môi, chớp mắt, nhún vai…
  • Khó khăn khi thực hiện những động tác cần cử động toàn thân như đi bộ chạy, ngồi thẳng.
  • Thường nói lặp lại liên tục những từ ngữ vô nghĩa, những lời lẽ gây khó chịu ở nơi công cộng, và không thể ngừng lại ngay cả khi được yêu cầu. 
  • La hét, quấy khóc, ném đồ vật, tự gây hại cho bản thân.
  • Tức giận bộc phát khó kiểm soát ngay cả với người chăm sóc.
  • Thường xuyên thay đổi tâm trạng đột ngột, từ buồn chán sang vui vẻ mà không có lý do.
  • Luôn trong trạng thái lo lắng không giải thích được.
  • Có thể xuất hiện các triệu chứng tăng động giảm chú ý hoặc rối loạn ám ảnh.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể cho trẻ đi khám chuyên khoa để bác sĩ chẩn đoán dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng. Trẻ có thể được yêu cầu ngồi yên tại vị trí xem có xuất hiện co giật không, hoặc chụp điện não đồ (EEG), đo sóng não, chụp cộng hưởng từ (MRI). Đồng thời, trẻ cần đi khám bác sĩ tâm thần hoặc bác sĩ tâm lý bởi Tourette thường có liên quan đến các hành vi như rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Chẩn đoán và điều trị hội chứng tourette như thế nào? 2 Chụp MRI giúp chẩn đoán chính xác hội chứng Tourette

Vì vậy, khi trẻ có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ mắc hội chứng này, cha mẹ nên liên hệ ngay với bác sĩ có chuyên môn để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị hội chứng Tourette càng sớm sẽ càng giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.

Các phương pháp điều trị hội chứng Tourette

Hiện tại vẫn chưa có thuốc hay phương pháp chữa trị đặc hiệu cho hội chứng Tourette. Mà việc điều trị chủ yếu nhằm mục đích kiểm soát cơn đau hoặc giảm các triệu chứng cho người bệnh. 

Việc áp dụng phương pháp điều trị chứng Tourette nào cũng phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của từng bệnh nhân. Nếu ở mức độ nhẹ có thể biến mất trong vài giây, thường không cần điều trị. Lúc này, nên can thiệp giáo dục và hỗ trợ để những cơn chấn động nhẹ không ảnh hưởng đến cá nhân về mặt xã hội.

Chẩn đoán và điều trị hội chứng tourette như thế nào? 1 Điều trị hội chứng Tourette có thể cần áp dụng song song 2 phương pháp

Với những người ở mức độ nhẹ đến trung bình và hoặc nặng thì mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, tần suất bị Tourette và các vấn đề trong môi trường xã hội sẽ được tính đến. Trong trường hợp này có thể áp dụng 2 cách điều trị hội chứng Tourette gồm sử dụng thuốc và tập luyện. Trong đó, sử dụng thuốc an thần để kiểm soát các cơn co giật ở người có triệu chứng nặng, thuốc chống trầm cảm cho bệnh nhân có triệu chứng ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày. Người bệnh thường được yêu cầu dùng một lượng thuốc nhỏ lúc bắt đầu rồi sau đó tăng dần để đánh giá tác dụng phụ có thể gặp như mất ngủ, tăng cân, bồn chồn, thay đổi hành vi,... Ngoài ra, một số loại thuốc có thể được chỉ định dùng độc lập hoặc dùng kết hợp để giảm tác dụng phụ.

Bên cạnh việc dùng thuốc thì tập luyện kiểm soát triệu chứng và trị liệu tâm lý cũng là biện pháp hỗ trợ điều trị hội chứng Tourette hiệu quả.

Trên đây là những thông tin chi tiết về cách chẩn đoán và điều trị hội chứng Tourette ở trẻ, hy vọng bạn đọc sẽ có thêm kiến thức về căn bệnh này. Tourette không thực sự nguy hiểm nhưng cũng không thể coi thường vì nó có thể ảnh hưởng lâu dài tới tương lai của trẻ.

An An

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin